Khoa học luật đầu tư
Khoa học luật đầu tư
Luật Đầu tư (2020) được ban hành ngày 17/6/2020 nhằm thay thế Luật Đầu tư 2015. Luật Đầu tư (2020) điều chỉnh các hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài. Việc nghiên cứu khoa học luật đầu tư là hết sức cần thiết đối với xã hội ngày càng phát triển và hội nhập như hiện nay. Luật đầu tư cần được cập nhật và đổi mới để theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói riêng và toàn cầu hoá nói chung. Từ việc tìm hiểu khoa học luật đầu tư chúng ta sẽ xây dựng lên một văn bản quy phạm quy định đầy đủ và chính xác cho vấn đề đầu tư. Cùng tìm hiểu khoa học luật đầu tư dưới bài viết này.
Khái niệm Khoa học luật đầu tư
Khoa học Luật đầu tư là một ngành khoa học nghiên cứu các các quy phạm, chế định của luật đầu tư và quan hệ pháp luật đầu tư. Hệ thống khoa học luật đầu tư bao gồm những khái niệm, quan điểm, phạm trù về những vấn đề khác nhau của luật đầu tư, trong đó có những nội dung cơ bản sau:
- Bản chất, sự hình thành phát triển và cơ sở khoa học của các quy phạm, các chế định của luật đầu tư;
- Nội dung, đặc điểm của các quan hệ pháp luật đầu tư;
- Mối quan hệ biên chứng giữa đầu tư và pháp luật đầu tư;
- Thực tiễn áp dụng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật đầu tư.
Khoa học luật đầu tư có vị trí có thể là một nhánh của khoa học luật thương mại và có mối quan hệ chặt chẽ với các môn khoa học pháp lí khác như: khoa học luật dân sự, khoa học luật hành chính... Khoa học luật đầu tư cũng có mối quan hệ mật thiết với khoa học kinh tế. Khoa học luật đầu tư nghiên cứu lí luận, cách thức thể hiện nội dung kinh tế của hoạt động đầu tư về mặt pháp lí.
Hệ thống môn học khoa học luật đầu tư
Nội dung của môn học luật đầu tư được xây dựng trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu của khoa học luật đầu tư và nội dung của hệ thống pháp luật thực định về đầu tư. Với những nội dung cơ bản của khoa học luật luật đầu tư và hệ thống pháp luật đầu tư. Hệ thống môn học khoa học luật đầu tư gồm những vấn đề khái quát như
- Những vấn đề chung về luật đầu tư;
- Thủ tục đầu tư và triển khai dự án đầu tư;
- Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư;
- Quy chế pháp lí về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;
- Hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
- Đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước;
- Một số vấn đề cơ bản về luật đầu tư quốc tế.
Nội dung môn học luật đầu tư bám sát thực tiễn pháp luật về đầu tư ở Việt Nam. Pháp luật về đầu tư ở Việt Nam đã có quá trình hình thành và phát triển trải qua nhiều giai đoạn, với những điều kiên khác nhau về chính trị, kinh tê' và xã hội. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, với vị trí là bộ phận cấu thành cơ bản của lĩnh vực pháp luật năng động nhất - pháp luật thương mại, pháp luật về đầu tư sẽ còn có những thay đổi cả về nội dung và kĩ thuật lập pháp trước đòi hỏi của thực tiễn kinh doanh.
Vai trò của khoa học luật đầu tư đối với nền kinh tế
Đối với một nền kinh tế, đầu tư hay khoa học luật đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đầu tư không chỉ đóng vai trò trong quá trình tái sản xuất xã hội mà còn tạo ra "cú hích" cho sự phát triển của nền kinh tế. Một nền kinh tế thu hút được đầu tư từ các chủ thể trong và ngoài nước sẽ khiến nền kinh tế ngày càng tăng trưởng. Bất kỳ hoạt động đầu tư được thực hiện bởi các cá nhân tổ chức là chủ thể tư hay bởi Nhà nước thì lợi ích mà hoạt động đầu tư đem lại không chỉ dừng lại ở những lợi ích đối với chính nhà đầu tư, mà còn đối với cả nền kinh tế nói chung. Đầu tư là hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội khác. Đầu tư cũng là hoạt động tạo ra việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống của người dân trong xã hội, phát triển sản xuất. Có thể nói, đầu tư là cốt lõi, là động lực cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
Đầu tư và khoa học luật đầu tư cũng góp phần nâng cao trình độ khoa học công nghệ của đất nước. Những hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào, đặc biệt là từ những nước có nền kinh tế phát triển, sẽ giúp quốc gia tiếp cận đầu tư có cơ hội tiếp cận được các công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, các quốc gia chậm phát triển hoặc đang phát triển thường có các chính sách thu hút hoạt động đầu tư nước ngoài từ các quốc gia phát triển để tận dụng được những lợi thế khoa học công nghệ. Những thành tựu khoa học công nghệ từ các nước phát triển sẽ giúp cho nền kinh tế của các quốc gia này tăng trưởng. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các quốc gia này phụ thuộc nhiều vào việc đầu tư cho khoa học công nghệ.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm