Lựa chọn từ ngữ phù hợp trong bài viết pháp lý

26/06/2021
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Sự chọn lựa từ ngữ sẽ góp phần tạo dựng hoặc hủy hoại ưu thế của bạn. Là ngôn ngữ của các nguyên tắc nhận thức, luật học có số lượng từ vựng rất lớn, vì thế, dù người viết có khả năng viết không tồi, nhưng vẫn luôn cần phải học cách viết một cách rõ ràng và đơn giản hơn.

1- Lựa chọn từ ngữ phù hợp trong bài viết pháp lý

Sự chọn lựa từ ngữ sẽ góp phần tạo dựng hoặc hủy hoại ưu thế của bạn. Là ngôn ngữ của các nguyên tắc nhận thức, luật học có số lượng từ vựng rất lớn, vì thế, dù người viết có khả năng viết không tồi, nhưng vẫn luôn cần phải học cách viết một cách rõ ràng và đơn giản hơn. Sự rõ ràng được bảo đảm bởi việc sử dụng các từ ngữ hiện hành ột cây và nguyên gốc. Để đảm bảo điều này, một cây bút thận trọng sẽ đặt yêu cầu về sự chính xác và logic là ưu tiên cao nhất. Đó chính là lý do tại sao người viết pháp lý thường mang; theo quyển từ điển và từ điển đồng nghĩa. “Bạn không bao giờ nên sử dụng một từ đồng nghĩa không quen thuộc, trừ khi bạn đã hiểu rõ toàn bộ các nghĩa tương tự của nó”. Điều này cũng hoàn toàn đúng với bài viết pháp lý.

Thứ tự ưu tiên nhất nên là sử dụng từ thuần Việt, từ Hán - Việt, các từ vay mượn từ tiếng nước ngoài khác. Trừ các bài viết mang tính học thuật, nghiên cứu, người viết cần phải đảm bảo rằng mọi người đều có thể hiểu được văn bản. Nếu không, bài viết sẽ bị trượt khỏi tiêu chuẩn ngôn ngữ thông thường. Giả định rằng các độc giả không có kiến thức pháp lý, họ sẽ không hiểu được các khái niệm như “đình chỉ vụ án” hay “đơn phương”. Cần nhất quán khi sử dụng thuật ngữ, nếu buộc phải sử dụng thuật ngữ, có thể định nghĩa thuật ngữ đó. Ví dụ: Hợp đồng này/Hợp đồng mua bán này/Thỏa thuận này. Sử dụng cả 3 cụm từ này trong cùng một văn bản sẽ làm cho độc giả thấy khó hiểu.

Tóm lại, để bài viết pháp lý đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu một cách chính xác, thống nhất, người viết cần lưu ý:

Khi có nhiều từ đồng nghĩa, lựa chọn từ sắt nghĩa nhất, thường được sử dụng trong thực tế; Hạn chế dùng các từ không có nghĩa, từ có nội hàm quá rộng, từ chuyên ngành và các từ đa nghĩa, các từ không có ý nghĩa về mặt pháp lý, các thành ngữ; Chi sử dụng phiên âm tiếng nước ngoài trong trường hợp thật cần thiết, chủ yếu là trong các văn bản liên quan đến pháp luật quốc tế; Tuân thủ các quy tắc logic cơ bản, không dùng phủ định của - phủ định.

2- Sử dụng hình ảnh cụ thể, không chung chung, mơ hồ

Pháp luật là khoa học nhận thức có nguyên tắc, có số lượng từ chuyên môn khó rất nhiều. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại văn bản pháp lý, đôi khi nên thay thế những thuật ngữ khô cứng bằng từ ngữ có thể gợi những hình ảnh sinh động trong mắt độc giả, qua đó giúp bài viết trở nên hấp dẫn, sinh động hơn. Bằng cách thay thế bằng những hình ảnh cụ thể cho một khái niệm trừu tượng, câu văn sẽ trở nên sống động hơn nhiều.

Ví dụ minh họa: Hãy xem câu slogan nổi tiếng quảng cáo cho xe Roll-Royces, "Với tốc độ 60 dặm/giờ, tiếng động duy nhất của Roll-Royces là từ chiếc đồng hồ điện". Hiển nhiên người ta sẽ hiểu là chiếc xe này chạy vô cùng êm ái. Cây bút pháp lý giỏi sẽ sử dụng kỹ thuật này một cách triệt để và có thể đạt được hiệu quả thật bất ngờ.

Ví dụ minh họa: Về phạm vi bảo vệ quyền tự do ngôn luận, Thẩm phán Olivers Wendell Holmes đã viết rất hay như sau: “Sự bảo vệ nổi bật nhất của quyền tự do ngôn luận chính là không bảo hộ cho một người đã la hét hoảng loạn trong rạp hát và gây ra sự hỗn loạn". Hình ảnh đó đã làm rõ ý nghĩa của văn bản theo cách rất dễ nhớ. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là phải tiết chế việc sử dụng kỹ thuật này, đặc biệt là khi cần phải diễn đạt chính xác và cụ thể hay trong các văn bản mang tính chất khuôn mẫu.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

1. Bài viết Lựa chọn từ ngữ phù hợp trong bài viết pháp lý được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết Lựa chọn từ ngữ phù hợp trong bài viết pháp lý có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 042-66.527.527, E-mail: info@everest.org.vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Lựa chọn từ ngữ phù hợp trong bài viết pháp lý

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.17921 sec| 949.828 kb