Kỹ năng của Luật sư khi tiếp xúc, trao đổi với khách hàng và đương sự khác

21/06/2021
Kỹ năng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, lắng nghe ý kiến, nội dung sự việc của khách hàng là vô cùng quan trọng đối với bất kỳ ai hành nghề Luật sư. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn đọc những lưu ý về kỹ năng  khi tiếp xúc, trao đổi với khách hàng và đương sự khác của Luật sư để mọi người có thể hiểu thêm về vấn đề trên

 

1- Khi giao tiếp ban đầu:

Thông thường do môi trường sống nên các bị can , bị cáo trong nhóm tội xâm phạm sở hữu thường không tự tin khi tiếp xúc với Luật sư . Do vậy , khi giao tiếp với bị can , bị cáo Luật sư nên chủ động cởi mở , chia sẻ và cảm thông với họ bằng cách hỏi về cuộc sống trong trại giam , lý do tại sao lại phạm tội , mong muốn của bị can , bị cáo ...

Khi trao đổi nội dung vụ án:

Vì bị can , bị cáo rất dễ bị kích động nên khi nói về hành vi phạm tội của họ Luật sư cần nói một cách khách quan , không nên nói theo kiểu kết tội bị can, bị cáo, nếu không giữa Luật sư và bị can, bị cáo rất dễ xung đột , buổi làm việc sẽ trở thành buổi tranh luận .

Ví dụ : Trong vụ án cướp của giết người xảy ra tại tỉnh HT, sau khi chuẩn bị kết thúc phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, Chủ tọa hỏi bị cáo có ý kiến gì không, ngay lúc này bị cáo đã đề nghị thay đổi Luật sư vì cho rằng chính Luật sư cũng đang kết tội bị cáo. Sau khi tìm hiểu thì Luật sư trong quá trình làm việc với bị cáo trong trại tạm giam đã không thống nhất quan điểm bào chữa cho bị cáo , giữa bị cáo và Luật sư đã có những tranh luận gay gắt.

2- Một số kỹ năng khác về cách thức trao đổi với bị can, bị cáo

Ngoài ra, Luật sư cũng nên lưu ý thêm một số kỹ năng khác về cách thức trao đổi với bị can, bị cáo như phải chủ động làm chủ buổi làm việc . Thông thường bị can, bị cáo sẽ trình bày rất lan man, rất dài, Luật sư nên chủ động làm chủ cuộc nói chuyện bằng cách đề nghị bị can , bị cáo trình bày từng vấn đề theo gợi mở của Luật sư , trình bày theo các câu hỏi Luật sư cần làm rõ .

Bên cạnh đó , đối với nhóm tội này Luật sư nên lưu ý bị can, bị cáo thường là những người hay mắc những tệ nạn xã hội ... do vậy trong quá trình làm việc, gặp bị can, bị cáo Luật sư không nên đưa cho bị can, bị cáo bất kỳ vật dụng gì. Trước khi nhận hoặc trả bị can, bị cáo cho cán bộ quản giáo thì nhất thiết Luật sư phải nhớ ký đầy đủ vào có nhận và trả phạm nhân để tránh trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn ảnh hưởng đến Luật sư...

Ví dụ : Trong quá trình làm việc với bị can bị cáo họ rất hay xin những đồ vật của Luật sư như bút viết , giấy tờ thuốc lá , bật lửa , tiền ... nếu Luật sư cho họ trong những trường hợp này là rất nguy hiểm , bởi vì như vậy , khi đã có những đồ vật mang theo vào trong trại giam thì họ rất dễ dùng làm hung khí gây án , hoặc đơn giản khi qua cửa trại giam, các cán bộ trại giam thực hiện thủ tục khám người bị can , bị cáo trước khi vào phòng giam phát hiện ra những đồ vật đó và khai ra đó là của Luật sư thì chắc chắn Luật sư sẽ không tránh hỏi liên lụy ...

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của Luật sư khi tiếp xúc, trao đổi với khách hàng và đương sự khác

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.37595 sec| 942.414 kb