Kỹ năng nghe khi tranh luận trong nghề luật

24/06/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Luật sư cần lưu ý gì về kỹ năng nghe khi tranh luận và những chú ý tại phiên tòa trong tranh luận

Kỹ năng nghe cũng đóng vai trò quan trọng trong tranh luận. Tranh luận là sự cọ xát bằng ngôn ngữ giữa hai hay nhiều người, khi một người đưa ra quan điểm và lập luận để bảo vệ quan điểm của mình, đối phương sẽ lắng nghe và từ đó đưa ra quan điểm phản biện.

1- Kỹ năng nghe khi tranh luận trong nghề luật

Tranh luận trong nghề luật không chỉ là nói, là trình bày vấn đề mà mình đã chuẩn bị mà còn bao gồm cả kỹ năng nghe. Kỹ năng nghe cũng đóng vai trò quan trọng trong tranh luận. Tranh luận là sự cọ xát bằng ngôn ngữ giữa hai hay nhiều người, khi một người đưa ra quan điểm và lập luận để bảo vệ quan điểm của mình, đối phương sẽ lắng nghe và từ đó đưa ra quan điểm phản biện.

Một trong những hoạt động tranh tụng điển hình, đặc trưng trong nghề luật là hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, nơi mà Luật sư, Kiểm sát viên sẽ tranh luận với nhau để bảo vệ quan điểm của mình, phản bác quan điểm của đối phương. Khi tham gia phiên tòa, để có thể tranh luận tốt, Luật sư, Kiểm sát viên phải biết lắng nghe trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa.

Ví dụ minh họa: Khi Luật sư tham gia phiên tòa, để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng, ngay trong phần xét hỏi, khi Kiểm sát viên, các Luật sư khác tham gia xét hỏi đưa ra câu hỏi của mình, Luật sư cần lắng nghe, ngoài việc nắm được câu hỏi, nội dung trả lời của các bên liên quan, Luật sư cần tư duy, xác định xem việc đặt câu hỏi của Kiểm sát viên, Luật sư đồng nghiệp nhằm mục đích gì. Thông thường, các câu hỏi trong phần xét hỏi sẽ liên quan chặt chẽ đến quan điểm của Luật sư trong phần tranh luận. Xác định được nội dung này sẽ giúp Luật sư đoán định trước được những ý đổ, quan điểm của đổi phương và từ đó chuẩn bị tốt hơn cho phần tranh luận sau.

2- Những chú ý tại phiên tòa trong tranh luận

Tuy nhiên, kỹ năng lắng nghe tại phiên tòa trong tranh luận không đồng nghĩa với việc phải lắng nghe tất cả các vấn đề. Trong thực tiễn, có những phiên tòa lớn, nhiều bị cáo, bị hại, người liên quan, diễn ra trong thời gian dài, nếu Luật sư luôn đặt mình vào tình trạng chăm chú lắng nghe thì sẽ rất mệt mỏi, nhiều khi sẽ bỏ qua các nội dung quan trọng. Kỹ năng lắng nghe trong hoạt động tranh luận là người tranh luận cần phải biết khi nào cần lắng nghe, khi nào có thể bỏ qua; và khi lắng nghe, cần phải biết chắt lọc những nội dung gì là quan trọng, có thể sử dụng trong quá trình tranh luận, nội dung gì có thể bỏ qua.

Ví dụ minh họa: Trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự, có 48 bị cáo bị truy tổ về bổn nhóm tội danh khác nhau, xét xử Trong 20 ngày. Luật sư chỉ nhận bào chữa cho một bị cáo bị truy tố về một tội danh. Khi tham gia phiên tòa, đối với phần xét xử liên quan đến các bị cáo thuộc nhóm tội khác, Luật sư cũng không cần quả tập trung lắng nghe, vì không liên quan đến khách hàng mà Luật sư nhận bảo vệ.

Khi tranh luận, qua việc lắng nghe đối phương trình bày, cùng với việc nắm được quan điểm của đối phương, chúng ta có thể phát hiện ra những điểm bất hợp lý trong lập luận của đối phương, từ đó đưa ra các quan điểm phản bác.

Ví dụ minh họa: Trong vụ án hình sự về tội cố ý gây thương tích, khi trình bày quan điểm luận tội, đại diện Viện kiểm sát cho rằng bị cáo phạm tội có tính cản đồ, cần áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, qua | diễn biển sự việc được mô tả trong quan điểm luận tội thể hiện bị hại đã chủ động đến nhà bị của gây chuyện, đánh mẹ già của bị của nên bị cáo mới bức xúc, cầm hung khi đánh lại dẫn đến hậu quả gây thương tích cho bị hại, Qua đó, dựa vào bản chất, diễn biến sự việc, Luật sư đã tranh luận, chứng minh hành vi của bị cáo tuy phạm tội, nhưng không có tính côn đồ, bên cạnh đó còn cần cho bị cáo được hương tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra. Với những căn cứ Luật sư đưa ra, quan điểm tranh luận của Luật sư đã được Hội đồng xét xử chấp nhận.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

(i) Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn

 

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng nghe khi tranh luận trong nghề luật

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.13600 sec| 942.086 kb