Khái quát về dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp

14/03/2023
Nguyễn Kim Chi
Nguyễn Kim Chi
Trong nền kinh tế thị trường và thời kỳ hội nhập, hoạt động dịch vụ pháp lý ngày càng thể hiện rō nét tính thương mại bēn cạnh bản chất và mục tiêu hoạt động nghề nghiệp. Do tính chất thương mại của loại hình dịch vụ này, cùng với nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng phổ biến của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp. Do đó, các tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý (văn phòng luật sư, công ty luật) ngày càng phát triển mạnh.

1- Khái niệm về dịch vụ pháp lý

Hiện nay, chưa có sự thống nhất từ phía các nhà nghiên cứu lập pháp ở nhiều nước trên thế giới về khái niệm 'dịch vụ pháp lý'. Tuy nhiên, có thể hiểu 'dịch vụ pháp lý' là hoạt động cung cấp những dịch vụ pháp luật nhằm cung cấp các giải pháp để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan và nảy sinh từ các hoạt động thực tiễn của mỗi cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp...  

Có nhiều quan niệm khác nhau về dịch vụ pháp lý, nhưng theo một kết quả nghiên cứu, có hai xu huớng định nghĩa về dịch vụ pháp lý: (i) Theo nhà cung cấp dịch vụ (ví dụ như Đức, Ôxtrâylia,Trung Quốc...) coi luật sư là nhà cung cấp dịch vụ pháp lý độc quyền; (ii) Theo sự liệt kê các loại hình của dịch vụ pháp lý.

Cũng như khi đưa ra khái niệm về dịch vụ, các tổ chức quốc tế cũng sử dụng phương pháp liệt kê theo xu hướng liệt kê các loại hình của dịch vụ pháp lý để nhận biết dịch vụ pháp lý theo các loại hình của ngành dịch vụ này.

Theo WTO, dịch vụ pháp lý đuợc coi là một trong những lǐnh vực mà các quốc gia phải mở cửa thị trường cho nhà đầu tư của các quốc gia thành viên WTO khi gia nhập tổ chúc này. Theo đó, dịch vụ pháp lý bao gồm dịch vụ tư vấn, dịch vụ tranh tụng cũng như toàn bộ các hoạt động liên quan đến quản lý tư pháp (như hoạt động của thẩm phán, thư ký tòa án, công tố viên, luật sư công, v.v.). Tuy nhiên, loại hoạt động liên quan dến quản lý tư pháp bị gạt ra ngoài phạm vi của Hiệp định chung về thuơng mại dịch vụ, bởi vì ở hầu hết các nước, các hoạt động này đuợc coi là “loại dịch vụ được cung cấp trong khi thực hiện quyền lực nhà nước” theo Điểu I Hiệp định chung về thuơng mại dịch vụ.

Cụ thể, theo “Bảng phân loại các ngành dịch vụ” của WTO thì “ (a) dịch vụ pháp lý” được liệt kê với tư cách là tiểu ngành dịch vụ của “(A) dịch vụ chuyên môn” nằm trong ngành dịch vụ thứ nhất: “1. Dịch vụ kinh doanh”, tương ứng với mã số CPC 861 của Liên hợp quốc, “ dịch vụ pháp lý” được chia thành nhiều loại:

861 Dịch vụ pháp lý;
8611 Dịch vụ đại diện và tư vấn pháp lý trong các lĩnh vực luật pháp khác nhau;
86111 Dịch vụ đại diện và tư vấn pháp lý đối với luật hình sự;
86119 Dich vụ tư vấn và đại diện trong quá trình xét xử tòa án liên quan tới các lĩnh vực luật pháp khác;
8612 86120 Dịch vụ tư vấn và đại diện trong quá trình tố tụng của các cơ quan, tổ chức mang tính tòa án;
8613 86130 Dịch vụ cung cấp và chứng nhận hồ sơ pháp lý;
8619 86190 Các dịch vụ thông tin và tư vấn pháp lý khác;

Viêc sửa đổi mã CPC được Uỷ ban thống kê của Liên hợp quốc thông qua tháng 02/1997 về cơ bản không thay đổi nhiều về dịch vụ pháp lý. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: tiểu ngành dịch vụ pháp lý được bổ sung “dịch vụ trọng tài và hòa giải" mà trước đây thuộc về dịch vụ tư vấn quản lý.

866 8660 Các dịch vụ liên quan tới tư vấn quản lý;
86602 Dịch vu trọng tài và hòa giải;

Như vậy, Uỷ ban thống kê của Liên hợp quốc phân biệt các dịch vụ pháp lý theo tiêu chí lĩnh vực luật hình sự hay các lĩnh vực pháp luật khác hoặc theo tiêu chí thủ tục tại tòa án hay thủ tục tại các cơ quan tài phán ngoài tòa án. Cần nhận thấy rằng các tiêu chí phân loại này không phản ánh được thực tiễn dịch vụ pháp lý.

2- Mức độ mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý

Trên thực tế, các nước thành viên WTO khi cam kết mở cửa thị trường dịch vụ đã phân biệt các dịch vụ pháp lý dựa trên tiêu chí theo đó dịch vụ pháp lý được cung cấp là pháp luật nào? Pháp luật nước mình (home country law), pháp luật của nước tiếp nhận dịch vụ (host country law) hoặc pháp luật nước thứ ba hay pháp luật quốc tế. Tiêu chí này phản ánh mức độ mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý. Đó là các mức độ sau:

(i) Pháp luật của nuớc tiếp nhận dịch vụ (tứ vấn/tranh tụng);
(ii) Pháp luật nước mình và/hoặc pháp luật nước thứ ba (tư vấn/ tranh tụng);
(iii) Pháp luật quốc tế (tư vấn/tranh tụng);
(iv) Dịch vụ chuẩn bị hồ sơ và chứng nhận pháp luật;
(v) Các dịch vu khác về tư vấn và thông tin pháp luật.

Thành viên WTO có thể cho phép luật sư nước ngoài thực hành pháp luật trong nước, luật quốc tế và luật nước mình hoặc luật nước thứ ba. Trong tất cả các trường hợp nêu trên, thành viên WTO có thể chỉ cam kết mở cửa dịch vụ tư vấn (như trường hợp Việt Nam) hoặc mở rộng cho dịch vụ tranh tụng, theo đó luật sư nước ngoài có thể đại diện cho khách hàng trước tòa án hoặc tổ chức trọng tài ở nước tiếp nhận dịch vụ. Khi các luật sư thực hành luật quốc tế, luật nước mình hay luật nước thứ ba, họ đuợc gọi là nhà tư vấn luật nước ngoài (Foreign Legal Consultants).

Ngành dịch vụ pháp lý với tư cách là ngành thương mại đã thể hiện sự phát triển vững vàng và liên tục trong những thập kỷ qua. Đó chính là kết quả của sự phát triển thương mại quốc tếv à sự xuất hiện các lĩnh vực mới của thực tiễn, nhất là lĩnh vực pháp luật kinh doanh.

Hiện nay, tại Việt Nam, quan niệm về dịch vụ pháp lý cũng chưa có được sự thống nhất từ phía các nhà làm luật và hoạt động thực tiễn. Quan niệm vể dịch vụ pháp lý ở Việt Nam chưa tương thích với khái niệm cùng loại của nhiểu nước phát triển trên thế giới cũng như của WTO.

Theo Từ điển Luật học: “dịch vụ pháp lý là loại hình dịch vụ do những tổ chức, cá nhân có hiểu biết, có kiến thức và chuyên môn pháp luật được Nhà nước tổ chức hoặc cho phép hành nghề thực hiện, nhằm đáp ứng nhu cẩu được biết, được tư vấn hoặc giúp đỡ về mặt pháp lý của các tổ chức, cá nhân trong xã hội”.

Hoặc quan niệm coi “dịch vụ pháp lý là tổng thể các dịch vụtư vấn pháp luật và dịch vụ đại diện pháp lý... những người đủ tiêu chuẩn để cung cấp dịch vụ pháp lý là luật sư hoặc các chủt hể khác phụ thuộc vào từng nhóm dịch vụ cụ thế”. Theo đó, phạm vi dịch vụ pháp lý được xác định gồm: dịch vụ tư vấn pháp luật; dịch vụ đại diện pháp lý (trong tố tụng tư pháp, trong thủ tục hành chính, tố tụng trọng tài và đại diện theo ủy quyền vê những vấn để liên quan đến pháp luật;các hoạt động dịch vụ pháp lý khác (soạn thào hợp đồng, các giấy tờ pháp lý...)

Có thể nhận thấy ở Việt Nam, dịch vụ pháp lý là một ngành thương mại dịch vụ, theo đó bên cung ứng là những tổ chức hành nghề cung ứng dịch vụ pháp lý hoặc người cung ứng dịch vu pháp lý hành nghề với tư cách cá nhân đuợc thành lập hợp pháp, được cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ pháp lý, thực hiện một hoặc nhiều công việc có liên quan dến pháp luật thuộc līnh vực hành nghề của mình cho bên sủ dụng (gọi chung là khách hàng) để thu phí.

3- Dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp

Dịch vụ pháp lý cho doanh nghiêp là một bộ phận của dịch vụ pháp lý được thực hiện để cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ liên quan tới pháp luật như tư vấn, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng... dịch vụ pháp lý được cung cấp cho doanh nghiệp có thể liên quan tới nhiều lĩnh vực, nhưng trong đó, chủ yếu là kinh doanh thương mại, đầu tư và thực hiện các quy chế hành chính.

Một số điểm đặc trưng của dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp như sau:

Thứ nhất, dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp là một loại dịch vụ thương mại đặc biệt. Tính thương mại đặc biệt của dịch vụ pháp lý thể hiện ở những yếu tố:

- Nội dung của hoạt động dịch vụ pháp lý nói chung, dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp nói riêng là thực hiện một công việc có liên quan đến pháp luật cho khách hàng. Công việc mà bên cung ứng dịch vụ pháp lý thực hiện cho khách hàng để thu thù lao bao giờ cũng liên quan, gắn chặt với pháp luật như: trang bị cho khách hàng doanh nghiệp kiến thức, hiểu biết vể một lĩnh vực pháp luật nhất định (tư vấn pháp luật); bào chữa và bảo vệ quyền và lợi ích cho doanh nghiệp trong và/hoặc ngoài tố tụng, chứng nhận tính hợp pháp của các hợp đồng và giao dịch bằng văn bản, giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, lập vi bằng..;

- Các tổ chức cung ứng dịch vụ pháp lý hành nghể hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp, thực hiện một cách thường xuyên, liên tục nhằm tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho tổ chức hành nghề (văn phòng luật sư, công ty luật). Mọi hoạt động cung ứng dịch vụ pháp lý có thu thù lao và chi phí theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý phải thỏa mãn các điều kiện đặc biệt về chuyên môn.
Căn cứ vào các quy định của pháp luật thì các tổ chức hành nghề cung ứng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam thỏa mãn đẩy đủ các dấu hiệu của thương nhân. Ngoài các đặc điểm của thương nhân cung ứng dịch vụ truyền thống, thương nhân cung ứng dịch vụ pháp lý phải được tổ chức dưới hình thức tổ chức hành nghề cung ứng dịch vụ pháp lý.

Tổ chức hành nghề cung ứng dịch vụ pháp lý tại Việt Nam hiện nay tồn tại dưới hình thức là các văn phòng luật sư (doanh nghiệp tư nhân), Công ty luật trách nhiệm hữu hạn, Công ty luật hợp danh, văn phòng công chứng, văn phòng thừa phát lại... Đây là các thương nhân chủ yếu cung ứng dịch vụ pháp lý trên thị trường. Ngoài ra, nguời trực tiếp thực hiện dịch vụ pháp lý phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng hành nghề luật và phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ hành nghề.

Thứ ba, về nguồn luật điều chỉnh, dịch vụ pháp lý được điểu chỉnh bằng cả hệ thống pháp luật về luật sư, hành nghề luật sư (bộ quy tắc đạo đức nghể nghiệp) và các luật về kinh doanh.

Nếu pháp luật về luật sư được coi là điều kiện vể chủ thể để có thể hoạt động cung ứng dịch vụ pháp lý với các quy định về đào tạo, hành nghề, quyền và nghĩa vụ cụ thể thì quy tắc đạo đức nghề nghiệp chủ yếu nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng, những người tin tưởng vào dịch vụ pháp lý, xử lý mối quan hệ không bình đẳng về kiến thức pháp luật giữa bên cung ứng dich vụ và khách hàng. Trong nhiều trường hợp, các tiêu chuẩn ứng xử thuộc phạm trù đạo đức tác động lớn đến chất lượng dịch vụ pháp lý được cung cấp.

Hơn nữa, quan điểm truyền thống là dịch vụ pháp lý được thực hiện chủ yếu bởi các luật sư như trước đây, các luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, hiện nay họ còn hành nghề trong các công ty luật. Ở Việt Nam, các tổ chức hành nghề luật sư - vǎn phòng luật sư, công ty luật cũng đã được xem là doanh nghiệp tư nhân, công ty luật hợp danh. Luật sư trong những tổ chức này được thừa nhận là người kinh doanh. Nhưng khía cạnh thương mại của dịch vụ pháp lý không phải đã được thừa nhận rộng rãi mặc dù dịch vụ pháp lý là một trong những lĩnh vục đang nằm trên bàn đàm phán về tiến trình tự do hóa thương mại của WTO. Tuy nhiên, dịch vụ pháp lý mang tính chất đặc biệt khác với các ngành dịch vụ thông thường, ngoài việc cung ứng dịch vụ để hưởng thù lao, các luật sư còn phải tuân thủ chặt chẽ những quy tắc đạo đức trong hành nghề, mà những quy tắc này chi phối việc tiếp nhận và từ chối vụ việc, việc thỏa thuận thù lao và trách nhiệm của luật sư đối với khách hàng liên quan đến vấn để thù lao. Do đó, để có thể hoạt động tốt trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý, các chủ thể đổng thời vừa phải bảo đảm mục tiêu kinh doanh, lợi nhuận, vừa phải tuân thủ các quy định về đạo đức hành nghề.


Chuyên viên pháp lý Trần Thu Thủy - Phòng Tranh tụng Công ty Luật TNHH Everest (tổng hợp: TS. Nguyễn Thị Dung (Chủ biên), Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư - Những vấn đề pháp lý cơ bản (Sách chuyên khảo), NXB.Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2020)

0 bình luận, đánh giá về Khái quát về dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.93340 sec| 981.906 kb