Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án và những điều cần biết

14/06/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Vì sao Luật sư cần có kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án? Luật sư cần lưu ý điều gì khi nghiên cứu hồ sơ vụ án?

Việc nghiên cứu kỹ các chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ vụ án giúp cho Luật sư nắm được bản chất của vụ việc, các tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội của bị can, bị cáo, trên cơ sở đó xác định sự thật khách quan về vụ án.

1- Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án của Luật sư

Hồ sơ vụ án do pháp nhân thương mại phạm tội thường có rất nhiều bút lục, ngoài các văn bản, tài liệu về các hoạt động tố tụng còn có những chứng cứ, tài liệu về cơ cấu tổ chức của pháp nhân thương mại, hoạt động của Hội đồng Quản trị hoặc của Tổng Giám đốc hay Giám đốc, hoạt động sản xuất, kinh doanh, các loại hợp đồng, hóa đơn, chứng từ... Vì vậy, Luật sư cần phải có phương pháp khoa học để nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện nhất hồ sơ vụ án, trên cơ sở đó có sự đánh giá, tổng hợp, đầy đủ các chứng cứ, tài liệu buộc tội và gỡ tội, không bỏ sót các chứng cứ, tài liệu, các tình tiết quan trọng về vụ án. Quá trình nghiên cứu hồ sơ, Luật sư phải lập tiểu hồ sơ (trong đó ghi tóm tắt nội dung các tài liệu đã nghiên cứu, những điểm vi phạm tố tụng các tình tiết mâu thuẫn hoặc chưa được làm rõ, sao chụp tài liệu cần thiết liên quan đến việc bào chữa) để tiện lợi sử dụng cho việc xây dựng kế hoạch tham gia xét hỏi tại phiên tòa, dự thảo luận cứ bào chữa; đề xuất trao đổi với Viện kiểm sát, Tòa án các vấn đề về thủ tục tố tụng, về thu thập bổ sung chứng cứ...(xem thêm: hợp đồng vay tiền)

2- Những lưu ý khi nghiên cứu hồ sơ vụ án đối với Luật sư

Luật sư cần chú ý một số vấn đề sau đây:

(i) Thứ nhất, Luật sư phải đặc biệt chú ý đến các chứng cứ, tài liệu để xác định các dấu hiệu khách quan của tội phạm là căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can vì đây cũng chính là các căn cứ để Luật sư kiến nghị với các cơ quan tiến hành tố tụng hủy bỏ, thay đổi quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can hoặc chuyển sang tội khác nhẹ hơn. 

Ví dụ:

Ngày 20/6/2018, Hải quan bắt giữ một lô gỗ trắc của Công ty X được vận chuyển từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu Cầu Treo - Hà Tĩnh. Qua kiểm tra cho thấy số lượng gỗ thực tế trên các xe tải nhiều hơn 25m so với số lượng gỗ 70mg ghi trên các chứng từ xuất nhập khẩu. Công ty X bị khởi tố, điều tra và truy tố về tội “buôn lậu” (với số lượng gỗ trắc là 95m) theo điểm c khoản 6 Điều 188 Bộ luật hình sự. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Luật sư thấy rằng thực tế số gỗ trắc nhập khẩu trái phép (nhập lậu) chỉ là 25m (tức là chỉ có số lượng gỗ vượt quá số lượng được phép nhập khẩu mới bị coi là nhập lậu). Sau khi có kiến nghị của Luật sư, các cơ quan tiến hành tố tụng đã tiến hành điều tra bổ sung và thay đổi kết luận điều tra và cáo trạng truy tố Công ty X về tội “buôn lậu” (với số lượng gỗ trắc là 25m) theo điểm a khoản 6 Điều 188 Bộ luật hình sự năm 2015.

(ii) Thứ hai, Luật sư phải kiểm tra kỹ tính hợp pháp, tính khách quan và tính liên quan của các chứng cứ, tài liệu để xác định giá trị chứng minh của từng chứng cứ. Đặc biệt cần chú trọng kiểm tra về thủ tục tố tụng hình thức, thẩm quyền và nội dung) của các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, các biên bản phạm pháp quả tang, khó thu giữ, niêm phong vật chứng, tài liệu, tài sản... Chú ý: Các tài liệu photocopy phải có dấu xác nhận hợp pháp “sao lại” hoặc “sao y " chính của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan ban hành hoặc cơ quan tiến hành tố tụng).(tìm hiểu: hợp đồng đặt cọc mua đất)

(iii) Thứ ba, cần nghiên cứu kỹ các tài liệu, hồ sơ của pháp nhân thương mại (như: quyết định thành lập, giấy phép đăng ký kinh doanh, điều lệ doanh nghiệp, quy chế hoạt động,...) và các yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp (như: tình hình sản xuất, kinh doanh, việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp trước khi xảy ra vụ việc; việc cấp vốn, huy động vốn; tình hình nhân sự, năng lực và trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp...).

(iv) Thứ tư, Luật sư cần nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật về quản lý kinh tế, bảo vệ môi trường có liên quan đến lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của pháp nhân thương mại bị truy cứu trách nhiệm hình sự (như: các văn bản pháp luật quy định về xuất nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất... nếu là các vụ án buôn lậu hay vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, hoặc các văn bản pháp luật quy định về bảo vệ môi trường hay xuất nhập khẩu phế liệu, hàng hóa..., nếu là các vụ án về tội phạm môi trường...) để đối chiếu hành vi vi phạm có cấu thành tội phạm hay chỉ là vi phạm pháp luật hành chính, dân sự, kinh tế...

(v) Thứ năm, Luật sư cần nghiên cứu kỹ các tài liệu, kết quả giám định, định giá tài sản... đối với các vụ án mà định lượng, giá trị hàng hóa, tài sản hay thiệt hại vật chất do hành vi phạm tội gây ra là dấu hiệu định tội hoặc định khung tăng nặng như: các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm...).(đọc thêm: hợp đồng hợp tác kinh doanh)

Sau khi đã kiểm tra, đánh giá từng chứng cứ, Luật sư phải đánh giá tổng hợp toàn diện, đầy đủ về giá trị chứng minh của tất cả các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ để nắm vững nội dung vụ án, các chứng cứ có lợi, bất lợi cho pháp nhân thương mại; những điểm mâu thuẫn giữa các chứng cứ, tài liệu cần được làm sáng tỏ theo hướng có lợi cho khách hàng..., trên cơ sở đó Luật sự cần xác định rõ các vấn đề cụ thể sau đây: Vụ án đã đủ chứng cứ để giải quyết hay chưa; Có căn cứ để đình chỉ vụ án hay không; Quá trình thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật có vi phạm tố tụng hoặc mâu thuẫn với các chứng cứ, tài liệu khác có trong hồ sơ; Có chứng cứ chứng minh về sự vô tội của pháp nhân thương mại (như: hành vi của pháp nhân thương mại không đủ điều kiện phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 75 Bộ luật hình sự năm 2015; hoặc hành vi của pháp nhân thương mại không thuộc phạm vi các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật hình sự năm 2015); Hành vi của pháp nhân thương mại cấu thành tội phạm nào và theo quy định tại điều khoản nào của Bộ luật hình sự; Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự có thể áp dụng; Loại hình phạt, mức hình phạt (cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung) cụ thể và các biện pháp tư pháp nào có thể áp dụng đối với pháp nhân thương mại theo quy định; Trách nhiệm dân sự và mức độ thiệt hại mà pháp nhân thương mại có thể phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực pháp …. được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án và những điều cần biết

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.68505 sec| 954.523 kb