Kỹ năng tư vấn trong quá trình sử dụng lao động tại doanh nghiệp
Trong quá trình sử dụng lao động tại doanh nghiệp có nhiều vấn đề phát sinh mà Luật sư cần nắm bắt và tư vấn một cách đầy đủ, chính xác để bảo vệ quyền và lợi ích cho doanh nghiệp. Sau đây, Luật Everest xin cung cấp thông tin đến bạn đọc bài viết Kỹ năng tư vấn trong quá trình sử dụng lao động tại doanh nghiệp.
Tư vấn thiết lập quan hệ lao động
Hoạt động tư vấn của Luật sư trong giai đoạn thiết lập quan hộ lao động chủ yếu liên quan đến quá trình thử việc và ký kết hợp đồng lao động với người lao động.
Khi tư vấn cho khách hàng là người sử dụng lao động trong giai đoạn thiết lập quan hệ lao động với người lao động, Luật sư cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đối tượng không áp dụng chế độ thử việc: nếu doanh nghiệp tuyền người lao động vào làm công việc theo mùa vụ (giao kết hợp đồng lao động mùa vụ) thì Luật sư cần tư vấn để khách hàng không áp dụng thời gian thử việc với đối tượng người lao động này. Từ ngày 01/01/2021, người sử dụng lao động không được thử việc với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
- Thời gian thử việc: pháp luật hiện hành quy định rõ người sử dụng lao động “chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc” và bảo đảm số ngày thử việc không vượt quá quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 25 BLLĐ 2019. Do đó, nếu người lao động không đạt yêu cầu hai bên đã thoả thuận trong thời gian thử việc thì người sử dụng lao động phái chấm dứt hợp đồng thử việc với người lao động mà không được phép thử việc lại người lao động vời chính công việc đó.
- Thông báo cho người lao động kết quả thử việc: Luật sư cần căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 27 BLLĐ 2019 để tư vấn cho khách hàng thực hiện việc thông báo kết quả thử việc cho người lao động. Neu hết thời gian thử việc mà người sử dụng lao động không thông báo cho người lao động, vẫn tiếp tục sử dụng người lao động làm việc thì giữa các bên sẽ tồn tại quan hệ lao động chính thức.
- Ký kết hợp đồng lao động với người lao động đạt yêu cầu trong giai đoạn thử việc: Người sử dụng lao động sẽ phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động đạt yêu cầu trong giai đoạn thử việc. Trường hợp các bên thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động thì các bên sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Tư vấn trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động với người lao động
Tư vấn tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
Khi tư vấn tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, Luật sư cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tìm hiểu kỹ lý do khách hàng là người sử dụng lao động muốn tạm điều chuyển người lao động làm công việc khác: Nếu doanh nghiệp tạm điều chuyển người lao động vì gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh... thì doanh nghiệp cần có những tài liệu chứng minh doanh nghiệp dang trong trường hợp này. Nếu việc điều chuyển của doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì Luật sư cần nghiên cứu nội quy lao động của doanh nghiệp xem nội quy có quy định cụ thể các trường hợp xuất phát từ nhu cầu kinh doanh đề điều chuyển người lao động hay không? Nếu doanh nghiệp chưa quy định trong nội quy lao động trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì Luật sư cần phân tích cho khách hàng những rủi ro có thể phát sinh trong trường hợp người lao động không đồng ý thực hiện quyết định tạm điều chuyển và khởi kiện đến toà án.
- Soạn thảo quyết định tạm điều chuyển/tư vấn để khách hàng soạn thảo quyết định tạm điều chuyển: Khi soạn thảo/tư vấn để khách hàng soạn thảo quyết định tạm điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, Luật sư cần thể hiện rõ: căn cứ/lý do công ty ra quyết định; thời hạn điều chuyền (thời hạn này tính theo ngày làm việc của doanh nghiệp); mức lương người lao động được hưởng (nếu thời gian điều chuyển quá 30 ngày, mức lương của công việc mới thấp hơn mức lương người lao động đang hưởng thì quyết định cần ghi rõ mức lương trong vòng 30 ngày đầu tiên và mức lương từ ngày thứ 31 trở đi); ngày có hiệu lực của quyết định...
- Tư vấn để khách hàng thực hiện thủ tục báo trước cho người lao động: Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động về việc tạm điều chuyển ít nhất 03 ngày làm việc.
Tư vấn sử dụng lao động từ công ty cho thuê lại lao động
Khác với việc sử dụng lao động do mình trực tiếp tuyển dụng và trả lương, việc sử dụng người lao động thuê lại từ doanh nghiệp cho thuê lại lao động có những đặc thù nhất định. Vì vậy, khi tư vấn cho khách hàng trong quá trình sử dụng lao động thuê lại từ doanh nghiệp cho thuê lại lao động, Luật sư cần lưu ý:
- Doanh nghiệp thuê lại lao động không được phép cho người khác thuê lại người lao động đã thuê.
- Chỉ được sử dụng người lao động thuê lại làm công việc thuộc Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động được ban hành kèm theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
- Không được sử dụng người lao động thuê lại vượt quá thời hạn cho thuê lại lao động là 12 tháng. Hết thời hạn 12 tháng, nếu khách hàng muốn tiếp tục sử dụng người lao động thuê lại thì phải thoả thuận với doanh nghiệp cho thuê lại lao động vả người lao động thuê lại de tuycn dụng chính thức người lao động thúc lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt.
- Khi doanh nghiệp muốn sử dụng người lao động thuê lại làm đêm, làm thêm giờ ngoài thời giờ làm việc đã được thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê lại lao động thì phải thoả thuận với người lao động thuê lại.
- Khi người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc hay có hành vi vi phạm kỷ luật lao động của đơn vị, khách hàng không được xử lý kỷ luật hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động má có quyền trả lại người lao động thuê lại cho doanh nghiệp cho thuê lao động. Trong những trường hợp này, khách hàng cần cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động các chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.
Tư vấn xử lý kỷ luật người lao động
Để quyết định xử lý kỷ luật lao động hợp pháp, khi tư vấn xử lý kỷ luật người lao động, Luật sư cần nghiên cứu kỹ nội quy lao động của doanh nghiệp và quy định của pháp luật hiện hành.
- Trao đổi với khách hàng về nội dung vụ việc
Trước khi tư vấn cho khách hàng tiến hành xử lý kỷ luật đối với người lao động, Luật sư cần trao đổi với khách hàng để nắm rõ:
+ Hành vi vi phạm của người lao động, người lao động đã thực hiện hành vi vi phạm nào? Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến hành vi vi phạm của người lao động? Hành vi vi phạm của người lao động có được quy định trong nội quy lao động của doanh nghiệp không? Thời điểm người lao động thực hiện hành vi vi phạm? Thiệt hại về uy tín, tài sản do hành vi vi phạm của người lao động gây ra cho doanh nghiệp (nếu cỏ)...
+ Tình trạng của người lao động vào thời điểm thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động và thời điểm hiện tại: Luật sư cần làm rõ các vấn đề liên quan đến tình trạng của người lao động như: người lao động có đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi; người lao động hiện đang có thai; đang ốm đau; người lao động đang bị tạm giam, tạm giữ hình sự không...? Nếu người lao động đang trong thời gian được quy định tại khoản 4 Điều 122 BLLĐ 2019 thì Luật sư cần phân tích đe doanh nghiệp biết, từ đó không ban hành quyết định xử lý kỷ luật với người lao động trong thời gian này.
+ Những công việc khách hàng đã thực hiện nhằm xử lý kỷ luật người lao động: Luật sư cần trao đổi đề nắm rõ đến thời điểm hiện tại khách hàng đã tiến hành được những công việc gì để xử lý kỷ luật người lao động. Mục đích kiểm tra này nhằm khắc phục những việc doanh nghiệp đã làm nhưng chưa đúng pháp luật cũng như tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để tiến hành xử lý kỷ luật người lao động.
- Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến vụ việc
Cùng với việc trao đổi với khách hàng đề nắm rõ nội dung vụ việc, Luật sư cần nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vụ việc như nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, các biên bản vi phạm mà doanh nghiệp đã lập (nếu có)...
Khi nghiên cứu nội quy lao động của doanh nghiệp (trong trường hợp doanh nghiệp đã có nội quy lao động), Luật sư cần kiểm tra xem nội quy lao động của doanh nghiệp đà được đăng ký hợp pháp chưa? Thời điểm có hiệu lực của bản nội quy; hành vi vi phạm của người lao động có được quy dinh trong nội quy lao động hay không? nếu có thì hình thức xử lý đối với hành vi vi phạm này được quy định như thế nào?
- Tư vấn cho khách hàng hướng giải quyết vụ việc
+ Nếu hành vi vi phạm của người lao động không phải là hành vi vi phạm kỷ luật lao động: Luật sư cần tư vấn để khách hàng không áp dụng hình thức xử lý kỷ luật với người lao động.
+ Neu hành vi vi phạm của người lao động là hành vi vi phạm kỷ luật lao động nhưng thời hiệu xử lý kỷ luật đã hết: Luật sư cũng cần tư vấn để khách hàng biết, từ đó không xử lý kỷ luật đối với người lao động.
+ Nếu người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động nhưng hiện tại người lao động đang trong thời gian người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động, Luật sư cần tư vấn đề doanh nghiệp chưa tiến hành xử lý kỷ luật người lao động đang trong thời gian này.
+ Nếu người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động, thời hiệu xử lý kỷ luật còn, người lao động không trong thời gian người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động, thi Luật sư cần tư vấn cho khách hàng lựa chọn hình thức xử lý kỷ luật phù hợp trên cơ sở quy định của nội quy lao động, hành vi vi phạm cũng như thiệt hại về tài sản, lợi ích gây ra cho doanh nghiệp.
Để quyết định xử lý kỷ luật người lao động là hợp pháp, khi tư vấn để khách hàng xử lý kỷ luật người lao động, Luật sư cần tư vấn để khách hàng thực hiện đúng quy định thủ tục xử lý kỷ luật như: thông báo cho những đối tượng phải tham gia cuộc họp kỷ luật; thành phần bắt buộc phải tham gia cuộc họp; cách thức ghi biên bản cuộc họp; người có thẩm quyền ký quyết định kỷ luật...
- Soạn thảo/tư vấn cho khách hàng soạn thảo quyết định kỷ luật
Khi soạn thảo/tư vấn cho khách hàng soạn thảo quyết định kỷ luật lao động, Luật sư cần lưu ý: quyết định kỷ luật phải thể hiện được các nội dung như: căn cứ áp dụng hình thức kỷ luật (điều khoản có liên quan được quy định trong BLLĐ, các nghị định, thông tư có liên quan; điều khoăn có liên quan trong nội quy lao động); hành vi vi phạm của người lao động; hình thức xử lý kỷ luật; ngày có hiệu lực của quyết định; các chế độ người lao động được hướng khi bị kỷ luật sa thải (nếu có)...
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm