Kỹ năng tư vấn pháp luật của người làm pháp chế doanh nghiệp

22/09/2022
Người làm pháp chế doanh nghiệp luôn cần có những kỹ năng nhất định là điều kiện cần và đủ để hành nghề. Vậy những kĩ năng quan trọng và cần thiết như thế nào? Sau đây Luật Everest xin chia sẻ tới quý bạn đọc để làm rõ hơn về vấn đề.

Album ảnh pháp luật 04

1. Kỹ năng xác định yêu cầu tư vấn

Những người có nhu cầu về tư vấn pháp lý thường họ không có chuyên môn sâu về ngành luật. Do đó khi thực hiện công việc, người làm pháp chế cần để ý đến thông tin về các văn bản, tài liệu mà người yêu cầu tư vấn nhắc đến, hoặc có thể theo kinh nghiệm của người đó. Việc xác định thông tin là cần thiết, để giúp cho việc thu thập hồ sơ, tài liệu, thông tin sau đó sẽ có được các định hướng đầu đủ, rõ ràng.

Khi người yêu cầu tư vấn trình bày xong về nội dung công việc, người làm pháp chế cần phải xác định được đầy đủ, rõ ràng về nội dung yêu cầu tư vấn. Nếu người làm pháp chế chưa các định được rõ về thông tin được đưa ra của người yêu cầu tư vấn thì người làm pháp chế có thể đặt câu hỏi.

2. Kỹ năng thu thập hồ sơ, tài liệu, thông tin và tóm tắt nội dung vụ việc

Khác với các pháp chế làm việc tại tổ chức hành nghề luật sư, những người làm pháp chế trong doanh nghiệp thường không nhận được đầy đủ hồ sơ từ người giao việc. Nên người làm pháp chế phải liên hệ các nhân sự khác, người phụ trách công việc lưu trữ hồ sơ hoặc thực hiện công việc và nắm giữ thông tin, để thu thập thêm thông tin, tài liệu từ người lưu trữ, quản lý hồ sơ.

3. Kỹ năng xác định quan hệ pháp luật của vụ việc cần tư vấn

Người làm pháp chế cần lọc bỏ các dữ liệu, tình tiết không cần thiết, không liên quan đến yêu cầu tư vấn. Sau đó dựa vào nội dung chính của vụ việc và yêu cầu tư vấn, người làm pháp chế xác định được quan hệ pháp luật của vụ việc đang tư vấn.

4. Kỹ năng xác định văn bản pháp luật áp dụng

Người làm pháp chế phải tìm kiếm, xác định được tất cả các văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ tư vấn, bao gồm: luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư…Ngoài ra người làm pháp chế cần tìm hiểu thêm các hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước, thông qua các công văn, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, quy trình,...

5. Kỹ năng xác định các vấn đề pháp lý cần giải quyết

Người làm pháp chế phải căn cứ vào các quy định pháp luật cụ thể , tại các điều luật cụ thể , chiếu vào nội dung chính của vụ việc tư vấn nghiên cứu. Tùy vào sự phức tạp của vụ việc, tùy mức độ  đan xen của các quan hệ pháp luật trong vụ việc, số lượng mà số lượng pháp lý phát sinh sẽ khác nhau.

6. Kỹ năng giải quyết các vấn đề pháp lý

Đây là kỹ năng chuyên môn mà người làm pháp chế doanh nghiệp sẽ vận dụng các kỹ năng kinh nghiệm làm việc của mình để giải quyết vấn đề .

7. Kỹ năng xây dựng phương án pháp lý:

Người làm pháp chế cần phải nêu rõ tên của từng phương án, nêu căn cứ pháp lý, phân tích rõ ưu, nhược điểm và trình bày các nước thực hiện cụ thể khi doanh nghiệp triển khai phương án pháp lý đó. Người làm pháp chế cũng cần đề xuất cho doanh nghiệp về việc lựa chọn phương án pháp lý, để thể hiện tính chuyên nghiệp, sự tự tin, năng lực tin cậy và bản lĩnh nghề nghiệp của người làm pháp chế doanh nghiệp.

8. Kỹ năng viết, trình bày báo cáo pháp lý, thư tư vấn

Khi trình bày báo cáo tư vấn, thư tư vấn nên viết theo cấu trúc sau:

(i) Xác định rõ các yêu cầu của công việc, nội dung cụ thể của từng yêu cầu

(ii) Trình bày ngắn gọn ý kiến của mình đối với yêu cầu công việc được giao

(iii) Phân tích, giải quyết từng vấn đề pháp lý được đưa ra và đề xuất lựa chọn phương án.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng tư vấn pháp luật của người làm pháp chế doanh nghiệp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.26735 sec| 950.305 kb