Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Người tốt không cần luật pháp để bảo mình phải hành động có trách nhiệm, còn người xấu tìm đường lách luật".
Platon, 428 TCN - 347 TCN, nhà triết học, bác học Hy Lạp cổ đại
Khiếu kiện về thuế nhằm yêu cầu Tòa án đánh giá tính hợp pháp của quyết đỊnh hành chính, hành vi hành chính thuế, để hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính hoặc tuyên bố hành vi hành chính bị kiện là bất hợp pháp.
Để có căn cứ đưa ra yêu cầu khởi kiện hay quan điểm bác bỏ yêu cầu khởi kiện, luật sư phải đánh giá tính hợp pháp của đối tượng khởi kiện. Để đánh giá tính hợp pháp của đối tượng khiếu kiện về thuế, Luật sư phải xác định đầy đủ hệ thống các văn bản pháp luật được cơ quan thuế dùng làm căn cứ pháp lý khi ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính thuế.
Các quyết định hành chính, hành vi hành chính là đối tượng có thể bị khiếu kiện về thuế gồm:
Luật Quản lý thuế quy định: kê khai thuế là nghĩa vụ bắt buộc của người nộp thuê khi phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật thuế. Theo đó, người nộp thuế phải kê khai các thông tin để xác định nghĩa vụ thuế và phải đồng thời tự tính số tiền thuế phải nộp trong tờ khai.
Cơ quan thuế chi ấn định thuế hoặc tính số tiền thuế khi người nộp thuế theo kê khai nhưng không kê khai hoặc kê khai không đúng, không trung thực, hoặc hộ kinh doanh nhỏ không đăng ký kinh doanh hoặc không thực hiện số sách kế toán, hoá đơn, chứng từ. Trong trường hợp này, quyết định hành chính của cơ quan quản lý thuế là quyết định áp dụng pháp luật thuế, nhằm xác định nghĩa vụ thuế cụ the cho chủ thể nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế không tự thực hiện việc đãng ký ké khai nộp thuế theo thời hạn và thủ tục do Luật Quản lý thuế quy định hoặc cơ quan thuế chứng minh được người nộp thuê kê khai không chính xác, không trung thực dữ liệu trong tờ khai làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế.
Cơ quan thuế ấn định thuế với người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế trong các trường họp: Không đăng ký thuế, không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không đầy đủ, trung thực, chính xác về căn cứ tính thuế; Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên số kế toán để xác định nghĩa vụ thuế; Không xuất trình sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các dữ liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số thuế phài nộp trong thời hạn quy định; Không chấp hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế theo quy định; Mua, bán, trao đôi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường; Mua, trao đổi hàng hóa sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sư dụng không hợp pháp hóa đơn mà hàng hóa là có thật theo xác định của cơ quan có thẩm quyền và đã được kê khai doanh thu tính thuế; Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sàn đề không thực hiện nghĩa vụ thuế; Thực hiện các giao dịch không đúng với bàn chất kinh tế. không đúng thực tế phát sinh nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế cùa người nộp thuế; Không tuân thủ quy định về nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết hoặc không cung cấp thông tin theo quy định về quàn lý thuế đối với doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết.
Cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định thuế dựa vào các căn cứ sau để ấn định số thuế phải nộp: Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế và cơ sở dữ liệu thương mại; So sánh số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành, nghề, quy mô tại địa phương; trường hợp tại địa phương cùa cơ sở kinh doanh không có thông tin về mặt hàng, ngành, nghề, quy mô của cơ sở kinh doanh thì so sánh với địa phương khác; Tài liệu và kết quả kiểm tra, thành tra còn hiệu lực; Tỷ lệ thu thuế trên doanh thu đối với từng lĩnh vực. ngành, nghề theo quy định của pháp luật về thuế.
Cơ quan thuế xác định mức thuế theo phương pháp khoán thuế (mức thuế khoán) đối với trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ (trử trường họp hộ kinh doanh, ca nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhò và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai).
Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu kê khai của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cơ sở dừ liệu của cơ quan thuế, ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn để xác định mức thuế khoán. Mức thuế khoán được tính theo năm dưong lịch hoặc theo tháng đối với trường hợp kinh doanh theo thời vụ và được công khai trong địa bàn xà. phường, thị trấn.
Khi có thay đổi ngành, nghề, quy mô kinh doanh, ngừng, tạm ngừng kinh doanh do ngưòì nộp thuế khai báo, cơ quan thuế phải điều chỉnh mức thuế khoán.
Bằng quyết định thu thuế, cơ quan quản lý thuế xác định số thuế mà chủ thể bị áp dụng phải nộp, thời hạn thực hiện nghĩa vụ thuế, địa điểm thực hiện việc nộp thuế.
Quyết định miễn thuế, giảm thuế là một loại quyết định hành chính thuế, trong đó cơ quan quản lỷ thuế quyết định cho chủ thể nộp thuế được hương những ưu đãi về thuê theo quy định của pháp luật. Miễn thuế là ưu đãi mà theo đó, chủ thể nộp thuê được miễn trừ nghĩa vụ nộp tiền thuế. Giảm thuế là ưu đãi mà theo đó, chủ thể nộp thuế được miễn trừ một phân nghĩa vụ nộp tiền thuế.
Quyết định miễn thuế, giảm thuế phải bảo đảm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và trên cơ sở hồ sơ đề nghị miễn thuế, giàm thuế của chủ thể nộp thuế.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cơ quan quản lý thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế hoặc thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế lý do không thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế.
Trường hợp cần kiểm tra thực tế để có đủ căn cứ giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế thì trong thời hạn bốn mươi ngày, kề từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm ban hành quyết định miền thuế, giảm thuế hoặc thông báo bằng văn bàn cho người nộp thuè do không được miễn thuế, giảm thuế.
Quyết định hoàn thuế là quyết định trả lại tiền thuế cho chu thể nộp thuế theo quy định cùa pháp luật của cơ quan quàn lý thuế. Việc hoàn thuế được thực hiện khi chủ thể nộp thuế đã nộp thuế nhiều hơn số thu tính đến thời điểm xác định hoàn thuế. Những trường hợp hoàn thuế chủ yếu bao gồm: Hoàn thuế giá trị gia tăng khi số thuế đầu ra ít hơn số thuê đầuv ào hoặc hoàn thuế đầu vào đối với dự án đầu tư chưa phát sinh doanh thu; Hoàn thuế khi số thuế đà nộp trong kỳ tính thuế nhiều hơn số thuế phải nộp; Hoàn thuế khi sáp nhập. chia. tách, giải thể hoặc phá sản mà có số thuế nộp thừa.
Quyết định hoàn thuế phải bào đàm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật trên cơ sờ hồ sơ đề nghị hoàn thuế cúa chủ thể nộp thuế, về nguyên tắc số tiền thuế được hoàn theo yêu cầu cũa chủ thể đề nghị hoàn thuế và không vượt quá số tiền thuế được phép hoàn theo quy định của pháp luật thuế.
Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, chậm nhất là 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuê cho người nộp thuế hoặc thông báo chuyển hồ sơ của người nộp thuế sang kiêm tra trước hoàn thuế nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật Quản lý thuế (Hồ sơ của ngưòi nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu của từng trường họp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ hoàn thuế gửi cơ quan quan lý thuế lần đầu nhưng không thuộc diện được hoàn thuế theo quy định thì lần đề nghị hoàn thuế kế tiếp vẫn xác định là đề nghị hoàn thuế lần đầu: Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế; Hồ sơ của tổ chức giải thể. phá sản, chấm dứt hoạt động, bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp nhà nước; Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro về thuế cao theo phân loại quan lý rúi ro trong quản lý thuế; Hồ sơ hoàn thuế thuộc trường họp hoàn thuế trước nhưng hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan quan lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế hoặc có giaả trinh, bổ sung hồ sơ hoàn thuế nhưng không chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng; Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khâu, nhập khẩu không thực hiện thanh toán qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật; Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khầu, nhập khau thuộc diện phải kiểm tra trước hoàn thuế theo quy định của Chính phủ) hoặc thông báo không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điêu kiện hoàn thuế.
Trường hợp thông tin khai trên hồ sơ hoàn thuế khác với thông tin quản lý của cơ quan quản lý thuế thì cơ quan quản lý thuế thông báo bằng văn bản đế người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin. Thời gian giải trình, bố sung thông tin không tính trong thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế, chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quan lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.
Quá thời hạn trên, nếu việc chậm ban hành quyết định hoàn thuế do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì ngoài số tiền thuế phài hoàn trả, cơ quan quản lý thuế còn phải trả tiền lăi với mức 0,03%/ngày tính trên số tiền phải hoàn trả và số ngày chậm hoàn trà. Nguồn tiền trà lãi được chi từ ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest
Xử lý vi phạm hành chính là công cụ quan trọng nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính nhà nước. Khi phát hiện cá nhàn, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền xử phạt trong cơ quan quản lý thuế có thể ban hành các quyết định để xử lý đối với hành vi vi phạm hành chính đó.
Các quyết định xử lý vi phạm hành chính thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của người có thẩm quyền trong các cơ quan quản lý thu thuế. Nhừng người được Nhà nước trao quyền thực hiện, trên cơ sở thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, theo một trình tự và hình thức do pháp luật xử lý vi phạm hành chính quy định, hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực thuế.
Như vậy, quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là quyết định của người có thẩm quyền trong hệ thống cơ quan thuế và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành, theo hình thức, thủ tục do pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định, nhằm cụ thể hóa các quy phạm phap luật về xử lý vi phạm hành chính thành mệnh lệnh pháp luật, áp dụng đối với đối tượng xác định trong trường hợp cụ thể và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào văn bản pháp luật và thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước sẽ ra quyết định xừ phạt. Quyết định này phải được chủ thể vi phạm pháp luật thi hành, nếu không sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình xử lý vi phạm pháp luật về thuế, người có thẩm quyền xử phạt có thể ban hành độc lập các quyết định sau:
- Quyết định tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế
Luật Quản lý thuế quy định: Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thành tra thuế quyết định tạm giữ tài liệu, tang vặt liên quan đến hành vi trốn thuế.
Việc tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế được áp dụng khi cần xác minh tình tiết làm căn cứ để cỏ quyết định xừ lý hoặc ngăn chặn ngay hành vi trốn thuế.
Trong quá trình thành tra thuế, nếu đối tượng thanh tra có biểu hiện tẩu tán, tiêu hủy tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế thì trưởng đoàn thành tra thuế đang thi hành nhiệm vụ được quyền tạm giữ tài liệu, tang vật đó. Trong thời hạn 24 giờ kề từ khi tạm gìữ tài liệu, tang vật, trưởng đoàn thành tra thuế phải báo cáo thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định tạm giữ tài liệu, tang vặt; trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi nhận được báo cáo, người có thẩm quyền phải xem xét là ta quyết định tạm giữ. Trường hợp người cỏ thẩm quyền không đồng ý việc tạm giữ thì trưởng đoàn thành tra thuế phái trả lại tài liệu, tang vật trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi người có thẩm quyền không đồng ý.
Khi tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế trưởng đoàn thanh tra thuế phải lập biên bản tạm giữ. Trong biên bản tạm giữ phai ghi rõ tên, số lượng, chủng loại của tài liệu, tang vật bị tạm giữ; chữ ký của ngưòi thực hiện tạm giữ. người đang quản lý tài liệu, tang vật vi phạm. Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tài liệu, tang vật tạm giữ và chịu trách nhiệm trước pháp luật nêu tài liệu, tang vật bị mất bán đánh tráo hoặc hư hỏng.
Trong trường họp tài liệu, tang vật cần được niêm phong thì việc niêm phong phải được tiến hành ngay trước mặt người có tài liệu, tang vật: nếu người có tài liệu, tang vật vắng mặt thì việc niêm phong phải được tiến hành trước mặt đại diện gia đình hoặc đại diện tổ chức và đại diện chính quyền cấp xã, người chứng kiến.
Tang vật là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý và những vật thuộc diện quản lý đặc biệt phải được bảo quản theo quy định của pháp luật; tang vật là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải tiến hành lập biên bản và tổ chức bán ngay đê tránh tổn thất: tiền thu được phải được gửi vào tài khoản tạm giữ mớ tại Kho bạc Nhà nước đê bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải xứ lý tài liệu, tang vật bị tạm giữ theo những biện pháp trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tài liệu, tang vật bị tạm giữ. Thời hạn tạm giữ tài liệu, tang vật có thể được kéo dài đối với những vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh, nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày tạm giữ tài liệu, tang vật. Việc kéo dài thời hạn tạm giữ tài liệu, tang vật phải do Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, trường đoàn thành tra thuế quyết định.
Cơ quan quản lý thuế phải giao 01 bản quyết định tạm giữ, biên bản tạm giữ, quyết định xử lý tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế cho tổ chức, cá nhân có tài liệu, tang vật bị tạm giữ.
- Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính về thuế
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm pháp luật về thuế không ra
quyết định xử phạt nhưng phải ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong những trường hợp sau:
Hành vi vi phạm hành chính thực hiện trong tình thế cấp thiết; phòng vệ chính đáng; do sự kiện bất ngờ; sự kiện bắt khá kháng; Người thực hiện hành vi hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổí xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính; Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính; Hết thời hiệu xử phạt, hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt; Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tồ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt.
Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt; biện pháp khắc phục hậu quà được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
Khi quyết định hành chính thuế bao gồm quyết định thu thuế, quyết định xừ lý vi phạm pháp luật thuế không được thực hiện, cơ quan quản lý thuế có quyền thực hiện các biện pháp cưỡng chế để quyết định đó phải được thi hành, nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan và lợi ích cùa Nhà nước. Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế là quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do cơ quan quản lý thuế ban hành.
Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế được thực hiện tuỳ theo tình hình thực tế của chủ thể bị cường chế, nhưng không ngoài các biện pháp được pháp luật quy định, bao gồm: Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại Kho bạc Nhà nước; tổ chức tín dụng; yêu cầu phong toả tài khoản; Khấu trừ một phần lương hoặc thu nhập; Thông báo hoá đơn không còn sử dụng; Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sàn kê biên theo quy đmh của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền phạt; Thu tiền. tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ ; Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy chúng nhận đăng ký doanh nghiệp: Giấy phép thành lập và hoạt động; Giấy phép hành nghề.
Là việc cơ quan thuế, công chức có thẩm quyền trong cơ quan thu thuế thực hiện hay không thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế.
Ví dụ: hành vi từ chối cấp mã số thuế; hành vi từ chối nhận văn bản giải trình trong quá trình thanh tra thuế; không thực hiện hành vi xác minh thông tin của đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế về thuế.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
Khi khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về thuế, đương sự phải xuất trình đầy đủ các chứng từ. tài liệu để chứng minh về yêu cầu khởi kiện. Các tài liệu, chứng cứ các bên phải xuất trình có thể gồm các tài liệu như: hồ sơ đãng ký thuế; hồ sơ khai thuế; chứng từ nộp thuế; hồ sơ quyết toán thuê: số kế toán; chứng từ kế toán; báo cáo tài chính; biên bản kiêm tra thực tế hàng hoá; kết quả giám định và các tài liệu khác liên quan đến tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giam, số tiền thuế được hoàn...
Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân Thu H khởi kiện Quyết định số 2304 QĐ-XPHC của Chi cục trưởng Chi cục Thuế thành phố B.
Tài liệu, chứng cứ mà các bên đương sự và Luật sư cần phải thu thập để giao nộp cho Toa án gồm:
- Hồ sơ của cơ quan điều tra về hành vi sử dụng hoá đơn của Doanh nghiệp tư nhân Thu H ( Hợp đồng mua bán hàng hoá kèm số hoá đơn giá trị gia tăng; Lời khai bị can; người liên quan; kết luận điều tra; Công văn của cơ quan Canh sát điều tra để nghị xử lý...);
- Hồ sơ xác minh hành vi sừ dụng hoá đơn của cơ quan thuế;
- Hồ sơ kiểm tra quyết toán thuế của cơ quan thuế đối với Doanh nghiệp tư nhân Thu H;
- Hồ sơ xử lí vi phạm hành chính thuế;
- Hồ sơ giải quyết khiếu nại quyết định xứ phạt của cơ quan thuế.
Khi tham gia giải quyết vụ án trên, Luật sư cần sao chụp ghi chép các tài liệu quản lý thu thuế, hồ sơ thành tra,kiểm tra,hồ sơ xử phạt vi phạm về pháp luật thuế do cơ quan thuế xuất trinh cho Tòa án. Để làm rõ các tình tiếtt của vụ án bằng việc thực hiện quyền thu thập chứng cử, Luật sư có thể đề nghị Tòa án áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ bổ sung như xác minh các tài liệu làm căn cứ tính thuế được cơ quan thuế xác định trong nội dung của quyết định hành chính bị kiện, trưng cầu giám định.
Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest
Khiếu kiện về thuế là nhằm yêu cầu Tòa án đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính thuế để hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính hoặc tuyên bố hành vi hành chính bị kiện là bất hợp pháp. Do vậy, để có căn cứ đưa ra yêu cầu khởi kiện hay quan điểm bác bổ yêu cầu khởi kiện, Luật sư phải đánh giá tính hợp pháp của đối tượng khởi kiện.
Để đánh giá tính hợp pháp của đối tượng khiếu kiện về thuế. Luật sư phải xác định đầy đủ hệ thống các văn bản pháp luật được cơ quan thuế dùng làm căn cứ pháp lý khi ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính về thuế.
Dựa vào các quy định của pháp luật và căn cử vào các tình tiết sự kiện xảy ra trên thực tế để xem xét đầy đù, toàn diện về các yêu cầu hợp pháp của một quyết định hành chính, hành vi hành chính về thuế. Các yêu cầu về tính hợp pháp của quyết định hành chính về thuế có thể phân chia thành các nhóm cơ ban: hợp pháp về hình thức, thủ tục; hợp pháp về thẩm quyền và hợp pháp về nội dung.
Đây là nhóm yêu cầu liên quan đến việc ban hành quyết định hành chính về thuế trả lời cho các câu hỏi ai ban hành; ban hành như thế nào và bằng hình thức nào.
Thẩm quyền được hiểu là quyền được ban hành các quyết định hành chính hay thực hiện hành vi hành chính thuế. Quy định về thấm quyền có ý nghĩa quan trọng, bởi nó thế hiện quy định về trật tự của hệ thống các cơ quan hành chính nói chung, cơ quan thu thuế nói riêng.
Thẩm quyền ban hành các quyết định hành chính về thuế có thể là của cá nhân người có thẩm quyền trong cơ quan thu thuế hoặc của cơ quan có thẩm quyền thu thuế, tuỳ thuộc từng loại quyết định.
Việc ban hành các quyết định xử lý vi phạm hành chính về thuế thuộc về các chức danh người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các cơ quan thuế gồm: công chức thuế; Đội trưởng Đội thuế; Chi cục trưởng Chi cục Thuế: Cục trường Cục Thuế: Tống cục trưởng Tổng cục Thuế, hoặc cơ quan cỏ thẩm quyền chung là Chủ tịch UBND các cấp. Các chức danh có thẩm quyền xử phạm trong lĩnh vực thuế được quy định tại Điều 44 Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cường chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Đối với các quyết định hành chính thuế khác, thẩm quyền thuộc về cơ quan quan lý thuế như: thông báo thu thuế, quyết định ấn định thuế, quyết định hoàn thuế...
Yêu cầu hợp pháp về thẩm quyền được xem xét ở các nội dung gồm:
- Thẩm quyền theo lĩnh vực: phân biệt thẩm quyền giữa hệ thống cơ quan thuế với các cơ quan nhà nước khác. Ví dụ: thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực thuế với thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực đất đai.
- Thẩm quyền theo lãnh thồ: Thẩm quyền của các cơ quan thuế trong phạm vi địa lý xác định. Ví dụ: thẩm quyền xử phạt của Chi cục thuế huyện T với thẩm quyền xử phạt của Chi cục thuế huyện H...
- Thẩm quyền theo chế tài áp dụng. Ví dụ: phân định theo mức phạt tiền được quyền xử phạt giữa các chức danh công chức thuế và thủ trưởng cơ quan thuế.
- Thẩm quyền theo giao quyền: Trong một số trường hợp người có thẩm quyển ban hành quyết định hành chính có thể giao quyền cho cấp phó ban hành quyết định thay mình và nhân danh mình. Tuy nhiên, pháp luật quy định việc giao quyền về thầm quyền phải tuân theo nguyên tắc chỉ được thực hiện khi có văn bản cho phép thực hiện việc giao quyền đó (Điều 54 Luật xử lý vi phạm hành chính).
Một tiêu chí đế khẳng định tính hợp pháp của quyết định hành chính thuế là phải tuân thủ các trình tự, thủ tục chung do Luật Quản lý thuế và các văn bản pháp luật hành chính khác quy định.
Hợp pháp về thể thức là nghĩa hẹp của tiêu chí về hình thức được ban hành theo yêu cầu ở dạng văn bản.
Ví dụ: Mẫu quyết định hành chính ban hành kèm theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều cùa Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính và Thông tư số 166/2013 TT-BTc quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính thuế.
Yêu cầu về hình thức của các quyết định xừ phạt vi phạm hành chính phải nêu rõ lý do ban hành (căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế). Đây là yêu cầu quan trọng quy định về hình thức của một quyết định áp dụng pháp luật. Nếu quyết định hành chính ban hành không đúng hình thức thì có thể gây hiểu lầm về nội dung, tính chất vụ việc.
Ban hành không đúng thủ tục có thể làm cho nội dung quyết định không chính xác, thiếu khách quan, nên trong một số tnrờng hợp quyết định hành chính được ban hành không đúng thủ tục sẽ không có hiệu lực pháp lý.
- Căn cứ pháp lý đế áp dụng
Việc áp dụng các quy định của pháp luật về thuè phai bảo đảm nguyên tắc pháp chế, quyết định hành chính không được căn cứ vào quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực hoặc quy phạm pháp luật đó nhằm áp dụng vào những tình huống khác.
Ví dụ: Hành vi sử dụng hoá đơn. chứng từ bất hợp pháp quy định tại Điều 10 Nghị định số 129 2013/NĐ-CP được áp dụng đối với hành vi sư dụng hoá đon. Chứng từ quy định tại Điều 11 Nghị định số 129 2013 NĐ-CP.
- Căn cứ thực tế:
Khi xem xét các tình tiết thực tế của vụ việc phải bảo đảm tính chính xác, khách quan. Các biện pháp hành chính áp dụng khi ban hành các quyết định hành chính thuế phải có mục đích được pháp luật quy định hoặc cho phép, phù hợp. Có tính khả thi và bao đảm các quyền cơ bản của công dân.
Ví dụ: Quyết định xử phạt phải xác định hành vi vi phạm trên thực tế có đủ các dấu hiệu cấu thành hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Hành vi vi phạm đó phái được mô tả, quy định trong pháp luật xử phạt M phạm hành chính về thuế tại Mục 2 Chương 1 Nghị định số 129 2013NĐ-CP.
Tất cả các yếu tố về tính hợp pháp nêu trên của quyết định hành chính, hành vi hành chính đều có vai trò quan trọng như nhau. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ quyền cơ bản của công dân thì yếu tố họp pháp về nội dung có vị trí quan trọng hơn yếu tố hợp pháp về hình thức.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thuế - kế toán của Công ty Luật TNHH Everest
Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ việc hành chính - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm