Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Không phải là tôi quá thông minh, chỉ là tôi chịu bỏ nhiều thời gian hơn với rắc rối".
Albert Einstein, 1879-1955, nhà vật lý vĩ đại, có ảnh hưởng nhất mọi thời đại, người Đức
Nghiên cứu hồ sơ trong vụ án dân sự là công việc quan trọng hàng đầu trong quá trình tham gia giải quyết vụ án dân sự, giúp Luật sư xác định phương án giải quyết vấn đề, thực hiện các công việc cần thiết để cung cấp chứng cứ, xây dựng luận cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
Nghiên cứu hồ sơ giúp Luật sư nắm bắt được tất cả các tình tiết, chứng cứ của vụ án, các yêu cầu, ý kiến, luận điểm của các đương sự trong vụ án, các hoạt động tố tụng và quyết định tố tụng của Tòa án, xác định được quan hệ pháp luật tranh chấp, hiểu được những mặt mạnh, mặt yếu của khách hàng.
Vụ án dân sự phát sinh từ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, do vậy hồ sơ nguyên đơn cung cấp là tài liệu cơ bản nhất của vụ án, các yêu cầu của nguyên đơn trong đơn khởi kiện cùng với hồ sơ khởi kiện là cơ sở ban đầu để Tòa án xem xét, giải quyết vụ án. Hồ sơ vụ án dân sự do nguyên đơn cung cấp bao gồm:
[1] Đơn khởi kiện;
[2] Tài liệu chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm;
[3] Tài liệu về tư cách khởi kiện của mình;
[4] Tài liệu về địa chỉ của bị đơn.
- Luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị đơn, cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nghiên cứu đơn khởi kiện của nguyên đơn nhằm hiểu rõ được khách hàng của mình đang phải đối diện với những vấn đề pháp lý nào, từ đó tìm phương án để xử lý, đồng thời xác định rõ giới hạn phạm vi xét xử của Tòa án khi giải quyết vụ án.
- Luật sư bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn thì khi nghiên cứu đơn khởi kiện của khách hàng nhằm đánh giá các yêu cầu khởi kiện đã thực sự đầy đủ và hợp lý hay chưa, từ đó có tư vấn phù hợp cho khách hàng thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của mình.
- Tài liệu chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị xâm phạm
Sau khi nắm rõ được yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, Luật sư tiến hành nghiên cứu hồ sơ khởi kiện, các tài liệu, chứng cứ mà nguyên đơn đưa ra để chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ. Mục đích là để:
(I) Xác định yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn có căn cứ hay không;
(II) Tìm những điểm bất hợp lý để chứng minh ý kiến phản bác, yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là có căn cứ pháp luật.
Thực tế giải quyết các vụ án dân sự cho thấy, nhiều trường hợp tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp bị sai, bị thiếu sót, tài liệu này không logic và phù hợp với tài liệu khác, thậm chí có những tài liệu gây bất lợi cho chính họ. Vì thế, khi nghiên cứu hồ sơ khởi kiện, Luật sư bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn cần lưu ý vận dụng các kỹ năng nghiên cứu hồ sơ một cách độc lập, khách quan, đặt những nội dung này trong cả tổng thể của vụ án như đã trình bày tại phần kỹ năng chung nói trên đế tránh những sai lầm trong quá trình nghiên cứu hồ sơ khởi kiện.
- Tài liệu về tư cách khởi kiện của nguyên đơn:
(i) Đối với nguyên đơn là cá nhân: Kiểm tra giấy tờ nhân thân của nguyên đơn có còn hiệu lực pháp luật hay không, nguyên đơn có thuộc trường hợp bị hạn chế tư cách khởi kiện do chưa đủ 18 tuổi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi hay không; kiểm tra tính xác thực và hợp lý của các tài liệu khác chứng minh quyền khởi kiện của cá nhân.
(ii) Đối với nguyên đơn là tổ chức: Nghiên cứu các tài liệu để xác định tư cách pháp nhân của tổ chức, tổ chức đó thành lập và hoạt động hợp pháp hay không, bao gồm: giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền nếu như tổ chức đó không có đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh; điều lệ của tổ chức hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức nếu là tổ chức không cần có điều lệ; tính xác thực và hợp lý của các tài liệu khác chứng minh quyền khởi kiện của tổ chức. Đồng thời, tài liệu để đánh giá tính hợp pháp của người đại diện ký đơn khởi kiện của tổ chức cũng cần được nghiên cứu.
- Tài liệu liên quan đến thẩm quyền và các quyết định của Tòa án:
(i) Xem xét, đánh giá về thẩm quyền thụ lý của Tòa án. Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, nếu phát hiện ra yếu tố xác thực có thể dẫn đến thay đổi thẩm quyền của Tòa án thì Luật sư cần chủ động kiến nghị Tòa án xem xét chuyền Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
(ii) Cần lưu ý xem xét, đánh giá các căn cứ để có thể kiến nghị Tòa án ra quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án, hoặc ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án nếu điều đó là cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng của mình.
Trong vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp rất đa dạng, có thể chia làm bốn nhóm chính:
- Quan hệ pháp luật tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại;
- Quan hệ pháp luật tranh chấp về lao động;
- Quan hệ pháp luật tranh chấp về hôn nhân và gia đình;
- Quan hệ pháp luật tranh chấp khác về dân sự.
Trong hồ sơ vụ án, Luật sư căn cứ những yếu tố sau để phân biệt các nhóm quan hệ pháp luật nói trên:
- Yếu tố chủ thể tham gia giao dịch hoặc có quyền, nghĩa vụ dân sự có tranh chấp:
(i) Quan hệ pháp luật tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại: Cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; thành viên công ty hoặc cá nhân, tổ chức có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty; người quản lý của công ty.
(ii) Quan hệ pháp luật tranh chấp về lao động: Người sử dụng lao động, người lao động hoặc Ban chấp hành công đoàn đại diện cho tập thể người lao động.
(iii) Quan hệ pháp luật tranh chấp khác về dân sự: Những chủ thế tham gia giao dịch dân sự hoặc có quyền, nghĩa vụ dân sự có tranh chấp.
- Yếu tố mục đích và nội dung của giao dịch dân sự:
(i) Quan hệ pháp luật tranh chấp về hoạt động kinh doanh, thương mại: Các bên tham gia phải đều có mục đích lợi nhuận hoặc có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp hoặc liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
(ii) Quan hệ pháp luật tranh chấp về lao động: Có quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư doanh nghiệp) của Công ty Luật TNHH Everest
Đối với Luật sư bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn hoặc cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đối với bị đơn hoặc là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bị bị đơn đưa ra yêu cầu độc lập:
- Xác định phạm vi yêu cầu của bị đơn;
- Xác định những tài liệu, chứng cứ cần thu thập bổ sung, những nội dung cần phải điều chỉnh trong phương án bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình.
Đối với Luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị đơn hoặc cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập gắn với quyền lợi của bị đơn:
- Nhận diện chính xác hơn để đưa ra kế hoạch thu thập bổ sung chứng cứ;
- Đề xuất những biện pháp nhằm giảm thiểu những tác dụng tiêu cực từ những tài liệu, chứng cứ không phù hợp với lợi ích của khách hàng;
- Điều chỉnh phương án bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình.
- Khi nghiên cứu các ý kiến phản bác và tài liệu, chứng cứ chứng minh cho ý kiến này, Luật sư cần đánh giá giá trị chứng minh của chúng trong tương quan so sánh với những tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
- Đối với các yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan của bị đơn, Luật sư áp dụng kỹ năng nghiên cứu tương tự như nghiên cứu yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
- Cần lưu ý xác định đâu là các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho từng yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập của bị đơn. Đồng thời đánh giá các tài liệu, chứng cứ này trong mối quan hệ tổng thể với những tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ do nguyên đơn cung cấp để xác định giá trị chứng minh của nó đối với yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập của bị đơn.
- Kiểm tra xem bị đơn có yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập đã nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa án thụ lý giải quyết các yêu cầu của họ hay chưa. Trong trường hợp họ không nộp tiền tạm ứng án phí mà không thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì cần xem lại tính hợp pháp của việc Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu phản tố này.
- Đề xuất các quyết định tố tụng nếu phát sinh tương tự như đối với nguyên đơn như đã trình bày ở phần trên.
- Xem xét đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự nhằm bảo đảm quyền lợi cho khách hàng của mình trong trường hợp cần thiết.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân gia đình của Công ty Luật TNHH Everest
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia vụ án dân sự theo quyết định của Tòa án trên cơ sở đề nghị hợp lý của nguyên đơn, bị đơn, của chính người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đó hoặc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác. Mối liên quan của những người này thể hiện ở ba góc độ pháp lý sau:
(i) Liên quan theo quyền lợi của nguyên đơn;
(ii) Liên quan theo quyền lợi của bị đơn
(iii) Có yêu cầu độc lập.
- Cần đánh giá được yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án hay không, trình tự, thủ tục đưa ra yêu cầu độc lập có hợp lệ hay không, họ đã nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu độc lập hay chưa.
- Chú ý phân tích kỹ lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, đối chiếu với lời khai của các đương sự khác và với chứng cứ trong hồ sơ vụ án để xác định những vấn đề có mâu thuẫn hoặc còn chưa rõ ràng. Từ đó có phương án giải quyết phù hợp.
- Áp dụng kỹ năng tương tự như nghiên cứu yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập của bị đơn trong quá trình nghiên cứu hồ sơ do người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cung cấp.
- Đề xuất các quyết định tố tụng từ Tòa án nếu phát sinh tương tự như đối với nguyên đơn như đã trình bày ở trên.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest
Tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập có vị trí quan trọng trong hệ thống các tài liệu, chứng cứ của vụ án, đó có thể là lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng, là kết luận giám định, biên bản định giá, là vật chứng hoặc những tài liệu mà đương sự đang nắm giữ, cơ quan, tổ chức khác đang quản lý.
Trong tập hồ sơ của Tòa án, Luật sư cần quan tâm nghiên cứu về việc xác định đúng và đủ đương sự trong vụ án dân sự đề đảm bảo việc giải quyết vụ án một cách đúng đắn và bảo vệ được quyền lợi cho khách hàng của mình, đặc biệt là việc xác định người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Luật sư cần có đánh giá độc lập của mình để xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, đánh giá việc có mặt thêm của người này có góp phần thuận lợi cho việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng của mình hoặc đảm bảo bản án sau này không bị kháng nghị hủy án hay không, từ đó đề nghị Toà án triệu tập thêm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất (luật sư đất đai) của Công ty Luật TNHH Everest
Trong quá trình thụ lý, giải quyết vụ án, Tòa án sẽ thực hiện hàng loạt hoạt động tố tụng và ban hành các quyết định tố tụng cần thiết. Ớ góc độ nghiên cứu hồ sơ, Luật sư cần phải thực hiện các hoạt động sau:
- Xem xét, đánh giá sự hợp lý và tính tuân thủ về trình tự, thủ tục của các hoạt động tố tụng này của Tòa án để có những đề xuất, kiến nghị hoặc khiếu nại phù hợp nếu cần thiết và có căn cứ nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng mình.
- Nghiên cứu kỹ các văn bản tố tụng do Tòa án ban hành, bắt đầu đối với văn bản thông báo thụ lý vụ án để xác định sự khớp đúng giữa yêu cầu khởi kiện có căn cứ và hợp pháp với nội dung thông báo thụ lý, sự hợp lý về thời gian thụ lý với ngày của đơn khởi kiện, xem xét việc tống đạt thông báo thụ lý cho các đương sự có tuân thủ quy định của pháp luật tố tụng dân sự hay không, xem xét những văn bản tố tụng khác như biên bản lấy lời khai, biên bản hòa giải,... có sai về đương sự, về nội dung quan trọng của vụ án hay không để có những kiến nghị, khiếu nại phù hợp.
- Nghiên cứu kỹ các quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời đề có thể có những khiếu nại/kiến nghị phù hợp và kịp thời đối với Tòa án.
- Luật sư của bên đương sự bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần nghiên cứu hồ sơ làm căn cứ áp dụng biện pháp
- Xem xét chứng cứ để chứng minh lý do Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có hợp lý hay không, phạm vi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có phù hợp với yêu cầu hợp pháp của đương sự đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không.
- Xem xét giá trị của biện pháp bảo đảm có tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng hay không.
- Kiến nghị Tòa án ra quyết định thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Luật sư của bên đương sự đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhưng bị thay đổi, hủy bỏ biện pháp cần nghiên cứu kỹ tài liệu, chứng cứ làm căn cứ thay đổi, hủy bỏ biện pháp để tìm ra những điểm bất hợp lý nhằm kiến nghị Tòa án tiếp tục ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời một cách phù hợp.
- Xem xét trình tự, thủ tục Tòa án tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự.
- Đánh giá được các đương sự khác tham gia tố tụng có thực hiện đúng nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho khách hàng của mình và cho đương sự khác theo quy định của pháp luật tố tụng khi giao nộp chứng cứ cho Tòa án hay không.
- Kiểm tra, đánh giá việc Tòa án có thực hiện đúng nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho khách hàng của mình và cho đương sự khác theo quy định của pháp luật tố tụng khi thực hiện thu thập chứng cứ hay không. Trường hợp phát hiện những tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án nhưng khách hàng của mình không được Tòa án hoặc đương sự khác cưng cấp theo quy định, Luật sư có thể kiến nghị với Tòa án quyết định kéo dài thời gian để nghiên cứu hồ sơ, cung cấp bổ sung chứng cứ, gửi ý kiến/lời khai bổ sung.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
Nguồn tham khảo: Giáo trình kỹ năng cơ bản của Luật sư tham gia giải quyết các vụ việc dân sự - Học viện Tư pháp.
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm