Kỹ năng của Luật sư trong phần tuyên án tại phiên tòa
Nội dung bài viết
Tại phiên tòa sơ thẩm giải quyết tranh chấp, phần tuyên án Luật sư vận dụng các kỹ năng cơ bản là vô cùng cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn về Kỹ năng của Luật sư trong phần tuyên án tại phiên tòa để mọi người có thể hiểu thêm về vấn đề trên.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 02466 527 527
1- Kỹ năng của Luật sư trong phần tuyên án
Đối với các vụ án về xâm phạm sở hữu, do nhận thức và nắm bắt các thông tin về bản án của bị cáo rất hạn chế, nên trong phần án, để có thể giúp đỡ được khách hàng Luật sư cần phải lưu ý những kỹ năng sau:
(i) Luật sư cần chăm chú lắng nghe những nhận định về tội phạm, hình phạt và các quyết định của Hội đồng xét xử đối với khách hàng của mình. Ngoài tội danh, hình phạt, Luật sư cần chú ý đến trách nhiệm dân sự của khách hàng được tuyên trong bản án như thế nào....
(ii) Cần ghi tóm tắt những quyết định của Toà án về phần tội danh điều khoản Bộ luật hình sự mà Toà án áp dụng, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ Trách nhiệm hình sự, hình phạt với từng bị cáo và các quyết định bồi thường thiệt hại.
(iii) Giúp khách hàng xem biên bản phiên tòa, do đặc thù của án xâm phạm sở hữu, các bị cáo thường có nhận thức xã hội và pháp lý hạn chế, đối với một số tội trong nhóm tội này (như cướp tài sản cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản...) thì tuổi đời của các bị cáo thấp và nhân thân đã có tiền án tiến sự, trong một số trường hợp Thư ký ghi biên bản phiên tòa cũng không cẩn trọng kỹ càng dẫn đến những sai sót không đáng có ảnh hưởng đến quyền lợnicuar bị cáo. Hoặc đối với những vụ án diễn biến phức tạp, Toà án không chấp nhận quan điểm của Luật sư hoặc khi xét hỏi, tranh luận thấy Thư ký rất ít ghi chép thì Luật sư cần đề nghị với Toà án cho xem biên bản phiên tòa. Sau khi kết thúc phiên tòa, Luật sư sẽ giúp bị cáo xem lại biên bản phiên tòa, chú ý những lời khai quan trọng có lợi hoặc gây bất lợi cho bị cáo.
2- Chia sẻ cùng bị cáo và gia đình bị cáo:
Trong trường hợp mà nội dung bản án đã tuyên không được như kỳ vọng của bị cáo và gia đình bị cáo thì bị cáo và gia đình bị cáo sẽ rất bức xúc. Trong những trường hợp này Luật sưu cần phải có những chia sẻ, cảm thông sâu sắc để động viên bị cáo và gia đình của họ. Tránh trường hợp Luật sư tỏ ra thản nhiên, vô cảm trước nỗi đau và mất mát đối với bị cáo và gia đình. Có những trường hợp vui vẻ ra bắt tay, hỏi thăm nói chuyện với Luật sư đồng nghiệp, vị đại diện Viện kiểm sát... như vậy là điều không nên vì sẽ gây phản cảm đối với khách hàng. Còn trong trường hợp bản án đúng như nguyện vọng và mong muốn mà Luật sư và bị cáo đã định hướng thì Luật sư cần ra động viên, dặn dò bị cáo, về việc cải tạo thật tốt để sớm trở về hòa nhập với cộng đồng.
- Kỹ năng của Luật sư trong phần tranh luận tại phiên toà
- Tư vấn pháp luật trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư của dự án đầu tư
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 02466 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm