Kỹ năng tranh luận, đối đáp của luật sư khi tham gia phiên tòa hình sự có người dưới 18 tuổi

"Ở mặt tốt nhất, con người cao thượng nhất trong tất cả các loài động vật; tách khỏi luật lệ và công lý, anh ta trở thành tồi tệ nhất".

Aristotle384 TCN - 322 TCN, nhà triết học, bác học Hy Lạp cổ đại

Kỹ năng tranh luận, đối đáp của luật sư khi tham gia phiên tòa hình sự có người dưới 18 tuổi

Tranh luận, đối đáp tại phiên tòa là kỹ năng quan trọng hàng đầu của luật sư. Tranh luận, đối đáp sẽ quyết định thành bại, cũng là phần hấp dẫn nhất trong phiên tòa hình sự, cho dù luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa cho bị cáo dưới 18 tuổi, hay người bảo vệ quyền lợi cho bị hại dưới 18 tuổi.

Luật sư khi tham gia tranh luận, đối đáp phải tuân thủ quy định, trình tự phát biểu khi tranh luận, nguyên tắc tranh luận, đối đáp quy định tại Điều 320 và Điều 322 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Liên hệ

I- YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC TRANH LUẬN, ĐỐI ĐÁP CỦA LUẬT SƯ TAI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ

Để việc tranh luận, đối đáp (đối tụng) của luật sư tại phiên tòa đạt hiệu quả tốt nhất, ngay từ thời điểm đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đọc bản luận tội bị cáo, luật sư cần ghi chép nhanh ý kiến phát biểu, quan điểm của đại diện Viện kiểm sát trong bản luận tội, đảm bảo phải nắm được các nội dung chính như sau:

- Xác định được chứng cứ nào được Viện kiểm sát sử dụng để buộc tội bị cáo.

- Đặc điểm, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi do bị cáo dưới 18 tuổi thực hiện và hậu quả xảy ra.

- Đánh giá đặc điểm nhân thân và vai trò của bị cáo dưới 18 tuổi trong vụ án có nhiều đồng phạm.

- Động cơ, mục đích phạm tội, nguyên nhân, điều kiện phạm tội của bị cáo.

- Áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tăng nặng trách nhiệm hình sự nào trong Bộ luật hình sự năm 2015.

- Các căn cứ pháp lý, các điều luật trong Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 được kiểm sát viên lựa chọn áp dụng.

- Đề xuất tội danh và áp dụng hình phạt, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cụ thể với bị cáo dưới 18 tuổi.

Luật sư cũng cần phải lắng nghe, ghi chép các ý kiến phát biểu, nội dung, quan điểm bào chữa cho bị cáo khác hoặc bảo vệ quyền lợi cho bị hại của luật sư đồng nghiệp hoặc của người tham gia tố tụng khác có quyền, lợi ích mâu thuẫn, đối lập với bị cáo của mình. Trên cơ sở đó, luật sư phác thảo nhanh, tóm tắt các ý chính, luận điểm chính trước khi đi vào tranh luận, phân tích sâu ý kiến đối đáp kèm theo căn cứ pháp lý cụ thể để lập luận có tính thuyết phục cao.

Trước khi thực hiện tranh luận và đối đáp, luật sư cần phải tự mình trả lời được câu hỏi luật sư sẽ tranh luận với ai (xác định được đối tượng tranh luận), tranh luận gì (xác định được nội dung tranh luận), tranh luận như thế nào (xác định được phương pháp, cách thức tranh luận).

Khi phát biểu tranh luận cần nêu khái quát trước những vấn đề cần tranh luận để đối tượng cần tranh luận và Hội đồng xét xử nắm bắt được những vấn đề luật sư cần tranh luận để tiện ghi chép và theo dõi.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

II- KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ KHI TRANH TỤNG ĐỐI ĐÁP VỚI KIỂM SÁT VIÊN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TẠI PHIÊN TÒA

Tùy theo phương án bào chữa cho bị cáo dưới 18 tuổi và quan điểm của kiểm sát viên trình bày trong bản luận tội luật sư sẽ xác định cụ thể nội dung tranh luận. Trường hợp luật sư bào chữa cho bị cáo theo hướng vô tội thì tập trung tranh luận để chứng minh bị cáo không thực hiện hành vi phạm tội như luận tội của kiểm sát viên hoặc hành vi đã thực hiện của bị cáo không thỏa mãn 4 yếu tố cấu thành tội phạm mà Viện kiểm sát đã truy tố.
Trường hợp luật sư bào chữa cho bị cáo theo hướng giảm nhẹ (hành vi bị cáo thực hiện đã cấu thành tội phạm) thì luật sư không cần tranh luận về tội danh của bị cáo vì Viện kiểm sát đã truy tố đúng người, đúng tội mà đưa ra ý kiến tranh luận phản bác, không chấp nhận các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nếu kiểm sát viên áp dụng sai, đấu tranh yêu cầu áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 có lợi cho bị cáo nếu kiểm sát viên chưa đề xuất áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đó nhằm đạt mục tiêu được Hội đồng xét xử xem xét có lợi khi quyết định hình phạt, được hưởng chính sách khoan hồng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Một trong những nội dung luật sư cần lưu ý khi tranh luận với kiểm sát viên đó là việc áp dụng các hình phạt và mức hình phạt với bị cáo dưới 18 tuổi. Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, người dưới 18 tuổi chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt như cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn. Người dưới 18 tuổi không bị áp dụng hình phạt trục xuất, chung thân, tử hình và các hình phạt bổ sung. Nếu áp dụng hình phạt tiền thì mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi không quá một nửa so với mức tiến phạt theo quy định.

Nếu áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thì mức phạt đối với người dưới 18 tuổi không quá một nửa thời hạn so với quy định. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nêu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

Trường hợp luật sư bào chữa cho bị cáo theo hướng chuyển sang tội danh khác nhẹ hơn tội danh Viện kiểm sát đã truy tố thì luật sư cần nêu ra luận điểm đề nghị kiểm sát viên tranh luận để chứng minh làm rõ về nhận thức pháp luật, ý thức chủ quan của bị cáo khi thực hiện hành vi phạm tội, về động cơ, mục đích phạm tội... không thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm mà Viện kiểm sát đã truy tố, Hội đồng xét xử đang xét xử mà thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm khác.

Về phương pháp tranh luận, luật sư bào chữa là người chủ động nêu ra một hoặc nhiều vấn đề cần tranh luận và đề nghị người cần tranh luận đưa ra ý kiến, quan điểm, lập luận để đối đáp với luật sư về những vấn đề đó. Về nguyên tắc, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều kiện cho những người tham gia tố tụng được tranh luận, trình bày hết ý kiến, quan điểm của mình, tuy nhiên khi tranh luận luật sư chỉ nên đối đáp một lần đối với một nội dung đưa ra tranh luận với người tham gia tố tụng khác, nếu tranh luận không có kết quả hoặc đối phương không đưa ra được lập luận, quan điểm mới so với nội dung đối đáp trước đó thì luật sư phát biểu quan điểm bảo lưu ý kiến đã lập luận của mình.

Trường hợp kiểm sát viên né tránh hoặc bỏ sót vấn đề cần tranh luận luật sư đã nêu ra thì luật sư có quyền đề nghị Hội đồng xét xử yêu cầu kiểm sát viên phải đưa ra ý kiến, quan điểm đáp lại để đảm bảo nguyên tắc đối đáp đến cùng từng ý kiến, từng quan điểm của luật sư khi bào chữa cho bị cáo của mình.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest

III- KỸ NĂNG TRANH LUẬN, ĐỐI ĐÁP CỦA LUẬT SƯ ĐỐI VỚI LUẬT SƯ VÀ NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG KHÁC

Khi luật sư bào chữa cho bị cáo tham gia tranh luận, đối đáp với luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị hại cần đảm bảo nguyên tắc tranh luận trên cơ sở khoa học pháp lý, tôn trọng luật sư đồng nghiệp, không lặp lại những nội dung đã tranh luận với kiểm sát viên và không có lợi cho bị hại (nếu bị hại đã chết). Trên thực tế, nội dung cần tranh luận trong các phiên tòa có bị hại là người dưới 18 tuổi chủ yếu liên quan đến phần yêu cầu bồi thường thiệt hại về dân sự theo quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Bộ luật Dân sự.

Luật sư bào chữa các tranh luận, đối đáp với luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị hại về căn cứ yêu cầu bồi thường của bị hại, đối tượng được bồi thường, mức yêu cầu bồi thường, thời gian bói thường... có đảm bảo điều kiện, yêu cầu theo quy định, hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hay chưa. Kết quả tranh luận, đối đáp trên đây sẽ là căn cứ, cơ sở để trong phần trình bày luận cứ bào chữa luật sư sẽ đề xuất, kiến nghị với Hội đồng xét xử không chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu bồi thường thiệt hại về dân sự không có căn cứ theo quy định để đảm bảo quyền lợi cho bị cáo dưới 18 tuổi do mình nhận bào chữa.

Khi luật sư bào chữa cho bị cáo tham gia tranh luận, đối đáp với người tham gia tố tụng khác như người giám định, người phiên dịch... cần bám sát, tranh luận về 03 vấn đề chính ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị pháp lý của kết luận giám định, tính chính xác, trung thực của kết quả phiên dịch.

Thứ nhất, luật sư cần tranh luận, đối đáp các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề giám định viên tư pháp, phiên dịch viên nếu có căn cứ xác định giám định viên tư pháp không có quyết định bổ nhiệm, không đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm, phiên dịch viên không có quyết định phàn còng đúng quy định hoặc không đủ năng lực, trình độ làm phiên dịch viên.

Thứ hai, luật sư cần tranh luận, đối đáp các vấn đề liên quan đến việc chấp hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục, trình tự giám định, phiên dịch của người giám định, người phiên dịch khi thực hiện công việc chuyên môn của mình.

Thứ ba, luật sư cần tranh luận, đối đáp các vấn đề liên quan đến căn cứ giám định, đối tượng giám định, phương pháp giám định.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

IV- KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ KHI TRÌNH BÀY LUẬN CỨ BÀO CHỮA, LUẬN CỨ BẢO VỆ

1- Trường hợp luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa cho bị cáo dưới 18 tuổi

Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa cho bị cáo dưới 18 tuổi hay người bảo vệ quyền lợi cho bị hại dưới 18 tuổi đều phải chuẩn bị bài bào chữa, luận cứ bảo vệ quyền lợi hoàn chỉnh theo phương án bào chữa, bảo vệ đã thống nhất với bị cáo, bị hại trước khi vụ án được đưa ra xét xử. Trong một số trường hợp luật sư cần dự phòng thêm phương án khác phương án đã thống nhất từ trước tùy theo diễn biến và kết quả phần xét hỏi, tranh luận, đối đáp tại phiên tòa.

Luật sư nên gửi bài bào chữa cho bị cáo, cho Hội đồng xét xử nghiên cứu trước khi mở phiên tòa 05 ngày trong trường hợp đã có phương án có định. Thực tế đã chứng minh một số Hội đồng xét xử rất cều thị, quan tâm, ghi nhận quan điểm trong bài bào chữa của luật sư và chấp nhận quan điểm của luật sư, ghi nhận trong bản án hình sự tuyên đọc tại Tòa.

Khi trình bày bài bào chữa, luật sư chỉ cần nhìn lướt nhanh vào các ý chính trong bài bào chữa để trình bày cho tự nhiên, không phụ thuộc quá vào nội dung đã chuẩn bị sẵn, tránh nhìn liên tục vào bài bào chữa để đọc từng câu, từng chữ. Luật sư trình bày bài bào chữa với âm lượng đủ nghe, rõ ràng, mạch lạc. Sau mỗi nhận định, đánh giá hay kiến nghị, đề xuất cần quan sát nhanh phản ứng, thái độ của người nghe, nhất là đại diện Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử để có hướng xử trí phù hợp, kịp thời bổ sung vào bài bào chữa nội dung cần thiết mới, căn cứ pháp lý mới, nhận định, quan điểm bổ sung tùy theo tình hình diễn biến xét xử.

Luật sư hết sức lưu ý không nên trình bày những nội dung không liên quan đến vụ án, không trình bày nội dung bào chữa cho bị cáo khác có quyến, lợi ích mâu thuẫn, đối lập với bị cáo mình đang bào chữa và đặc biệt không lợi dụng bài bào chữa để công kích, xúc phạm người tiến hành tố tụng, luật sư đóng nghiệp hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án.

Mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác không có quy định cụ thể về vị trí luật sư trình bày bài bào chữa cũng như việc luật sư đứng hay ngồi khi trình bày bài bào chữa, tuy nhiên để thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng, những người khác tham dự phiên tòa thì luật sư nên đứng tại chỗ ngồi hoặc đi lên bục tranh tụng để trình bày bài bào chữa của mình.

Luật sư trình bày bài luận cứ một cách tự nhiên nhưng lưu ý hết sức hạn chế đi đi lại lại trong phòng xử, trừ trường hợp phải rời khỏi chỗ đứng để chuyển tài liệu, chứng cứ cho cán bộ Tòa án hoặc dùng ngôn ngữ cơ thể để minh họa thực nghiệm hành vi, hành động và cũng không nén vung tay, chì tay vào những người đổi tụng khác.

2- Trường hợp luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại dưới 18 tuổi

Là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại dưới 18 tuổi, mục đích tranh luận, đối đáp của luật sư phải đạt được 02 mục tiêu chính:

(i) Mục tiêu thứ nhất là bị cáo phải được Hội đồng xét xử xét xử đúng người, đúng tội, nhận hình phạt thích đáng, tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi và hậu quả gây ra cho bị hại. Để đạt được mục tiêu thứ nhất, tranh luận của luật sư cần bám sát những nội dung cơ bản cần chứng minh trong vụ án hình sự theo Điều 85 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, đặc biệt cần chứng minh bị cáo bị truy tố, xét xử là đúng người, đúng tội không oan sai nếu luật sư bào chữa cho bị cáo đang tranh luận, bào chữa theo hướng vô tội cho bị cáo.

(ii) Mục tiêu thứ hai là bị hại hoặc đại diện gia đình bị hại cần được bồi thường thiệt hại kịp thời và thỏa đáng theo quy định của pháp luật. Để đạt được mục tiêu thứ hai, nội dung tranh luận của luật sư cần chứng minh, làm rõ các yêu cầu bồi thường của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là có căn cứ, thiệt hại xảy ra là có thật, có mối quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội của bị cáo, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận.

Do bị hại là người dưới 18 tuổi, ở độ tuổi hạn chế về nhận thức, sẽ xuất hiện tâm lý lo lắng, căng thẳng khi tham gia tố tụng, có khó khăn trong việc trình bày tại Tòa án nền luật sư cần chủ động đề nghị Hội đồng xét xử cho phép luật sư trình bày thay phấn chi tiết yêu cầu bồi thường thiệt hại cho bị hại.

Trong hồ sơ vụ án đã có Đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại do luật sư hướng dẫn bị hại làm, gửi tới các cơ quan tiến hành tố tụng nên khi thay mặt bị hại trình bày về yêu cầu bồi thường thiệt hại tại Tòa, luật sư chỉ cần tóm tắt những nội dung chính để nổi bật lên được các điểm như sau:

- Các căn cứ chứng minh thiệt hại xảy ra là có thật. Thiệt hại thực tế bị hại phải gánh chịu có mối quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội của bị cáo;

- Các yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất với số tiền cụ thể;

- Các yêu cầu bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần với số tiền cụ thể;

- Đối tượng được bồi thường, thời gian thực hiện bồi thường và phương thức thực hiện bồi thường.

Khi tranh luận, đối đáp với luật sư bào chữa cho bị cáo và kiểm sát viên, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại nên thể hiện quan điểm đồng tình, ủng hộ quan điểm của đại diện Viện kiểm sát đối với quan điểm luận tội bị cáo, tuy nhiên cũng không cần thiết phải tranh luận, đề xuất mức án cao nhất áp dụng đối với bị cáo, tránh không khí căng thẳng không cần thiết tại phiên tòa. 

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Giáo trình Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hình sự - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng tranh luận, đối đáp của luật sư khi tham gia phiên tòa hình sự có người dưới 18 tuổi

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.37353 sec| 1149.805 kb