Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Duy chỉ có phục tùng pháp luật mà mọi người đã đặt ra vì mình mới là tự do"
- Rousseau
Khám nghiệm hiện trường là biện pháp điều tra được tiến hành tại nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm để phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, nghiên cứu, đánh giá dấu vết, vật chứng, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử khác liên quan của các vụ phạm tội hoặc vụ việc cho tính hình sự đã xảy ra nhằm làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.
Phân tích một cách đầy đủ và toàn diện các tài liệu khám nghiệm hiện trường trong hồ sơ vụ án, từ đó mới có thể đánh giá được tính hợp pháp, tính liên quan và tính xác thực của những tài liệu này đối với các tình tiết của vụ án.
Biên bản khám nghiệm hiện trường là một tài liệu pháp lý ghi nhận tình hình thực tế khách quan ở hiện trường và kết quả của công tác khám nghiệm hiện trường. Khi nghiên cứu Biên bản khám nghiệm hiện trường, Luật sư phải phân tích, làm rõ những khía cạnh sau:
Việc khám nghiệm hiện trường phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định, trước khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát khám nghiệm hiện trường. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường. Khi khám nghiệm hiện trường phải có người chứng kiến; có thể cho bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia và mời người có chuyên môn tham dự việc khám nghiệm. Theo đó, khi nghiên cứu về trình tự, thủ tục này mà Luật sư phát hiện có nhiều sai sót trong hoạt động, tùy thuộc kết quả phân tích tài liệu này với các tài liệu, chứng cứ khác trong hồ sơ vụ án, Luật sư sẽ cân nhắc và quyết định việc kiến nghị và đề xuất xử lý với trường hợp vi phạm này của cơ quan tiến hành tố tụng.
Sau khi khám nghiệm hiện trường xong, Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập Biên bản khám nghiệm hiện trường và phải đọc biên bản cho người tham gia khám nghiệm hiện trường nghe, giải thích cho họ quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Ý kiến bổ sung, nhận xét được ghi vào biên bản; Trường hợp không chấp nhận bổ sung thì ghi rõ lý do vào biên bản. Người tham gia khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cùng ký tên vào biên bản. Luật sư cần chú ý nhiều đến những chi tiết trong biên bản khám nghiệm hiện trường, như: có dấu hiệu tẩy xóa hoặc viết thêm vào biên bản không (Luật sư nhận biết qua màu chữ không đều và không cùng màu mực); Có trường hợp nào thành phần khám nghiệm không đầy đủ nhưng được hợp thức hóa cho đúng thủ tục không (việc nhận biết này, đòi hỏi Luật sư cần đọc kỹ nội dung biên bản khám nghiêm hiện trường, bởi lẽ thông thường Kiểm sát viên có mặt phải có nội dung thể hiện yêu cầu điều tra tại hiện trường củng như ý kiến của Kiểm sát viên trong quá trình khám nghiệm).
Để đánh giá chính xác về trình tự, thủ tục tiến hành khám nghiệm hiện trường, đòi hỏi Luật sư khi xem xét Biên bản khám nghiệm hiện trường cần phải xem xét các yếu tố thuộc về hình thức của Biên bản khám nghiệm hiện trường, như:
Một là, hình thức của Biên bản khám nghiệm hiện trường phải theo mẫu thống nhất do Bộ Công an ban hành.
Hai là, biên bản phải ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động khám nghiệm hiện trường, người có thẩm quyền tiến hành khám nghiệm hiện trường, người tham gia hoặc người liên quan đến hoạt động khám nghiệm hiện trường, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.
Ba là, biên bản phải có chữ ký của những người tham gia khám nghiệm hiện trường mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Nhưng điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.
Trường hợp người tham gia khám nghiệm hiện trường không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.
Trường hợp người tham gia khám nghiệm hiện trường không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia khám nghiệm hiện trường và chữ ký của người chứng kiến.
Luật sư tuyệt đối phải nắm vững chắc các yêu cầu luật định nói trên về hình thức, trình tự, thủ tục của Biên bản khám nghiệm hiện trường thì mới có thể phân tích, đánh giá được tính pháp lý của loại tài liệu tố tụng này.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
Một là, Luật sư cần xác định điều quan trọng nhất của một biên bản khám nghiệm hiện trường là phải ghi nhận được vị trí, trạng thái, quang cảnh chung của hiện trường. Theo đó, Luật sư phải đọc kỹ từng nội dung trong biên bản khám nghiệm hiện trường, cùng như những tài liệu liên quan đến công tác khám nghiệm hiện trường, như: có thể hiện rõ mốc định vị hiện trường không. Nếu không có chi tiết này, Luật sư khẳng định hiện trường khám nghiệm không đủ căn cứ xác định là hiện trường liên quan đến vụ án hình sự, theo đó nhưng tài liệu về khám nghiệm hiện trường không có giá trị chứng minh đổi với vụ án hình sự đang giải quyết.
Hai là, trong biên bản khám nghiệm hiện trường phải mô tả khái quát toàn cảnh hiện trường; Mô tả tỉ mỉ, chính xác đồ vật, dấu vết trong mối quan hệ giữa chúng ở hiện trường; Tóm tắt quá trình khám nghiệm, phát hiện và thu lượm dấu vết, phải ghi rõ tên, đặc điểm, vị trí và phương pháp thu lượm các loại dấu vết, vật chứng, tài liệu, đồ vật, mẫu vật thu được tại hiện trường; Trong quá trình khám nghiệm hiện trường đã thực hiện việc chụp ảnh, về sơ đồ, đo đạc, dựng mô hình hoặc ghi hình hiện trường như thế nào. Những nội dung nêu trên vô cùng quan trọng, đòi hỏi Luật sư nếu được mời tham dự khám nghiệm hiện trường cần đề nghị Cơ quan điều tra ghi chi tiết những nội dung trên, nếu không được tham dự, khi nghiên cửu tài liệu này, Luật sư cần đọc và nghiên cứu hết sức cẩn thận, có sự phân tích kỹ tất cả tài liệu đó về cả hình thức lẫn nội dung trong từng tài liệu.
Đây là một nội dung rất đặc biệt, thuộc chuyên môn của Điều tra viên và những người có thẩm quyền tổ chức tiến hành khám nghiệm hiện trường. Do đó, để có thể phân tích, đánh giá được tính chuẩn xác, tính khách quan, đúng đắn của phương pháp khám nghiệm hiện trường đã được áp dụng, đòi hỏi Luật sư cần bổ trợ cho mình kiến thức về lình vực này. Nếu Luật sư được mời tham dự buổi khám nghiệm, Luật sư cần quan sát, ghi chép tỉ mỉ để nhận định Điều tra viên đã chủ trì tiến hành khám nghiệm bằng phương pháp gì, phương pháp đó có bảo đảm tính khách quan, toàn diện và đầy đủ không. Có nhiều phương pháp khám nghiệm khác nhau, như: Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo khu vực (phương pháp chia ô); Phương pháp khám nghiệm hiện trường dựa vào phương thức gây án đã được nhận định; Phương pháp khám nghiệm cuốn chiếu, được áp dụng đề khám nghiệm những hiện trường tương đối bằng phẳng, có chiều ngang nhỏ; Phương pháp khám nghiệm theo đường thăng song song thường được áp dụng khi khám nghiệm những hiện trường có địa hình rộng, tương đối bằng phẳng (hiện trường các vụ tai nạn giao thông, cháy, nổ...). Mỗi hiện trường khác nhau sẽ tổ chức khám nghiệm theo những phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, có hiện trường phức tạp, rộng và hiểm trở thì phải chia khu vực và mỗi khu vực tổ chức khám nghiệm bằng phương pháp khác nhau. Mục tiêu là phải toàn diện và đầy đủ, không bỏ qua bất kỳ chi tiết nào. Theo đó, Luật sư cần lưu ý để đánh giá xem các phương pháp khám nghiệm hiện trường có được Cơ quan điều tra áp dụng phù hợp với từng loại hiện trường hay không? Đồng thời cũng cần lưu ý: Các phương pháp khám nghiệm hiện trường phải có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho nhau, không loại trừ nhau. Vì vậy trong nhiều trường hợp, khi khám nghiệm hiện trường, Cơ quan điều tra có thể sứ dụng kết hợp các phương pháp khám nghiệm hiện trường khác nhau phù hợp với tính chất của sự việc xảy ra, đặc điểm của sự xuất hiện dấu vết, vật chứng trên hiện trường và đặc điểm cấu trúc của hiện trường đó...
Biên bản khám nghiệm hiện trường phải có phần ý kiến của người tham gia khám nghiệm hiện trường, đồng ý hay không đồng ý với các nội dung được thể hiện trong Biên bản khám nghiệm hiện trường. Nêu không đồng ý thì phải nêu rõ lý do. Luật sư cần đọc kỹ nội dung này, lý giải vì sao một trong những người được tham gia khám nghiệm lại không đồng ý với nội dung được đề cập trong biên bản khám nghiệm, qua đó Luật sư có nhận định và định hướng tiếp tục đi tìm chứng cứ chứng minh về sự thật của vụ án.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất (luật sư đất đai) của Công ty Luật TNHH Everest
Sơ đồ hiện trường là bản vẽ mô tả hiện trường, dấu vết, vật chứng có ờ hiện trường nhằm minh họa và bổ sung cho Biên bản khám nghiệm hiện trường.
Sơ đồ hiện trường bao gồm các loại sau: Sơ đồ hiện trường chung; Sơ đồ trung tâm hiện trường; Sơ đồ từng phần hiện trường; Sơ đồ chi tiết về hiện trường.
Phương pháp về sơ đồ bao gồm: về mặt bằng, vẽ mở, vẽ mặt cắt, vẽ phối cảnh. Mỗi phương pháp về được áp dụng căn cứ vào đặc điểm cùa từng loại hiện trường, loại sơ đồ và đặc điểm của đối tượng mô tả. Điều này đòi hỏi Luật sư khi phân tích sơ đồ hiện trường phải nắm được, hiểu rõ được các chi tiết mà Điều tra viên, cán bộ điều tra thưc hiện việc vẽ và mô phỏng trên sơ đồ; phải nắm được đặc điểm cấu trúc của hiện trường, từ đó hình dung được hiện trường trên thực tế. Nhìn vào sơ đồ hiện trường, phân tích những điểm ghi chú trên sơ đồ, Luât sư sẽ phát hiện ra những điểm hợp lý, bất hợp lý trong mối liên hệ với các chứng cứ, tài liệu khác. Đôi khi sự phát hiện ra nhưng chi tiết tưởng chừng hết sức nhỏ trên sơ đồ hiện trường, nhưng chi tiết đó lại giúp Luật sư bào chữa/bảo vệ thành công cho khách hàng của mình.
Luật sư phải nghiên cứu xem việc về sơ đồ hiện trường có thực hiện theo đúng mẫu tại Thông tư số 61/2017/TT-BCA ngày 14/12/2017 của Bộ Công an không và việc về sơ đồ hiện trường có thực hiện ngay tại hiện trường như quy định không, thành phần tham dự ký vào biên bản tại hiện trường thế nào? Qua đó, nếu phát hiện ra sai phạm Luật sư sẽ có kiến nghị hợp lý gửi đến các cơ quan tiến hành tố tụng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho khách hàng của mình.
Xem thêm: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Bản ảnh hiện trường là tài liệu bổ sung cho Biên bản khám nghiệm hiện trường, ghi nhận bằng hình ảnh toàn bộ quang cảnh hiện trường cũng như vị trí, trạng thái của đồ vật, dấu vết, vật chứng... có ở hiện trường. Có các loại ảnh chụp tại hiện trường như: Ảnh định hướng hiện trường; Ảnh trung tâm hiện trường; Ảnh từng phân hiện trường; Ảnh chi tiết hiện trường. Đòi hỏi Luật sư khi nghiên cứu tài liệu về ảnh hiện trường phải xác định trong hồ sơ đã có đầy đủ 04 loại ảnh hiện trường theo quy định hay chưa, nếu thiếu Luật sư để nghị Cơ quan điều tra phải bổ sung ngay, nhiều trường hợp thông qua nghiên cứu bộ ảnh hiện trường, Luật sư đã phát hiện ra những chứng cử, dấu vết quan trọng quyết định việc định hướng bào chữa/bảo vệ cho khách hàng thành công.
Mặt khác, Luật sư cũng cần phải nắm được quy định về mặt kỹ thuật khi chụp ảnh hiện trường phải đúng quy chuẩn về nghiệp vụ, theo đó: Kích cỡ ảnh phải đủng tỷ lệ: 9 x 12cm, có ghi số và dưới ành phải có ghi chú. Khi chụp ảnh dấu vết, theo quy định phải đặt thước tỷ lệ, Luật sư cần xem bộ ảnh đó được thực hiện đúng hay không. Khi nghiên cứu bộ ảnh hiện trường mà Luật sư phát hiện thấy một trong các chi tiết cần có khi chụp ảnh không đầy đủ, thì bộ ảnh đó không có giá trị chứng minh vì mất đi tính hợp pháp, do đó không xác định được tính liên quan đến vụ việc tiến hành khám nghiệm. Luật sư cần kiến nghị đến các cơ quan tiến hành tố tụng không chấp nhận chứng cứ này, tùy thuộc việc bào chữa, hay bảo vệ mà Luật sư sè đưa ra quyết định cho phù hợp với công việc của mình trên thực tiễn.
Khi phân tích Bản ảnh hiện trường, Luật sư cần gắn chặt với các nội dung được ghi nhận trong Biên bản khám nghiệm hiện trường.
Đồng thời, để việc phân tích, đánh giá được thuận tiện, khoa học, Luật sư cần phân loại được Bản ảnh hiện trường theo nhóm: ảnh định hướng, ảnh toàn cảnh, ảnh từng phần, ảnh chi tiết. Luật sư không được coi nhẹ các bản ảnh hiện trường, đặc biệt là ảnh chi tiết, bởi đôi khi chính những chi tiết nhỏ được phản ánh trên các bản ảnh lại cho thấy trạng thái của đối tượng vật chất không khớp với kết luận của cơ quan giám định.
Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest.
Đối với những vụ án có nhiều đồ vật, tài liệu, dấu vết xuất hiện trên hiện trường mà Cơ quan điều tra xác định những đồ vật, tài liệu, dấu vết này có thể có liên quan đến một số tình tiết trong vụ án thì ngoài việc Biên bản khám nghiệm hiện trường đã phản ánh sự tồn tại và vị trí của những đồ vật, tài liệu, dấu vết này trên hiện trường thì Cơ quan điều tra còn phải làm công tác thu giữ vật chứng. Đối với các Biên bản thu giữ, niêm phong vật chứng này, Luật sư cần phân tích trong mối liên hệ mật thiết với nội dung của Biên bản khám nghiệm hiện trường để xác định xem có khớp nhau về loại vật chứng và đặc điểm của vật chứng hay không? Ngoài ra, khi phân tích độc lập các Biên bản thu giữ, niêm phong vật chứng, Luật sư cũng cần lưu ý các khía cạnh hình thức, trình tự, thủ tục và nội dung của biên bản căn cứ vào các yêu cầu luật định đối với loại Biên bản này.
Đối với những vụ án mà sau khi có biên bản khám nghiệm hiện trường, cơ quan tiến hành tố tụng tiếp tục trưng cầu giám định đối với một số nội dung được phản ánh trong Biên bản khám nghiệm hiện trường (như các vụ án tai nạn giao thông, cần giám định phương tiện gây tai nạn để xem xét dấu vết để lại trên phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn, hướng tác động, độ nông sâu, độ rộng của dấu vết; Thu thập camera hành trình của phương tiện trên xe và camera giám sát nơi công cộng để giám định...; Hoặc những vụ hỏa hoạn, cân giảm định để xác định nguồn gây cháy...), Luật sư cần hết sức lưu ý khi phân tích các bản kết luận giám định và kết luận giám định bổ sung (nếu có). Ngoài việc xem xét độc lập về hình thức, trình tự, thủ tục của kết luận giám định, khi xem xét về nội dung của kết luận giám định, Luật sư cần đặt trong mối liên hệ với các tài liệu khám nghiệm hiện trường và các chứng cứ khác trong hồ sơ vụ án. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, Luật sư còn phải tự mình tìm hiểu các nguồn thông tin, tài liệu khoa học đáng tin cậy khác để kiểm chứng các nội dung trong kết luận giám định.
Có những vụ án, bàn thân Cơ quan điều tra cũng đã thu thập các thông tin, tài liệu khoa học có giá trị tham khảo, minh chứng và củng cố thêm cho các nội dung của Kết luận giám định, thì Luật sư cũng không nên ngay lập tức tin tưởng hoàn toàn vào các tài liệu, thông tin này mà phải luôn tự mình kiểm chứng bằng nhiều phương pháp trong khả năng cho phép.
Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn: Tổng hợp từ Giáo trình Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hình sự (phần tự chọn) - Học viện Tư pháp và các nguồn khác.)
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm