Làm thế nào để tránh 'sợ sai' khi làm việc

30/09/2022
Pháp chế doanh nghiệp là một nghề nghiệp tốt, nhưng cũng tiềm ẩn mang đến những rủi ro nhất đinh. Rủi ro này phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc, kinh nghiệm nghề nghiệp, sự tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và sự thận trọng của bản thân người làm pháp chế doanh nghiệp.

1. Hãy chuẩn bị thật kỹ cho bản thân

Các công việc của người mới bắt đầu, thường dễ và nằm ở mức độ cơ bản như hiểu quy định pháp luật để vận dụng vào tình huống trong thực tế. Nên người làm việc pháp chế cần phải nhanh chóng thay đổi cách học, học để nắm vững các kiến thức phục vụ cho công việc pháp chế mà tác giả đã nêu tại sách này, thực tập, kết hợp với việc tích cực học thêm kiến thức thực tế, nhằm tích lũy vững chắc kiến thức pháp luật, có thêm kinh nghiệm, biết làm việc, đây là cách để dù mới vào nghề, bạn cũng hoàn toàn có thể tự tin và chủ động trong công việc. Chẳng ai có thể hỗ trợ, giúp đỡ mình, biết mình cần gì trong những hoàn cảnh khó khăn mà bản thân mình cần phải đối mặt. Chỉ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, vững vàng, đế bản thân có khả năng tốt nhất, thì đó là cách vượt qua áp lực dễ dàng nhất và tự tin nhất. Một trong những cách đầu tư vào năng lực làm việc của bản thân nhanh và hiệu quả, giúp cải thiện khả năng làm việc nghề pháp chế doanh nghiệp, là tận dụng việc học các khóa học về đào tạo kỹ năng nghề nghiệp để rút ngắn thời gian tích lũy kinh nghiệm giải quyết công việc.

2. Hãy là người nhận việc thông minh

Để không gặp khó khăn khi xử lý công việc, bị đánh giá khả năng hiểu việc không tốt, khi nhận việc từ người quản lý, từ cấp trên, người làm pháp chế cần đảm bảo chắc chắn đã hiểu rõ nội dung và yêu cầu công việc trước khi bắt đầu thực hiện. Nội dung công việc thì bạn có thể tìm hiểu thêm trong hồ sơ, nhưng yêu cầu công việc thì phải hiểu rõ. Nếu khi nhận việc, chưa rõ thì phải làm rõ ngay, bằng cách hỏi lại những vấn đề chưa rõ. Cần phải tim kiếm, thu thập đầy đủ. Khi đã hiểu chính xác yêu cầu của người giao việc, thu thập đầy đủ thông tin, dữ liệu sẽ giúp cho bạn thực hiện đúng công việc được giao, kết quả công việc đạt được hiệu quả tốt và tránh rất nhiều sai sót.

3. Sử dụng quan hệ quen biết để được cố vấn

Có quan hệ được học hỏi, trao đổi với người có kinh nghiệm, sẽ giúp ích rất nhiều cho người trẻ trong công việc. Khi bạn gặp phải khó khăn, vướng mắc trong công việc nhưng vẫn chưa tìm ra được cách giải quyết hiệu quả, thì bạn có thể xin ý kiến tham khảo từ những người có chuyên môn và kinh nghiệm mà bạn quen biết. Để việc hỏi đạt được hiệu quả, thì trước khi hỏi, người làm pháp chế cần phải nghiên cứu kỹ vấn đề đang mắc phải, tóm tắt vấn đề, tìm kiếm các phương án mà bạn có thể thực hiện để giải quyết vướng mắc, những rủi ro của những phương án đó, rồi mới đi xin ý kiến của người có chuyên môn liên quan đến chính vấn đề đó. Khi xin ý kiến, thì nên tóm tắt ngắn gọn vấn đề, rồi nêu ra phương án của bản thân, để người có chuyên môn đọc và hiểu giải pháp của mình đang có vấn đề ở đâu mà cho ý kiến góp ý.

4. Hãy thành thật với sai sót của bản thân và quyết tâm cải thiện

Khi làm việc, nếu phát sinh những công việc mà người làm pháp chế đã xử lý sai, trước hết người làm pháp chế nên nhận lỗi với người quản lý, cấp trên của mình. Tục ngữ có câu: “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”. Nên người nhận ra được lỗi sai của mình và có ý định sửa đổi là những người có thể nhận được sự tha thứ. Nếu đã mắc sai sót, nhưng không biết sửa lỗi, không có ý định sửa chữa, mà giấu giếm thì chắc chắn sẽ không nhận được sự thông cảm, tha thứ từ cấp trên, đồng nghiệp. Việc thừa nhận, tường trình sai sót là cách nhanh nhất để người quản lý, cấp trên sớm biết, tìm cách khắc phục ngay các hậu quả pháp lý bất lợi, hạn chế thấp nhất các ảnh hưởng đến khách hàng, công ty và nhiều người khác.

Không ai không có điểm yếu, không ai không có sai sót và không ai không gặp thất bại. Làm nhiều, sẽ lộ ra nhiều điểm yếu, phát sinh nhiều sai sót và gặp nhiều thất bại. Người làm pháp chế cần làm khi gặp sai sót là đối diện và tìm giải pháp khắc phục nó. Cần xin lời khuyên để giải quyết, khắc phục sai sót nhanh nhất. Đối mặt với sai sót, nhận lồi có thể đối mặt với thất bại, mất việc. Nhưng không thừa nhận là một thất bại, mất mát lớn hơn. Vì người làm pháp chế cần làm đúng, để bản thân hành động đủng, tạo thói quen sẵn sàng đối mặt với sai sót và học hỏi, đó là cách để trưởng thành, cũng là cách để làm việc chuyên nghiệp. 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
0 bình luận, đánh giá về Làm thế nào để tránh 'sợ sai' khi làm việc

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.97088 sec| 942.094 kb