Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Ở mặt tốt nhất, con người cao thượng nhất trong tất cả các loài động vật; tách khỏi luật lệ và công lý, anh ta trở thành tồi tệ nhất".
Aristotle, 384 TCN - 322 TCN, nhà bác học Hy lạp cổ đại
Luật sư tham gia tranh tụng trong các vụ án khiếu kiện quyết định hành chính liên quan đến xử lý vi phạm hành chính là nhằm chứng minh tính hợp pháp hay bất hợp pháp của quyết định xử phạt xử lý hành chính: quá trình xử phạt hành chính hay áp dụng các biện pháp xử lý hành chính: chứng minh những tình tiết khách quan của vụ kiện hành chính.
Thông qua hoạt động tranh tụng, Luật sư bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp cho khách hàng, đồng thời cũng giúp Hội đồng xét xử sẽ có những đánh giá, nhận định đầy đủ, khách quan về nội dung vụ án, để làm căn cứ ra bản án hoặc quyết định đúng pháp luật.
Luật sư tham gia giải quyết các vụ án hành chính nói chung, vụ án khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về xử lý vi phạm hành chính nói riêng với tư cách là một trong số những người tham gia tố tụng, thực hiện hoạt động tranh tụng tại Tòa án.
Mục đích, ý nghĩa hoạt động tranh tụng của Luật sư trong các vụ án khiếu kiện quyết định hành chính liên quan đển xử lý vi phạm hành chính là nhằm chứng minh tính hợp pháp hay bất hợp pháp của quyết định xử phạt/xử lý hành chính: quá trình xử phạt hành chính hay áp dụng các biện pháp xử lý hành chính: chứng minh những tình tiết khách quan của vụ kiện hành chính, nhát là các tình tiết mà những người tham gia tố tụng còn có ý kiến khác nhau. Thông qua hoạt động tranh tụng, Luật sư bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp cho khách hàng đồng thời cũng giúp Hội đồng xét xử sẽ có những đánh giá, nhận định đầy đủ, khách quan về nội dung vụ án, để làm căn cứ khi nghị án và ra bản án hoặc quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục.
Khi tranh tụng các vụ án hành chính liên quan đển xử lý vi phạm hành chính, Luật sư sử dụng các kỹ năng cần thiết để xác định phạm vi và nội dung tranh tụng, xác định địa vị pháp lý và chức năng của các chủ thể tham gia tranh tụng, tìm kiếm, thu thập chứng cứ chứng minh trong vụ án hành chính mà mình tham gia để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest
Luật Tố tụng hành chính năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 quy định về đối tượng khởi kiện ưong vụ án hành chính. Việc xác định đúng đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính có vai trò quan trọng đối với toàn bộ tiến trình tố tụng. Việc xác định đúng đối tượng khởi kiện không phải là vấn đề đởn giản, vì hoạt động quản lý hành chính nhà nước hết sức đa dạng, phức tạp, nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều chủ thể được nhà nước giao quyền quản lý, cho nên các chủ thề này được quyền ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính để quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực và đởn vị, do đó các loại quyết định hành chính, hành vi hành chính rất đa dạng: mặt khác, do nhân thức về quyết định hành chính, hành vi hành chính còn có nhiều cách hiểu khác nhau và chưa có sự thống nhất, do đó việc xác định đối tượng khởi kiện vụ án hành chính cũng gặp nhiều khó khăn.
Các khiếu kiện liên quan đểnxử lý vi phạm hành chính là loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo Khoản 1 Điều 30 Luật Tố tụng hành chính. Đối tượng khởi kiện trong các vụ án hành chính trong xử lý vi phạm hành chính là các quyết định hành chính cá biệt, các hành vi hành chính thực hiện trong quá trình xử lý vi phạm hành chính của những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trừ các quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở các hoạt động tố tụng và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cở quan, tổ chức trong quá trình xử lý vi phạm hành chính.
Căn cứ các quy đinh chung về đối tượng khiếu kiện vụ án hành chính, xuất phát từ đặc thù của hoạt động xử lý vi phạm hành chính, các đối tượng khiếu kiện trong lĩnh vực này chủ yếu là các quyết định hành chính, bao gồm:
Quyết định đình chỉ thực hiện hành vi vi phạm hành chính; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm; Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt; Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.
Để đánh giá tính hợp pháp về nội dung của quyết định hành chính, hành vi hành chính trong xử lý vi phạm hành chính, phải lưu ý kỹ năng xác định hành vi vi phạm hành chính.
Đối với khách hàng là người khởi kiện (là người bị xử phạt hoặc là đối tượng của các quyết định hành chính, hành vi hành chính khác trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính, hoặc chịu tác động bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính đó) thì việc xác định chính xác hành vi vi phạm hành chính (có hay không có hành vi vi phạm, hành vi gì, tính chất, mức độ của hành vi, được quy định ờ văn bàn pháp luật nào, do ai thực hiện) là căn cứ quan trọng để chứng minh tính bất hợp pháp của quyết định xử lý vi phạm hành chính.
Đối với khách hàng là người bị kiện thì việc xác định đúng hành vi vi phạm hành chính là căn cứ để bảo vệ tính hợp pháp cùa quyết định hành chính do họ ban hành hay hành vi hành chính đã thực hiện.
Để xác định một hành vi có vi phạm hành chính hay không cần: Đánh giá hành vi đó trong bối cảnh không gian, thời gian, thời điểm thực hiện hành vi của chủ thể, từ đó phàn tích các tình tiết, hoàn cảnh, điều kiện có ảnh hưởng tới hành vi. Trên cở sở các thông tin thu thập được, Luật sư đánh giá hành vi mà căn cứ vào đó các cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính là hành vi gì? Thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước nào? Có nằm trong phạm vi xử lý vi phạm hành chính hay không? Đồng thời Luật sư thu thập, xem xét các thông tin tài liệu, chứng cứ có liên quan tới việc đánh giá hành vi đó. Kiểm tra và đối chiếu các văn bản pháp luật làm căn cứ cho việc đánh giá hành vi vi phạm hành chính đó theo trình tự từ văn bản quy định chung đển các văn bản chuyên biệt cho từng lĩnh vực. Luật sư đánh giá việc áp dụng các văn bản đó có phù hợp hay không, có thuộc thẩm quyền của cơ quan, người ra quyết định hay không?
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
Vấn đề xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính là hết sức quan trọng, nhằm bảo đảm cho việc Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ đạt hiệu quả.
Theo quy định tại Điều 53 Luật Tố tụng hành chính, những người tham gia tố tụng hành chính bao gồm: đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch. Như vậy, đương sự là đối tượng được quy định thuộc nhóm những người tham gia tố tụng.
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính, đưởng sự trong vụ án hành chính bao gồm: người khởi kiện, người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Người khởi kiện trong vụ án liên quan đển xử lý vi phạm hành chính là cá nhân, cơ quan, tổ chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm trực tiếp bởi quyết định hành chính được ban hành hoặc hành vi hành chính được thực hiện trong quá trình xử lý hành vi được cho là vi phạm hành chính của các cá nhân, cở quan, tổ chức đó.
Căn cứ vào Khoản 8 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015, người khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính gồm: cá nhân (có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không có quốc tịch), cở quan, tổ chức (bao gồm cở quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghê nghiệp, tổ chức kinh tế, đởn vị sự nghiệp công lập, đởn vị lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật) bị xử phạt, xử lý vi phạm hành chính hoặc tuy không trực tiếp bị xử phạt, xử lý nhưng việc xử phạt, xứ lý đó ảnh hưởng đển quyền, lợi ích của họ.
Bên cạnh đó, người khởi kiện phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 54 Luật Tố tụng hành chính, nghĩa là phải có năng lực Tố tụng hành chính bao gồm năng lực pháp luật Tố tụng hành chính và năng lực hành vi Tố tụng hành chính.
Năng lực hành vi của cá nhân, cở quan, tổ chức trong Tố tụng hành chính là khả năng tự thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính hoặc ủy quyền cho người khác tham gia Tố tụng hành chính. Năng lực hành vi Tố tụng hành chính của cá nhân sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi và khả năng nhận thức. Người từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ của đưởng sự trong Tố tụng hành chính hoặc có thể ủy quyền cho bất cứ người nào không thuộc các trường hợp pháp luật loại trừ (theo Khoản 6, Khoản 7 Điều 60) đại diện cho mình tham gia tố tụng theo quy định tại Điều 54 (năng lực pháp luật Tố tụng hành chính và năng lực hành vi Tố tụng hành chính của đương sự) và Điều 60 (người đại diện) của Luật Tố tụng hành chính.
Cần phân biệt người có quyền khởi kiện với người khởi kiện và người thực hiện việc khởi kiện. Người có quyền khởi kiện là người bị tác động, xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính của các chủ thể quàn lý nhà nước. Người khởi kiện là người trực tiếp tham gia tố tụng trong vụ án hành chính với tư cách đối lập với người bị kiện. Người có quyền khởi kiện chỉ trở thành người khởi kiện khi họ tiến hành làm đởn khởi kiện vụ án hành chính trên thực tế. Riêng về người khởi kiện, trong một số trường hợp, có thể họ không phải là người có quyền khởi kiện; đó là những trường hợp họ là người đại diện theo pháp luật của người có quyền khởi kiện trong vụ án hành chính.
Như vậy, để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng trước sự xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền trong cở quan nhà nước thì điều kiện tiên quyết là Luật sư phải chứng minh khách hàng có đủ tư cách chù thể khởi kiện.
Căn cứ theo quy định về thẩm quyền ra quyết đinh xử phạt hoặc xử lý vi phạm hành chính, người bị kiện trong vụ án liên quan đến xử lý vi phạm hành chính là các chức danh có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Ví dụ: Căn cứ vào Điều 38 Luật xử lý vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt hành chính là của Chủ tịch UBND các cấp, do đó, người bị kiện trong trường hợp này phải là Chủ tịch UBND.
Một vấn đề khác trong việc xác định người bị kiện trong trường hợp người ban hành quyết định xử phạt là người được giao quyền.
Theo quy định tại Điều 54 Luật xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thể giao quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; việc giao quyền này phải bằng văn bản quy định rõ phạm vi. nội dung, thời hạn giao quyền. Như vậy, trong trường hợp này, người có thẩm quyền ban hành quyết định là người giao quyền chứ không phải là người được giao quyền và ngưòi bị kiện trong vụ án hành chính phải là người đã giao quyền cho cấp dưới ban hành quyết định đó.
Ví dụ: Chủ tịch UBND quận H có văn bản giao quyền cho Phó Chủ tịch ký các quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Ngày.... Phó Chủ tịch UBND quận H ban hành quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng đối với chủ hộ của căn nhà số 101, đường A, quận H. Như vậy, mặc dù Phó Chủ tịch được giao quyền ký quyết định, nhưng khi xác định người bị kiện trong vụ án hành chính này phải là người mà Luật quy định có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt, đó lả Chủ tịch UBND quận H.
Trong các vụ kiện liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính trong xử lý vi phạm hành chính thường hay có đưởng sự này. Để xác định có hay không có người có quyển lợi, nghĩa vụ liên quan, Luật sư cần đánh giá việc Tòa án phán quyết về đối tượng khiếu kiện có ảnh hưởng gì đển quyền lợi, nghĩa vụ của cá nhán, tổ chức nào khác ngoài người khởi kiện, người bị kiện không.
Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest
Xuất phát từ các vấn đề cần chứng minh trong vụ án khiếu kiện quyết định hành chính về xử lý vi phạm hành chính, Luật sư cần chú ý đển các chứng cứ chứng minh về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, về thời hiệu, thời hạn ban hành quyết định hành chính, về sự phù hợp giữa các chế tài, biện pháp áp dụng với hành vi vi phạm trong quyết định hành chính.
Về nguyên tắc, các đưởng sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh. Tòa án chỉ xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp xét thấy cần thiết (nếu việc xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính được toàn diện, chính xác, công minh, đúng pháp luật),
Để tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong vụ án khiếu kiện về quyết định hành chính, hành vi hành chính trong xử lý vi phạm hành chính, Luật sư cần phải:
- Xác định đúng, đủ các đưởng sự của vụ án, những người tham gia tố tụng khác và đề nghị Tòa án tạo điều kiện để khách hàng của mình được thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của họ. Trong thủ tục xử lý vi phạm thường có người chứng kiến, cần phân biệt giữa người chứng kiến trong thủ tục hành chính và người làm chứng trong tố tụng hành chính.
- Xác định chính xác đối tượng khởi kiện của vụ án là quyết định hành chính hay hành vi hành chính nào, khi nào kiện quyết định hành chính, khi nào kiện hành vi hành chính, khi nào kiện một hoặc nhiều đối tượng để giúp khách hàng tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ, vì trong các vụ xử lý vi phạm hành chính, cở quan hành chính, người có thẩm quyền luôn phải thực hiện nhiều hành vi hành chính, ban hành nhiều văn bàn hành chính nhưng không phải tất cả đều là đối tượng khiếu kiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
- Xác định những vấn đề chính cần giải quyết trong vụ án để có định hướng đúng về những vấn đề cần phải chứng minh, phải xác minh, thu thập chứng cứ chứng minh và các văn bản quy phạm pháp luật cần áp dụng.
- Xác định các biện pháp cần phải tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong vụ án để áp dụng khi cần thiết.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật tố tụng hành chính: “Các đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án và chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”. Với quy định này, việc thu thập chứng cứ là quyền và nghĩa vụ của đưởng sự. Việc các đưởng sự phải cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình là một trong những nguyên tắc xuất phát từ quyền quyết định và tự định đoạt của đưởng sự đối với việc khởi kiện cùa mình (quy định tại Điều 8 Luật tố tụng hành chính). Khi khởi kiện vụ án hành chính để Tòa án giải quyết và khẳng định rằng việc khởi kiện là có căn cứ và đúng pháp luật thì các đưởng sự trong vụ án hành chính phải tự mình thu thập, cung cấp chứng cứ, tài liệu này cho Tòa án.
Đối với người khởi kiện, Luật sư phải giúp chứng minh được quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng bị xâm phạm bởi quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. quyết định hay hành vi cưỡng chế...; chứng minh tính hợp pháp và tính có căn cứ của yêu cầu khởi kiện là hủy các quyết định đó, tuyên bố hành vi đó là trái pháp luật hoặc hủy quyết định đó, tuyên bố hành vì đó là trái pháp luật và bồi thường thiệt hại.
Đối với người bị kiện là các cá nhân, cở quan có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện phải đưa ra được các tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyết định xử lý vi phạm hành chính, hành vi hành chính của mình thực hiện trong qua trình tiến hành xử lý vi phạm hành chính là có căn cứ và hợp pháp.
Theo quy định của Luật tố tụng hành chính thì quyền, nghĩa vụ chứng minh không chỉ đặt ra với bên khởi kiện mà đặt ra với cả bên bị kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan khi không đồng ý với yêu cầu của người khởi kiện. Đó không những là quyền của các đưởng sự trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án mà đó còn là nghĩa vụ của họ phải thực hiện để Tòa án ra phán quyết giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện và đúng pháp luật.
Các bên có quyền, nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ hoặc cũng có quyền không đưa ra các tài liệu, chứng cứ (trừ trường hợp đã được Tòa án yêu cầu) nhưng phải chịu hậu quả của việc không đưa ra được các chứng cứ, tài liệu để chứng minh cho yêu cầu của mình. Trong trường hợp người khởi kiện không đưa ra được tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình (không chứng minh được quyết định hành chính, hành vi hành chính trong XLXTHC là trái pháp luật) thì người khởi kiện sẽ bị bác yêu cầu khởi kiện. Con nếu người bị kiện không đưa ra được chứng cứ, tài liệu chứng minh quyết định hành chính, hành vi hành chính do mình ban hành hoặc thực hiện là có căn cứ, đúng pháp luật thi có thể bị Tòa án hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính hoặc tuyên bố một số hoặc toàn bộ các hành vi hành chính là trái pháp luật (Điều 193 Luật tố tụng hành chính năm 2015 - Thẩm quyền của Hội đồng xét xử).
Luật tố tụng hành chính quy định đưởng sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu khởi kiện. Tòa án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ khi đưởng sự đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không tự thu thập được và có yêu cầu Toà án tiến hành thu thập. Với quy định này, Luật tố tụng hành chính quy trách nhiệm cho đưởng sự đồng thời bảo đảm được tính minh bạch, khách quan, tránh việc Thẩm phán lạm dụng biện pháp thu thập chứng cứ có lợi cho một trong các bên đưởng sư để ra phán quyết không đúng với bản chất của vụ án đang giải quyết, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Đồng thời với việc quy định quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của đưởng sự, Luật tố tụng hành chính còn quy định trách nhiệm thu thập chứng cứ của Tòa án và chỉ được tiến hành trong những trường hợp do Luật tố tụng hành chính quy định (Khoản 2 Điều 9). Quy định về trách nhiệm thu thập chứng cứ của Tòa án thể hiện ở một số điểm:
Trong vụ án hành chính, một bên đưởng sự (người bị kiện) là người có thẩm quyền trong cở quan hành chính nhà nước hoặc cở quan hành chính mang quyền lực của nhà nước, nắm chắc các quy định của pháp luật và một bên đưởng sự (người khởi kiện) không mang quyền lực và sự hiểu biết pháp luật đôi khi còn hạn chế đồng thời họ ở phía “yếu thế" hơn trong việc tự thu thập tài liệu, chứng cứ đề bào vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Khi họ khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết thì họ không biết cần phải có các chứng cứ, tài liệu nào để bào vệ quyền lợi của mình hoặc tìm kiếm các chứng cứ đó ở đâu để cung cấp cho Tòa án. Nếu quy định quyền và nghĩa vụ chứng minh chỉ thuộc về đưởng sự thì cỏ thể đưởng sự không thể chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cùa mình.
Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhưng họ không cung cấp được đầy đủ các tài liệu, chứng cứ cần thiết để Tòa án thụ lý vụ án. Có nhiều nguyên nhân dần tới việc này như họ chưa nhận được các tài liệu, chứng cứ từ các cá nhân, cở quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các cá nhân, cở quan nhà nước có thẩm quyền không cung cấp cho họ vì lý do nào đó, mặc dù họ đã yêu cầu được cung cấp tài liệu, chứng cứ đó dẫn đển việc khởi kiện cùa họ gặp trờ ngại ngay từ khi nộp đởn khởi kiện. Điều này đòi hỏi phải có sự can thiệp cùa Tòa án là cở quan thay mật nhà nước giải quyết tranh chấp, giúp đưởng sự trong việc thu thập chưng cư đang lưu giữ tại các cở quan, tổ chức mà đưởng sự khòng thể thu thạp được.
Luật tố tụng hành chính quy định Toà án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Luật này quy định.
Thủ tục thu thập chứng cứ được quỵ định cụ thế tại Điều 84 và các điêu hiột tưởng ứng khác cùa Luật tố tụng hành chính. Thẩm phán chì được tự mình tiến hành một hoặc một số biện pháp sau để thu thập chứng cứ: lấy lời khai của đưởng sự (Điều 85); lấy lời khai của người làm chứng khi xét thấy cần thiết (Điều 86); đối chất khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đưởng sự, người làm chứng (Điều 87); xem xét. thẩm định tại chỗ (Điều 88); Ủy thác thu thập chứng cứ, xác minh tài liệu, chứng cứ (Điều 92)... Luật còn quy định điều kiện để Thẩm phán được tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chúng cứ khi đưong sự không thể tự mình thu thập được và có yêu cầu như: lấy lời khai người làm chưng: đôi chất: trưng cầu giám định; định giá tài sản, thẩm định gia tài san: yêu cầu cá nhân, cở quan, tổ chức cung cấp chứng cứ.
Điều 10 Luật tố tụng hành chính quy định về nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhàn, cở quan, tổ chức có thẩm quyền. Theo đó, cá nhân, cở quan, tổ chức trong phạm nhiệm vụ, quyền hạn cúa mình có trách nhiệm cung cấp đầy đu và đũng thời hạn các tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đưong sự, Tòa án, Viện kiểm sát. Trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đưởng sự, Tòa án, Viện kiểm sát biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được tài liệu, chứng cứ. Thời hạn cung cấp chứng cứ cho Tòa án, Viện kiêm sát là 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Toà án, Viện kiếm sát.
Có những tài liệu, chứng cứ do nhiều cá nhân, cở quan, tổ chức khác nhau lưu giữ nên nếu cá nhân, cở quan, tổ chức đó không cung cấp cho Tòa án thì ảnh hưởng đển việc giải quyết vụ án đó, Thẩm phán không thể ra được phán quyết đúng và nếu ra phán quyết sai sẽ gây thiệt hại đển quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do đó, trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ không chỉ là quyền, nghĩa vụ của đưởng sự mả còn lả mách nhiệm của cá nhân, tổ chức đang giữ tài liệu, chứng cứ.
Luật sư cần vận dụng quy định này để bảo đảm cho việc hồ sở được xây dựng đầy đủ, toàn diện hơn trước khi Tòa án đưa ra phán quyết giài quyết vụ án hành chính.
Trong giải quyết vụ án hành chính, tính hợp pháp của quyết định hành chính về xử lý vi phạm hành chính được xác định là căn cứ để Tòa án đưa ra phán quyết của mình, là cở sở để Hội đồng xét xử quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính hoặc là căn cứ để bác đơn khởi kiện.
Tiêu chí chung để đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính là tính "hợp hiến, hợp pháp", “bảo đảm đúng quy định pháp luật và các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước". Từ tiêu chí chung này, tính hợp pháp của quyết định hành chính về xử lý vi phạm hành chính được cụ thể hóa ở nhiều khía cạnh khác nhau, như trình tự, thủ tục, thẩm quyền và nội dung quyết định hành chính.
Quyết định xử phạt, xử lý vi phạm hành chính là quyết định cùa người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành theo hình thức, thủ tục quy định về xử phạt, xử lý vi phạm hành chính đòi với hành vi vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực cụ thể được áp dụng đối với đối tượng xác định. Quyết định xử phạt, xử lý vi phạm hành chính là mệnh lệnh là được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
Khi xem xét tính hợp pháp của các quyết định xử phạt xử lý vi phạm hành chính. Luật sư cần nắm rõ các đặc điểm của các quyết định này, đó là: Quyết định xử phạt, xử lý vi phạm hành chính phải do chủ thể có thẩm quyền ban hành; Quyết định xử phạt, xử lý vi phạm hành chính được ban hành tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật xử lý vi phạm hành chính quy định; Quyết định xử phạt, xử lý vi phạm hành chính là cơ sở pháp lý làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các đôi tượng có liên quan.
Luật sư căn cử thòng tin của vụ án đe xác định quyết định xử phạt, xử lý vi phạm hành chính áp dụng cho trường hợp cụ thể của khách hàng có hợp pháp hay không. Việc xác định tính hợp pháp của các quyết định xử phạt, xử lý vi phạm hành chính cần căn cứ vào các thông tin sau: Thẩm quyền, thủ tục ra quyết định; Hình thức của quyết định; Căn cứ pháp lý áp dụng; Hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt, xử lý phải được pháp luật quy định (chủ yếu quy định trong các nghị định quy định về xử phạt, xử lý vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước cụ thể); Hậu quả phát sinh của các biện pháp hành chính áp dụng trong quyết định phải phù hợp mục đích được pháp luật quy định và phải có tính khả thi, bảo đảm các quyền cở bản của cá nhân, tố chức thực hiện hành vi phạm: Tính hợp pháp của thủ tục thông báo, thu hồi hay hủy bỏ quyết định.
Quyết định xử phạt hợp pháp về thời hiệu, thời hạn là quyết định được ban hành trong thời hiệu, thời hạn quy định.
Khi xem xét về thời hiệu xứ phạt vi phạm hành chính, Luật sư đối chiếu thời điểm ra quyết định xử phạt trên thực tế với các trường hợp tính thời hiệu, thời hạn xử phạt trong quy định của pháp luật. Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, cách tính thời hiệu được xem xét trong hai trường hợp: đối với vi phạm hành chính đã kết thúc, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đôi với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đển, thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét vụ việc được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
Thời hạn ra quyết định xử phạt được xác định theo Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính, tính từ thời điểm lập biên bản vi phạm đển khi ra quyết định xử phạt hoặc từ thời điểm nhận hồ sơ do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đển đển khi ra quyết định xử phạt (Khoản 3 Điều 63 Luật xử lý vi phạm hành chính). Cụ thể là: Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại Đoạn 2 Khoản 2 và Khoản 3 Điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn: việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Quá thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 66 hoặc Khoản 3 Điều 63 Luật xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.
Theo quy định trên, Luật xử lý vi phạm hành chính chỉ xác định thời hạn ra quyết định xử phạt kể từ ngày lập biên bản vi phạm, hoặc nhận được hồ sơ từ cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đển, việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì không áp dụng thời hạn,
Cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp tại một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính quy định là ngày làm việc.
Nếu quá thời hiệu và thời hạn nói trên mà người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt thì quyết định xử phạt đó vi phạm quy định của pháp luật và khi bị khiếu kiện thì Tòa án có căn cứ để hủy quyết định.
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được chia làm hai loại: thủ tục không lặp biên bản vi phạm hành chính và thủ tục có lập biên bản vi phạm hành chính.
Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung sau: Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định; Căn cứ pháp lý ban hành quyết định; Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản giải trình hay các tài liệu khác (nếu có); Họ tên, chức vụ người ra quyết định; Họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên địa chỉ của tổ chức vi phạm; Hành vi vi phạm hành chính, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ: điều, khoản văn bản pháp luật áp dụng: Hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả; Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành, nơi nộp tiền phạt: Họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt; Trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế.
Như vậy, khi xem xét tính hợp pháp của nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Luật sư cần xem xét: Căn cứ pháp lý để áp dụng: Việc áp dụng các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm nguyên tắc pháp chế, quyết định xử phạt
Trong thực tế xày ra nhiều trường hợp đã hết thời hạn tạm giữ tang vật, nhưng người vi phạm chưa thi hành quyết định xử phạt, hoặc đối với một số vụ việc vi phạm trong lĩnh vực kinh tế, thương mại có tính chất phức tạp, hồ sơ trình UBND cấp có thẩm quyền chưa được trả lại, nên sẽ có tình trạng vi phạm thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thuế - kế toán của Công ty Luật TNHH Everest
Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Giáo trình Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ án hành chính - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm