Kỹ năng của luật sư tại phiên tòa hành chính sơ thẩm khiếu kiện về quản lý đất đai

"Người tốt không cần luật pháp để bảo mình phải hành động có trách nhiệm, còn người xấu tìm đường lách luật".

Platon, 428 TCN,- 347 TCN, nhà triết học, bác học Hy Lạp cổ đại

Kỹ năng của luật sư tại phiên tòa hành chính sơ thẩm khiếu kiện về quản lý đất đai

Tại phiên tòa hành chính sơ thẩm giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai, Luật sư cần chú trọng một số kỹ năng riêng biệt: [1] Tại phần hỏi, Luật sư bảo vệ quyền lợi cho người khởi kiện trình bày về về tình tiết, sự kiện và yêu cầu khởi kiện, hỏi các đối tượng có liên quan để làm rõ các vấn đề có liên quan; [2] Trong phần tranh luận, luật sư trinh bày luận cứ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, tranh luận với các bên đương sự khác về những vấn đề còn mâu thuẫn.

Liên hệ

I- KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ THAM GIA PHẦN THỦ TỤC KHAI MẠC PHIÊN TÒA HÀNH CHÍNH SƠ THẨM VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

1- Việc tham gia tố tụng của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Người bị kiện, phổ biến là ủy ban nhân dân các cấp, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp và người có thẩm quyền khác trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thường ủy quyển cho cán bộ dưới quyền tham gia tố tụng, cần chú ý đề nghị Hội đồng xét xử xác định rõ tư cách của người đại diện theo úy quyển của người bị kiện và phạm vi ủy quyền.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thế được xác định thừa hoặc thiếu do những bất cập của quy định pháp luật hiện hành, cần lưu ý, theo hướng dẫn về nghiệp vụ xét xử, Tòa án sẽ không xác định các cơ quan, cán bộ tham mưu cho người ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính bị kiện là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Các trường hợp khác, việc có xác định tư cách người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan là  một bên của tranh chấp đất đai, tranh chấp dân sự liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính là đối tượng khiếu kiện hay không tùy thuộc vào việc nội dung quyết định hành chính, hành vi hành chính và yêu cầu khiếu kiện có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của bên tranh chấp đó hay không.

2- Việc cung cấp thêm chứng cứ hoặc đề nghị triệu tập thêm người làm chứng 

Trong phần thủ tục khai mạc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa thường hỏi những người tham gia tố tụng xem có ai yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc cung cấp thêm bằng chứng hay không, nếu có người yêu cầu thì Hội đồng xét xử xem xét và quyết định. Luật sư cần tận dụng triệt để cơ hội này, đặc biệt trong trường hợp có những chứng cứ mà trước đó chưa có cơ hội hoặc chưa muốn cung cấp cho Tòa án, thông qua việc chủ động đề xuất với Hội đồng xét xử hoặc theo yêu cầu của Hội đồng xét xử.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest

II- KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ THAM GIA PHẦN THỦ TỤC HỎI TẠI PHIÊN TÒA HÀNH CHÍNH SƠ THẨM VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

1- Luật sư trình bày các tình tiết, sự kiện của vụ án hành chính về quản lý đất đai

Luật sư bảo vệ quyền lợi cho người khởi kiện cần chú ý những nội dung sau khi cùng với khách hàng của mình trình bày về tình tiết, sự kiện và yêu cầu khởi kiện:

(i) Nguồn gốc và quá trình sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất và nhà ở hoặc các công trình kiến trúc, cây trồng nên đất tại thời điểm có tranh chấp hoặc vi phạm.

(ii) Các sự kiện về sử dụng đất gắn liền với yêu iền với hoạt động quàn lý nhà nước như giao đất, chuyển nhượng đất, nhưng thay đổi, biến động trong việc lập hồ sơ địa chính, các tranh chấp hoặc vi phạm xảy ra gắn với khu đất, các sự kiện liên quan đến việc cơ quan nhà nước thu hồi đất, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xử lý vi phạm hành chính đối với người có hành vi vi phạm hoặc một nội dung cụ thể khác trong các hoạt động quản lý về đất đai; các thủ tục hành chính mà cơ quan nhà nước đã tiến hành trong giải quyết vụ việc.

(iii) Các quyết định hành chính, hành vi hành chính khác có liên quan trực tiếp đến vụ việc, nếu có, trước hoặc sau khi người khới kiện đã khới kiện vụ án hành chính.

(iv) Việc khiếu nại, giải quyết khiếu naị trước khi khởi kiện tại Tòa án hoặc các kết quả giải quyết tranh chấp của Tòa án, các cơ quan khác, nếu có.

(v) Quan điểm của người khởi kiện về kết quả giải quyết khiếu nại của người bị kiện (nếu có khiếu nại trước khi khởi kiện).

(vi) Thiệt hại phát sinh (nếu có) trực tiếp từ việc ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính bị kiện.

(vii) Yêu cầu khởi kiện cụ thể của người khởi kiện và lý do của yêu cầu khởi kiện.

(viii) Chứng cứ mà phía người khởi kiện cung cấp cho Tòa án để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình.

Luật sư của người bị kiện thường trình bày sau nên để đánh mất thời gian của phiên tòa, không nên trình bày lại mà chỉ nên xác nhận các tình tiết, sự kiện của vụ việc do phía người khởi kiện đã trình bày rõ ràng và bên mình đồng thuận, đồng thời bổ sung những tình tiết, sự kiện liên quan đến việc ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính ở góc độ quản lý nhà nước mà phía người khởi kiện không có điều kiện trình bày chi tiết, cụ thể hoặc những tình tiết, sự kiện hai bên mâu thuẫn với nhau về nội dung.

Quan điểm của người bị kiện về yêu cầu khởi kiện, về yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án (nếu có).

Các tài liệu, chứng cứ mà phía người bị kiện đã cung cấp cho Tòa án.

Trong quá trình trình bày, Luật sư có thể xuất trình bổ sung chứng cứ cho Hội đồng xét xử, cần lưu ý rằng, pháp luật hiện hành có quy định cho phép người bị kiện có thể ban hành quyết định hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quyết định hành chính bị kiện trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc. Do đó, việc bổ sung quyết định hành chính này tại phiên tòa vẫn được Hội đồng xét xử xem xét, với điều kiện quyết định hành chính đó phải được ban hành đúng thủ tục và thế thức luật định. Khi có tình tiết này, Luật sư của người bị kiện cần trình bày rõ với Hội đồng xét xử về lý do, căn cứ ban hành và nội dung của quyết định hành chính mới, những điểm khác biệt so với quyết định hành chính bị khởi kiện mà Tòa án đang xem xét, về việc cơ quan, người ban hành đã hay chưa tống đạt văn bản quyết định hành chính cho người khởi kiện, về những chứng cứ, tài liệu có liên quan trong việc chứng minh quyết định hành chính mới là cần thiết và đúng đắn đế giải quyêt vụ việc.

Nếu bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người khởi kiện, trong tình huống này, Luật sư cần trình bày với Hội đồng xét xử về việc người khởi kiện đã hay chưa nhận được quyết định hành chính mới, quan điểm của người khởi kiện về thủ tục, hình thức, nội dung của quyết định hành chính đó, đặc biệt là nội dung của quyết định hành chính mới này ảnh hưởng như thế nào (tốt hay không tốt) đến quyền lợí hợp pháp của người khởi kiện, từ đó nêu quan điểm của ngươi khởi kiện có đồng ý với hướng sửa quyết định hành chính mới của người bị kiện hay không và có rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không.

Dù bảo vệ quyền lợi cho người khởi kiện hay người bị kiện, Luật sư đều phải nắm vững đường lối xét xử của Tòa án trong trường hợp này, đó là nếu người khởi kiện đồng ý với quyết định hành chính mới và rút yêu cầu khởi kiện thì Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án, nếu người khởi kiện không rút yêu cầu khởi kiện thì Tòa án sẽ xem xét cả quyết định hành chính bị kiện và quyết định hành chính mới và tùy từng trường hợp sẽ có quyết định cho đúng pháp luật. Luật sư cần dự liệu được tình huống này ngay từ khi chuẩn bị tham gia phiên tòa để có thời gian, điều kiện chuẩn bị việc phân tích, đánh giá tác động, ảnh hường của quyết định hành chính mới đối với quyền lợi hợp pháp của người khởi kiện cũng như luận cứ phản bác khi không nhất trí với nội dung giải quyết trong quyết định hành chính mới đó của người bị kiện.

Nếu tại phiên tòa, người bị kiện mới đưa ra quyết định hành chính này, thì Luật sư của người khởi kiện cần suy xét nhanh phương án tranh tụng của mình và trao đổi với người khởi kiện đề xác định quan điểm cần trình bày với Hội đồng xét xử, nếu thấy cần thiết phải có thời gian xác minh, thu thập chứng cứ bồ sung phát sinh từ nội dung quyết định hành chính mới của người bị kiện thì đề nghị Hội đồng xét xử xem xét hoãn phiên tòa theo quy định chung.

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest

2- Luật sư tham gia hỏi tại phiên tòa

Ngoài những kỹ năng cơ bản trong tham gia phiên tòa hành chính sơ thẩm, việc tham gia thủ tục hỏi trong vụ án về quyết định hành chính, hành vi hành chính về quàn lý đất đai, Luật sư của mỗi bên cần lưu ý thêm khi hỏi các đối tượng có liên quan để làm rõ các vấn đề sau đây:

(i) Quyền sử dụng đất và những quyền lợi khác có liên quan của các đương sự trong vụ việc, những sự kiện pháp lý phát sinh trong quá trình sử dụng đất và ảnh hưởng của chúng đến việc ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính bị khiếu kiện.

(ii) Diền biến sự việc và lý do dẫn tới việc ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính bị khiếu kiện.

(iii) Mức độ xàm phạm của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện đến quyền lợi hợp pháp của người khởi kiện, người có quyền lợi liên quan (nếu có).

(iv) Mức độ vi phạm (lỗi) của người khởi kiện, người có quyền lợi liên quan (nếu có) trong vụ việc.

(v) Thẩm quyền ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính trong vụ việc: Người trực tiếp ký quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính có phải là người cỏ thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý đất đai không? Nêu họ không đồng thời là người có thẩm quyền theo quy định thì họ có được ủy quyên hợp pháp không, văn bản nào trong hồ sơ vụ án thể hiện điêu đó và phạm trách nhiệm của người được ủy quyền giải quyết vụ việc? Nếu người khởi kiện có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì Tòa án và phía người bị kiện xác định chủ thể nào có trách nhiệm bồi thường và cơ quan hành chính nhà nước (phổ biến trong thực tế là ủy ban nhân dân các cấp) có tham gia tố tụng trong trường họp này không?

Trình tự, thủ tục đã thực hiện trong việc ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính bị khiếu kiện: Cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền bị kiện đã thực hiện những thủ tục cụ thể nào trước khi ký quyết định hành chính hoặc tổ chức thực hiện hành vi hành chính, đối chiếu với quy định của pháp luật về thủ tục hành chính trong các hoạt động quản lý nhà nước về đất đai như: (i) Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; (ii) Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; (iii) cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; (iv) Truy thu các khoản thuế, lệ phí thuộc nghĩa vụ của người sử dụng đất; (v) Xử lý vi phạm hành chính pháp luật về đất đai; (vi) Giải quyết tranh chấp, khiếu nại trong quản lý và sử dụng đất đai.

Ví dụ: Thông báo các phương án cùa cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giao đất, thu hồi đất, về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất, về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, về thu các khoản thuế, lệ phí; Xác minh về hiện trạng sử dụng đất; Xác minh, xác nhận về việc đất không có tranh chấp; Lập biên bàn vi phạm hành chính...

Căn cứ thực tiễn (các sự kiện, tình tiết khách quan trong vụ việc) và căn cứ pháp lý (các ván bán pháp luậi vá đíéu khoắn quy định cụ the; dà dược sir dụng trong viộc ban hanh các ỌĐHC hoặc thực hiện hành vi hành chính.

Nội dung cụ thể trong cách giải quyết nội dung vụ việc thể hiện trong quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trong lĩnh vực quản lý vé đắt đai, nội dung cụ thể này thường là quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất và các chủ thể khác có liên quan hoặc những vấn đề cần giải quyết trong hoạt động quản lý đất đai theo quy định của pháp luật.

Thể thức của quyết định hành chính có hay không được bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest

III- KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ THAM GIA TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TÒA HÀNH CHÍNH SƠ THẨM VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Trong thủ tục này, Luật sư thường có hai nhiệm vụ: trinh bày bản luận cứ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và tranh luận với các bên đương sự khác về những vấn đề còn mâu thuẫn sau khi đã tiến hành xong các thủ tục trình bày và hổi tại phiên tòa. Do tính chất phức tạp của các vụ việc khiếu kiện trong quản lý đất đai nên đương sự thường ủy quyền cho Luật sư trả lời hoặc tranh luận nhiều nội dung vấn đề (có khi là toàn bộ). Để thực hiện đúng quy tắc thủ tục tố tụng ờ phần nàỵ.

Luật sư cần chú ý nhanh chóng xác định những vấn đề trọng tâm về tố tụng và nội dung đã được trình bày trong các phần thủ tục nước đó và bổ sung vào dự thảo luận cứ bảo vệ đã được chuẩn bị trước phiên tòa, đồng thời xác định những vấn đề cần tiếp tục tranh luận với bên đương sự khác theo hướng có lợi cho khách hàng của mình, làm bất lợi hơn cho phía bên kia. Luật sư cần xoáy sâu các lập luận cùa mình vào các vấn đề được xác định là có ý nghĩa phục vụ đắc lực cho phương án tranh tụng.

Khi tranh luận tại phiên tòa, Luật sư cần đề cặp đến các vấn đề sai sót, vướng mắc về thủ tục tố tụng (nếu có) trước, sau đó mới đến các vấn đề về nội dung vụ án. Trong các vấn đề nội dung, cần đi từ các vấn đề về thủ tục (thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thế thức văn bản) đến các vấn đề về nội dung (căn cứ và nội dung của quyết định hành chính, hành vi hành chính, các quyền và nghía vụ cụ thể của đối tượng phái thi hành quyết định hành chính hoặc chịu sự tác động trực tiếp của hành vi hành chính).

Nếu Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người khởi kiện thì trong bản luận cứ cần đưa ra các luận điểm sau để chứng minh quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện là trái pháp luật:

- Người ký quyết định hành chính hoặc thực hiệnhành vi hành chính không có thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Để lập luận cho luận điểm này, Luật sư nên bắt đầu bằng việc chỉ dẫn các quy định của pháp luật đất đai (Luật Đất đai và văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực vào thời điểm ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính) về thẩm quyền giải quyết vụ việc: tiếp đó căn cứ vào tình tiết cụ thể thể hiện ai là người ký quyết định hành chính hay thực hiện hành vi hành chính đó để đối chiếu, xác định việc người đó ký quyết định hành chính hay thực hiện hành vi hành chính đó là trái thẩm quyền. Nếu chứng minh được điều này, Luật sư có thể đề nghị Hội đồng xét xử tuyên hủy toàn bộ quyết định hành chính hoặc tuyên hành vi hành chính trái pháp luật.

Trình tự. thủ tục ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính có một hoặc một số điểm vi phạm quy định của pháp luật (không tiến hành hoặc tiến hành không đúng, không đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật khi giải quyết vụ việc). Chú ý làm rõ mức độ vi phạm là nghiêm trọng hay không nghiêm trọng. Thông thường, vi phạm về trình tự, thủ tục sẽ được coi là nghiêm ưọng khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cá nhân hoặc tổ chức là đối tượng điều chỉnh trực tiếp của quyết định hành chính, hành vi hành chính đó (nói cách khác là do có vi phạm đó từ phía cơ quan nhà nước, người thi hành công vụ dẫn đến các đối tượng phải thi hành quyết định hành chính hoặc trực tiếp chịu tác động của hành vi hành chính không có điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ hợp pháp của họ).

Ví dụ: Không thực hiện đúng thủ tục thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý đất đai tới các đối tượng phải thi hành quyết định hành chính trong thời hạn luật định; Không lập biên bản vi phạm hành chính nhưng vẫn ra quyết định xử phạt: Ban hành quyết định hành chính quá thời hiệu, thời hạn theo luật định... Nếu chứng minh được có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục như vậy, Luật sư có thé đề nghị Hội đồng xét xử tuyên hủy toàn bộ quyết định hành chính hoặc tuyên hành vi hành chính trái pháp luật.

Quyết định hành chính, hành vi hành chính không có hoặc thiếu căn cứ thực tế; việc giải quyết vụ việc không đúng thực tế khách quan, không bảo đảm được quyền lợi hợp pháp cùa đương sự; việc áp dụng pháp luật khi đưa ra quyct định giải quyết không đúng hoặc không đủ. Tùy từng mức độ sai trái, Luật sư đề nghị hội đống xét xử xem xét hủy bỏ một phần hay toàn bộ nội dung quyết định hành chính hoặc tuyên hành vi hành chínhC trái pháp luật,

- Thể thức của quyết định hành chính không bảo đảm đúng quy định của pháp luật,

Sau khi đã lập luận về những luận điểm chứng mính quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, Luật sư cần khẳng định lại một lần nữa việc ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính là trái pháp luật và lấy đó làm cơ sở để đưa ra luận điểm và chứng minh cho các yêu cầu cùa người khởi kiện tai phiên tòa.

Trong luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện, với mục đích chứng minh quyết định hành chính, hành vi hành chính của khách hàng của mình là hợp pháp, Luật sư cần tập trung vào các luận điểm chứng minh khách hàng của mình có căn cứ hợp pháp và đã tuân thủ các quy định của pháp luật về thủ tục và các điều kiện khác khi ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính đó. Luật sư nên bắt đầu bằng việc khăng định khách hàng của mình ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính là đúng pháp luật, tiếp đó dùng các luận điểm sau để chứng minh cho khẳng định của Luật sư:

(i) Người ký quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính có thẩm quyền và đã thực hiện đúng phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Để lập luận cho luận điểm này, Luật sư nên bắt đầu bằng việc chỉ dẫn các quy định của pháp luật đất đai (Luật Đất đai và văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực vào thời điểm ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính) về thẳm quyền giải quyết vụ việc; tiếp đó viện dẫn tình tiết cụ thể thể hiện ai là người ký quyết định hành chính hay thực hiện hành vi hành chính đó (quyết định hành chính và văn bản ủy quyền hợp pháp, nếu có) để khẳng định sự đúng đắn về thẩm quyền.

(ii) Trình tự, thủ tục ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính là đúng quy định của pháp luật. Cách thức chứng minh, lập luận tương tự như ý lập luận về thẩm quyền.

(iii) Quyết định hành chính, hành vi hành chínhcó nội dung giải quyết vụ việc hoàn toàn đầy đủ căn cứ thực tế; việc giải quyết vụ việc đúng thực tế khách quan, bảo đàm được quyền lợi hợp pháp của đương sự; việc áp dụng pháp luật khi đưa ra quyết định giải quyết là đúng và đầy đủ.

(iv) Thể thức của quyết định hành chính bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Cách thức chứng minh, lập luận tương tự như ý lập luận về thẩm quyền.

Do tính chất phức tạp thường gặp của lĩnh vực quản lý về đất đai như đã nêu trong các phần trên. Luật sư cần chú ý làm rõ những vấn đề sau đày liên quan đến căn cứ thực tế của các quyết định hành chính, hành vi hành chính mà cơ quan nhà nước thường sử dụng:

(i) Nguồn gốc đất: Các thời điểm (mốc thời gian) xác lập quyền sử dụng đất (hợp pháp hoặc thực tế) cho từng chủ thể có liên quan trong vụ việc; Các giấy tờ thể hiện các sự kiện cụ thể có giá trị chứng minh cho việc hình thành, xác lập các hành vi sử dụng đất, trong đó chú trọng các giây tờ thể hiện tính hợp pháp của quyền sử dụng đất như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, văn bản chuyển nhượng nhà đất, trích lục bản đồ. sơ đồ địa chính...

(ii) Diễn biến quá trình quản lý, sử dụng đất: Các sự kiện thay đổi (nếu có) từ khi xác lập quyền sử dụng đất hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà đến thời điểm, có quyết định hành chính, hành vi hành chính thuế đối với Nhả nước...).

(iii) Hiện trạng đất đang sử dụng: cá nhân, tổ chức hiện đang quản lý, sư dụng; tình trạng pháp lý của đất (đã hay chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sơ hữu nhà; đã hay chưa có tên trong sổ mục kê, bản đồ địa chính, sổ dã ngoại hay trích lục bản đồ; có hay không tranh chấp quyền sử dụng đất); có hay không việc xây dựng các công trình hoặc trồng cây trên đất; diện tích, ranh giới đất (và nhà trên đất)...

Luật sư cần lưu ý đối chiếu hai nhóm căn cứ thực tế và căn cứ pháp lý đà được sử dụng để ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính với nhau và nhận diện những căn cứ nào thực sự là đúng, những căn cứ nào là không đúng, để từ đó rút ra nhận định, lập luận về tính đúng đắn hoặc không đúng đắn trong nội dung giải quyết vụ việc, cần bám sát hai luận điểm cơ bản có tính chất đặc trưng về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là: (1) đánh giá các tình tiết khách quan trong vụ việc; và (2) áp dụng quy định của pháp luật đế giải quyết vụ việc.

Việc đánh giá các tình tiết khách quan không đúng hoặc áp dụng pháp luật không đúng sẽ là nguyên nhân trực tiếp đẫn đến quyết định hành chính, hành vi hành chính được xem là không hợp pháp một phần hoặc toàn bộ. Tòa án sẽ căn cứ vào phạm vi, mức độ không hợp pháp này đế quyết định tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính hoặc tuyên hành vi hành chính trái pháp luật. Do đó, Luật sư cần nắm vững điều nay để trong từng vụ việc cụ thể đưa ra những lập luận chuẩn xác, góp phần bảo đảm tính thuyết phục của luận cứ bảo vệ quyển lợi cho khách hàng.

Với mọi luận điểm nêu trong bản luận cứ bào vệ cũng như trong phần tranh luận đối đáp tại phiên tòa, Luật sư cần chứng minh bằng những căn cứ pháp lý và những chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và được tham gia tại phiên tòa. Luận điểm cuối cùng trong bản luận cứ nên hướng tới những yêu câu cụ thể của người khởi kiện đã thề hiện trong đơn khởi kiện và được khẳng định tại phiên tòa hoặc những quan điểm cùa người bị kiện, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với yêu cẩu khởi kiện. Tiếp đó, Luật sư cần nêu rõ đề nghị của mình và phía đương sự mà mình bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp về việc đề nghị Hội đông xét xừ xem xét tuyên hủy toàn bộ hay một phần quyết định hành chính hoặc tuyên hành vi hành chính là trái pháp luật va giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại đà trực tiếp phát sinh từ quyết định hành chính, hành vi hành chính đó.

Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương, Trưởng chi nhánh Nghệ An, tổng hợp (tham khảo: Giáo trình Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ án hành chính - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của luật sư tại phiên tòa hành chính sơ thẩm khiếu kiện về quản lý đất đai

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.55251 sec| 1189.117 kb