Lựa chọn từ ngữ, cách nói khi thuyết trình

20/06/2021
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Lựa chọn từ ngữ, cách nói khi thuyết trình khi giải thích, chia sẻ với khách hàng ít hiểu biết pháp luật, khi phổ biển pháp luật cho cộng đồng cần tránh dùng những thuật ngữ pháp lý phức tạp, nếu có sử dụng thì cần giải thích để người nghe có thể hiểu được. 

1- Lựa chọn từ ngữ, cách nói khi thuyết trình

Hãy sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu nhưng sống động khi thuyết trình. Những từ ngữ thường sống dụng dưới dạng biểu cảm hoặc so sánh.

Việc sử dụng thuật ngữ chuyên ngành cần hết sức cân nhắc bởi vì đối với những người ngoài ngành thì thuật ngữ chính là một loại ngoại ngữ.

Đánh giá đối tượng, người nghe sẽ giúp bạn quyết định có nên dùng thuật ngữ chuyên ngành hay không.

Ví dụ số 22: Khi trình bày tại phiên tòa, Luật sư có thể sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành bởi đối tượng họ muốn thuyết phục là Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử - những người hiểu biết pháp luật, việc sử dụng thuật ngữ chuyên ngành sẽ bảo đảm tính chính xác, thể hiện hiểu biết của người trình bày. Tuy vậy, khi giải thích, chia sẻ với khách hàng ít hiểu biết pháp luật, khi phổ biển pháp luật cho cộng đồng cần tránh dùng những thuật ngữ pháp lý phức tạp, nếu có sử dụng thì cần giải thích để người nghe có thể hiểu được. Nói chung, đối với người ngoài ngành, thay vì thuật ngữ chuyên môn, nên dùng các từ ngữ thông dụng để thay thế.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về nhượng quyền thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

2- Chủ động với giọng nói ảnh hưởng như thế nào trong thuyết trình

Giọng nói có ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả thuyết trình. Tiếng nói hay tạo nên bài thuyết trình hấp dẫn. Kết quả nghiên cứu của Albert Melrabian (Mỹ) trong giao tiếp để tiếp thu được 100% thông tin nào đó thì 7% nhờ vào nội dung thông tin, 38% nhờ vào giọng nói của người truyền thông tin, còn lại 55% là nhờ cử chỉ, điệu bộ của người truyền tin. Có thể hình dung cụ thể hơn bằng sơ đồ sau: Nội dung thông tin 7%; Cử chỉ điệu bộ 55%; Giọng nói 38%

Mỗi yếu tố của giọng nói như cách phát âm, tốc độ nói, nhịp điệu, ngữ điệu... đều ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của quá trình giao tiếp. Cụ thể là: Cách phát âm thể hiện vùng, miền quê, tính cách... tông giọng thể hiện cảm xúc, tỉnh cảm của người truyền đạt thông tin, nhịp điệu, ngữ điệu thể hiện điểm nhấn trong thông điệp... Người thuyết trình cần làm chủ được giọng nói của mình để sử dụng linh hoạt trong bài thuyết trình.

Tốc độ nói: Không gì nhàm chán hơn là cách nói đều đều từ đầu đến cuối không nhấn nhá và cũng tệ không kém là việc nhấn nhá không phù hợp. Người thuyết trình cần chủ động điều chỉnh giọng nói, khi nào nói nhanh, khi nào nói chậm; khi nào nói giọng cao; khi nào nói giọng thấp. Thông thường:

(i) Nên mở đầu bài nói với cao độ trầm và tốc độ chậm để thu hút dần sự chú ý của người nghe.

(ii) Việc nói nhanh hay chậm được lựa chọn phụ thuộc vào mức độ ưu tiên của nội dung. Nói nhanh thường áp dụng với những nội dung không thật quan trọng hoặc người nghe đã biết thông tin, còn nói chậm, nhấn nhá khi cần nhấn mạnh các nội dung quan trọng.

(iii) Kết thúc bài nói, nên sử dụng giọng trầm để thu hút sự chú ý của người nghe.

Với người có khả năng nói lưu loát, thì khi nói “tiếng mẹ đẻ”, chúng ta nên nói khoảng 120 - 150 từ phút; nếu nói bằng ngôn ngữ thứ hai thì chỉ nên nói tối đa 100 từ/ phút.

Âm lượng: Âm lượng nên được điều chỉnh phù hợp với không gian, số lượng người nghe, không nên nói quá nhỏ để người nghe phải vừa nghe vừa đoán song cũng không nên nói quá to đến mức người nghe cảm thấy họ đang "bị quát" vào tai

Ví dụ minh họa: Hãy nói câu này một cách trung lập, không nhấn mạnh: "Tôi có một chuyện rất quan trọng cần nói với bạn.

Giờ hãy nói câu ấy và nhấn mạnh từ “Tôi” bằng cách tăng âm lượng hoặc âm vực cho giọng nói hoặc cả hai. Câu này đã mang ý nghĩa mới, nói với người nghe rằng “bạn” và “chỉ bạn mới có thông điệp quan trọng này. Giờ hãy nhấn mạnh ở cụm từ “một chuyện” Giờ đây, khán giả của bạn sẽ cảm thấy tò mò vì không biết chuyện đặc biệt này là gì.

Hãy thử lại lần nữa, nhấn mạnh chữ “rất” hoặc chữ “quan trọng” bạn đang ám chỉ mức độ quan trọng của thông điệp,

Cuối cùng, hãy lặp lại và nhấn mạnh từ “bạn”. Giờ đây, bạn đã chỉ ra khán giả của mình đặc biệt thế nào và có lẽ bạn đã chọn chính họ là người duy nhất tiếp nhận thông điệp này.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Lựa chọn từ ngữ, cách nói khi thuyết trình được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Lựa chọn từ ngữ, cách nói khi thuyết trình có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org. vn.

0 bình luận, đánh giá về Lựa chọn từ ngữ, cách nói khi thuyết trình

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.21063 sec| 954.75 kb