Kỹ năng quản lý cảm xúc tức giận, căng thẳng trong nghề luật

25/07/2021
Đối với người làm nghề luật (chẳng hạn như đối với Thẩm phán), việc phải đối diện với người tham gia tố tụng có thái độ nóng giận, gây căng thẳng không phải là trường hợp hi hữu. Chính vì vậy, các kỹ năng quản lý cảm xúc tức giận, căng thẳng trong nghề luật là rất quan trọng

 

 Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

1- Kỹ năng quản lý cảm xúc tức giận, căng thẳng trong nghề luật

Đối với người làm nghề luật (chẳng hạn như đối với Thẩm phán), việc phải đối diện với người tham gia tố tụng có thái độ nóng giận, gây căng thẳng không phải là trường hợp hi hữu. Nguyên tắc chung để xử lý những tình huống có sự nóng giận, gãy hắn của một chủ thể một bên các bên trong quá trình giải quyết vụ việc phát sinh là không thụ động ngồi nghe quan sát để người tham gia tố tụng (ví dụ Luật sư) mượn có nóng giận hàng "dẫn dắt” phiên tòa theo cách mà họ muốn nó diễn ra. Thẩm phân phải sử dụng kỹ năng điều khiển phiên tòa (kỹ năng nghiệp vụ) và khả năng kiểm soát phòng xử án (kiểm soát cảm xúc, thái độ, hành vi của chính minh và những người tham gia tố tụng), đảm bảo phiên tòa diễn ra trong trật tự tố tụng, công lý và sự công bằng cho các bên.

2- Cách thức Thẩm phán kiểm soát cảm xúc nóng giận của các chủ thể tham gia tố tụng

(i) Duy trì sự kiểm soát ngay từ khâu (làm cho các bên hiểu rõ họ có quyền và nghĩa vụ gì; ngăn chặn sự leo thang của hành vi không phù hợp tại phòng xử án; sử dụng ngôn ngữ để hiểu và thái độ hợp tác để người tham gia tố tụng tuân thủ nội quy phiên tòa).

(ii) Can thiệp để kiểm soát những hành xử thái quá hoặc không phù hợp (Kiểm soát việc tranh cãi của các bên, tập trung vào bản chất của vấn đề cần tranh luận; yêu cầu Luật sư cắt bỏ phần trình bày dài dòng, những nội dung chất vấn không đúng trọng tâm hoặc có tính chất lăng mạ, làm tổn thương người khác, luôn sử dụng ngôn ngữ lịch sự và thái độ chuyên nghiệp để điều hành và can thiệp; tạo điều kiện để các bên được lắng nghe một cách công bằng: không làm thay phần việc của Luật sư...).

(iii) Sử dụng cụm từ “bởi vì” với mục đích giải thích rõ những quyết định của Tòa

(iv) Thể hiện thái độ THẤU HIỂU mà không phải là cảm xúc (lắng nghe để hiểu được sự giận dữ nhưng không để bị kích động; kiềm chế cảm xúc bực bội; tránh làm mất thể diện của Luật sư và những người tham gia tố tụng khác; tập trung vào vấn đề của vụ việc mà không phải con người Luật sư). “Đứng ngoài” mọi sự “Đôi co" (tránh đấu khẩu" với Luật sư, cứng rắn nhưng lịch sự, có văn hóa pháp đình).

(v) Đối xử với mọi Luật sư như nhau (Không bao giờ cho phép Luật sư có thái độ tức giận, gây hấn, làm được điều mà Luật sư khác không được làm, bởi các Luật sư chỉ tôn trọng những Thẩm phán thực thi đúng các quy tắc đã đặt ra).

(vi) Diễn đạt lại và chuyển hướng theo cách nói khách quan, không để bị chi phối bởi cảm xúc; tìm ra những điểm mà các bên có thể nhất trí.

(vii) Trong trường hợp cụ thể, có thể để Luật sư hoặc đương sự được nói ra hết những điều làm họ bức xúc hay tức giận.

(viii) Khi cần thiết có thể cho tạm ngừng để căng thẳng lắng xuống (nghỉ giải lao, nghi phiên tòa sớm để cả bản thân và các Luật sư bình tĩnh trở lại).

Mặt khác, người hành nghề luật (Thẩm phán, Luật sư hoặc các chuyên gia pháp luật khác) thường xuyên phải đối diện với cảm xúc tức giận của chính bản thân mà nguyên nhân do chính công việc hay người khác (đồng nghiệp khách hàng chủ thể liên quan...) mang lại. Về nguyên tắc, những cảm xúc tức giận, bức xúc này cần được kiểm soát tốt để không ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc. Điều cần làm trước hết là học cách đối diện với khó khăn, bình tĩnh trong mọi tình huống. Cần tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đầy đủ nhất. Cần nhìn lại để hiểu được lý do khiến bản thân tức giận và cần tư duy xem sự tức giận đó có thể gây ra những hậu quả gì. Không đưa ra quyết định (cho bản thân/khách hàng/chủ thể khác) trong lúc đang tức giận. Thậm chí, không gửi emailý kiến pháp lý trong lúc cảm xúc của bản thân đang trong trạng thái tiêu cực. Chuyển sự chú ý sang vấn đề khác để bản thân bình tâm trở lại. Tìm cách thoát ra khỏi cơn tức giận một cách nhanh nhất có thể (dừng lại cuộc tranh luận trao đổi/họp; không cố giải quyết đến cũng vẫn để đang nảy sinh các xung đột, mâu thuẫn...). Tất cả những điều trên đều là cách mà một người chuyên nghiệp trong hành nghề luật thường lựa chọn để cá nhân tự kiểm soát được sự tức giận này trong thực tế công việc hành nghề.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng quản lý cảm xúc tức giận, căng thẳng trong nghề luật

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.18650 sec| 943.336 kb