Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Làm người tốt và làm người công dân tốt không phải lúc nào cũng như nhau" (It is not always the same thing to be a good man and a good citizen.
Aristotle, nhà triết học và bác học người Hy Lạp cổ điển
Theo quy định tại Điều 140 Luật Thi hành án dân sự, người được thi hành án. người phải thi hành án và người có quyền, nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại các quyết định, hành vi của Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Luật sư giúp đỡ khách hàng thực hiện các công việc: xác định nội dung khiếu nại về thi hành án dân sự, thời hiệu khiếu nại về thi hành án dân sự, thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Luật sư tư vấn cho khách hàng về việc thụ lý đơn khiếu nại, về thời hạn giải quyết khiếu nại, về trình tự giải quyết khiếu nại
Khi xem xét nội dung khiếu nại, Luật sư cần xem xét các vấn đề sau:
- Người có quyền khiếu nại: là người phải thi hành án, người được thi hành án và người có quyền, lợi ích liên quan. Luật sư căn cứ vào Điều 3 Luật Thi hành án dân sự để xác định người khiếu nại.
- Đối tượng bị khiếu nại: là quyết định, hành vi của Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình tổ chức thi hành án nhưng quyết định, hành vi đó có căn cứ trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Để nhận biết các hành vi, quyết định của Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại hay không? Luật sư cần xem xét và đối chiếu với các quy định của pháp luật theo phần phân tích tại mục “tư vấn về trình tự, thủ tục thi hành án” để nhận biết và tư vấn cho người khiếu nại.
- Người bị khiếu nại: là Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự. Luật sư lưu ý, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có quyền khiếu nại Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án, chuyên viên, cán sự, văn thư, thủ quỹ, thủ kho của cơ quan thi hành án dân sự.
Khoản 2 Điều 140 Luật Thi hành án dân sự đã quy định thời hiệu khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chấp hành viên như sau:
- Đối với quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó;
- Đối với quyết định về áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định;
- Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp bảo đảm khác (tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự; Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản) là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó;
- Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó;
- Đối với quyết định, hành vi sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó.
Trường hợp do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thi thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bat kha khang không tính vào thời hạn khiếu nại.
Lần khiếu nại tiếp theo, thời hiệu là 15 ngay, ké tử ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thám quyên.
Khi tư vấn về thời hiệu khiếu nại. Luật sư cần lưu ý:
- Luật sư căn cứ vào Điều 147 BLDS năm 2015 để xác định ngày bắt đầu của thời hiệu khiếu nại.
- Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án có hiệu lực thi hành theo khoản 3 Điều 38 Nghị định số 62 2015 NĐ-CP. Vì vậy. nếu đương sự hoặc người có quyền lợi. nghĩa vụ liên quan khiếu nại tiếp đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu về quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án thì Luật sư tư vấn không nên khiếu nại tiếp vi cơ quan thi hành án dân sự sẽ không thụ lý. giải quyết việc khiếu nại tiếp của họ theo quy định tại khoản 5 Điều 141 Luật Thi hành án dân sự mà sè khiếu nại các quyết định, hành vi tiếp theo của Chấp hành viên như quyết định khấu trừ tài khoản sau khi áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản hoặc quyết định kê biên của Chấp hành viên sau khi áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản...
Xem thêm: Dịch vụ luật sư thu hồi đất của Công ty Luật TNHH Everest
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định tại Điều 142 Luật Thi hành án dân sự và Điều 7 Thông tư số 02 2016 TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp. Theo đó. thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định như sau:
(i) Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện: Quyết định, hành vi của Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên.
(ii) Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh giải quyết đối với các khiếu nại sau đây:
- Khiếu nại quyết định, hành vi của Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tinh khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên:
- Khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;
- Khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện;
- Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
(iii) Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp giải quyết đối với các khiếu nại sau đây:
- Khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;
- Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.
(iv) Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải quyết các khiếu nại sau đây:
- Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 142 Luật Thi hành án dân sự. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành;
- Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 143 Luật Thi hành án dân sự.
(v) Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên cơ quan thi hành án cấp quân khu.
(vi) Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng giải quyết các khiếu nại sau đây:
- Khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu;
- Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng có hiệu lực thi hành.
(vii) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải quyết các khiếu nại sau đây:
- Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có hiệu lực thi hành;
- Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng được quy định tại điểm b khoản 6 Điều 142 Luật Thi hành án dân sự.
Quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành được Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét lại gồm các trường hợp sau đây (quy định tại khoản 4 Điều 38 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP):
- Quyết định, hành vi bị khiếu nại là trái pháp luật nhưng quyết định giải quyết khiếu nại cho răng quyết định, hành vi đó là đúng pháp luật;
- Việc giải quyết khiếu nại đã vi phạm quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết khiếu nại về thi hành án;
- Có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản kết quả giải quyết khiếu nại.
Lưu ý, khi soạn thảo đơn khiếu nại, Luật sư cần xem xét kỹ các nội dung trên để đơn khiếu nại không vi phạm các quy định tại Điều 141 Luật Thi hành án dân sự để việc khiếu nại được thụ lý giải quyết.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest
Thụ lý đơn khiếu nại được quy định tại Điều 148 Luật Thi hành án dân sự và Điều 9 Thông tư số 02/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp. Theo đó, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 141 Luật Thi hành án dân sự thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và thông bảo bằng văn bản cho người khiếu nại biết. Trường hợp người có thẩm quyền không thụ lý đơn khiếu nại để giải quyết thì phải thông báo và nêu rõ lý do. Như vậy, đối với trường hợp người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết đơn khiếu nại của người khiếu nại thì Luật sư căn cứ vào Điều 141 Luật Thi hành án dân sự để xem xét việc không thụ lý giải quyết có căn cứ pháp luật không để tư vấn cho người khiếu nại. Những trường hợp không thụ lý giải quyết đơn khiếu nại gồm:
- Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
- Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình.
- Thời hiệu khiếu nại đã hết.
- Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 và điểm b khoản 7 Điều 142 của Luật Thi hành án dân sự.
Điều 146 Luật Thi hành án dân sự quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại như sau:
- Đối với quyết định, hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 140 của Luật Thi hành án dân sự thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, lần hai là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.
- Đối với quyết định, hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 140 của Luật Thi hành án dân sự thì thời hạn giải quyết khiếu nại là 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.
- Đối với quyết định, hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 140 của Luật này thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 30 ngày, lần hai là 45 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. Trường hợp cần thiết, đối với những vụ, việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.
- Đối với quyết định, hành vi quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 140 của Luật Thi hành án dân sự thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, lần hai là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.
- Trường hợp ở vùng sâu, vùng xa, đường sá xa xôi, đi lại khó khăn, vụ, việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.
Theo đó, Luật sư cần xác định được hành vi, quyết định bị khiếu nại thuộc điểm nào khoản 2 của Điều 140 Luật Thi hành án dân sự để xác định thời hạn giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest
(i) Trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu:
Trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu được quy định tại Điều 150 Luật Thi hành án dân sự và Thông tư số 02/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp, theo đó trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu được quy định như sau: Sau khi thụ lý đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiến hành xác minh, yêu cầu người bị khiếu nại giải trình, trong trường hợp cần thiết, có thể trưng cầu giám định hoặc tổ chức đối thoại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền.
(ii) Trình tự giải quyết khiếu nại lần hai:
Trình tự giải quyết khiếu nại lần hai được quy định tại Điều 152 Luật Thi hành án dân sự, cụ thể như sau: Người khiếu nại sau khi nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu không đồng ý với nội dung giải quyết khiếu nại lần đầu thì tiếp tục khiếu nại lần hai. Khi gửi đơn khiếu nại lần hai đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và tài liệu liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai. người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có các quyền được quy định tại Điều 145 Luật Thi hành án dân sự và có quyền yêu cầu người giải quyết khiếu nại lần đầu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin. tài liệu và những bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại; triệu tập người bị khiếu nại. người khiếu nại để tổ chức đối thoại khi cần thiết; xác minh; trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật để giải quyết khiếu nại. Cơ quan, tổ chức. cá nhân khi nhận được yêu cầu phải thực hiện đúng các yêu cầu đó.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Như vậy, khi tư vấn về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại. Luật sư cần đối chiếu với các quy định của pháp luật để xem xét người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đã thực hiện đúng trình tự luật định không, Ví dụ: trường hợp cần trưng cầu giám định thì người giải quyết khiếu nại đà trưng cầu giám định chưa... Nếu chưa thì Luật sư tư vấn cho người khiếu nại yêu cầu trưng cầu giám định, tổ chức đối thoại khi cần thiết. Đặc biệt, khi tư vấn về nội dung giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết. Luật sư cần xem xét phần tư vấn về trình tự. thủ tục thi hành án đề xem xét hành vi. quyết định của Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án đang bị khiếu nại đúng hay sai. Nếu sai thì Luật sư phái chí ra cơ sở pháp lý để người khiếu nại có thể khiếu nại tiếp hoặc đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành theo quy định tại khoản 4 Điều 38 Nghị định số 62/2015 NĐ-CP để bảo vệ quyền lợi cho người khiếu nại.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest
Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm