Luật sư tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề 

09/07/2021
Nếu như việc tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề, xác định vấn đề và phân tích vấn để giúp cho người hành nghề luật có thể nhận diện, xác định được những đặc điểm, thành phần, tinh tiết, dữ kiện, bối cảnh cụ thể hoặc bối cảnh tổng quan liên quan đến vấn đề thì việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vấn đề lại chỉ tập trung vào việc trả lời cho câu hỏi. 

 

nguyên nhân của vấn đề

1- Tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề 

Nếu như việc xác định vấn đề và phân tích vấn để giúp cho người hành nghề luật có thể nhận diện, xác định được những đặc điểm, thành phần, tinh tiết, dữ kiện, bối cảnh cụ thể hoặc bối cảnh tổng quan liên quan đến vấn đề thì việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vấn đề lại chỉ tập trung vào việc trả lời cho câu hỏi: Vậy thì nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề? Chi khi người hành nghề luật tìm được câu trả lời cho câu hỏi này thì mới có thể có được các ý tưởng và các giải pháp để giải quyết vấn đề.

Có một số phương pháp tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vấn đề áp dụng chung cho nhiều nghề nghiệp, trong đó có nghề luật như sau:

Phương pháp 5 Tại sao (5 Whys):

Sakichi Toyoda, một trong những cha đẻ của cuộc cách mạng công nghiệp Nhật Bản, đã phát triển phương pháp này trong những năm 1930. Ông là chủ nhà máy, nhà phát minh và sáng lập nên Toyota Industries, Phương pháp của ông đã trở nên phổ biến trong suốt những năm 1970 và ngày nay Toyota vẫn tiếp tục sử dụng nó để giải quyết vấn đề. Phương pháp này triển khai bằng cách hỏi tại sao" và "điều gì gây ra vấn đề này”. Thông thường là câu trả lời cho câu hỏi tại sao" đầu tiên sẽ lập tức dẫn đến câu hỏi “tại sao” tiếp theo và cử tiếp tục như thế. Đối với những vấn đề phức tạp, ta có thể cần nhiều hơn 5 câu hỏi tại sao?”. Mỗi lần bạn hỏi "tại sao", hãy tìm kiếm một câu trả lời có căn cứ dựa theo thực tế, nó phải là những việc đã thực sự xảy ra mà không phải sự kiện có thể đã xảy ra. Các bước thực hiện phương pháp này như sau

Bước 1: Bắt đầu với việc mô tả vấn đề một cách đầy đủ, rõ ràng,

Bước 2: Đặt câu hỏi: “Tại sao vấn đề đó phát sinh, tồn tại?

Bước 3: Tiếp tục hỏi tại sao cho tới khi nguyên nhân gốc được xác định, số lượng câu hỏi có thể ít hơn hoặc nhiều hơn 5 tùy từng vẫn để cụ thể. Hãy hỏi “tại sao" cho đến khi xác định được nguyên nhân vấn đề và không thể đi xa hơn nữa. Khi không thể đưa ra được câu hỏi tại sao nữa thì có thể xác định được một phần hoặc toàn bộ nguyên nhân của vấn đề.

Bước 4: Khi nguyên nhân đã được xác định thì có thể đưa ra được các đề xuất về giải pháp và triển khai giải quyết vấn đề.

Phương pháp biểu đồ xương cá (fishbone diagram):

Phương pháp biểu đổ xương cá được phát triển bởi nhà khoa học Nhật Bản Kaoru Ishikawa. Trong quá trình làm việc tại công ty Kawasaki Heavy Industries, ông đã phát hiện ra rằng, một loạt nhân tố có thể ảnh hưởng tới một quy trình làm việc. Để có được cái nhìn sâu sắc về các yếu tố này, ông đã thiết kế một công cụ đồ họa đơn giản, trong đó các nguyên nhân sâu xa tiềm năng được mô tả một cách có trật tự. Vì mô hình này có hình dáng giống một bộ xương cả, nên biểu đồ Ishikawa còn được gọi là biểu đồ xương cá

2- Cách vẽ và nội dung biểu đồ xương cá

Để vẽ một biểu đồ xương cá chúng ta thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nêu vấn đề một cách chính xác. Viết vấn đề vào ô bên phải (đầu cá)

Bước 2: Xác định các yếu tố ảnh hưởng nguyên nhân phụ. Mỗi yếu tố vẽ một nhánh “xương sườn”. Nguyên nhân chính đặt trong một cái hộp và kết nối với xương trung tâm (xương sống) bởi một đường nghiêng.

Bước 3: Thêm các nhánh xương phụ cho mỗi nguyên nhân đã được nhập vào biểu đổ cho đến khi tìm được nguyên nhân gốc rễ của nhánh đó.

Biểu đổ xương cả sau khi được hoàn tất sẽ khắc họa bởi cảnh tổng quan các yếu tố có thể gây ra nguyên nhân của vụ việc.

Phương pháp Starbrainstorming hoặc Starbursting: Starbursting là một hình thức brainstroming tập trung vào việc tạo ra câu hỏi hơn là các câu trả lời. Nó có thể được sử dụng lặp đi lặp lại, với các lớp sâu hơn về các câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra ban đầu. Phương pháp này gồm có 5 loại câu hỏi đại diện cho 5 cánh của ngôi sao, bao gồm: “AiCái gì”, “Tại sao”, “ở đâu", "Khi nào" và “Làm thế nào” ở đầu mỗi điểm của ngôi sao. Đây là một phương pháp có tính cấu trúc, chặt chẽ để khảo sát và định rõ một vấn đề bằng cách hỏi hàng loạt câu hỏi cụ thể có liên quan đến một chủ đề đã được chuẩn bị trước đó. Sử dụng phương pháp này có phần mất nhiều thời giản hơn nhưng cho thấy nhiều khía cạnh khác nhau về một thực trạng. Phương pháp này có khả năng phản tầng vấn đề và tính ưu việt ở chỗ ta có thể tùy chọn thứ tự các câu hỏi.

Các phương pháp nêu trên đều phù hợp để áp dụng với nghề luật, bởi lẽ, người hành nghề luật thông thường phải giải quyết những vấn đề pháp lý, những vụ việc, vụ án mà minh không phải là người trong cuộc". Khách hàng, các đương sự, bị can, bị cáo và các cá nhân khác có liên quan không phải lúc nào cũng nói cho người hành nghề luật điều gì đã xảy ra, họ đã làm gì, động cơ, mong muốn, mục đích hoặc những tác nhân nào đã khiến họ hành động như vậy. Bên cạnh đó, mỗi yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý của khách hàng hay vụ án, vụ việc hoặc các vấn đề khác mà người hành nghề luật phải giải quyết thường có những bối cảnh khá phức tạp, thời gian kéo dài và liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức trong xã hội. Do đó, nếu không xác định được nguyên nhân đích thực của vấn đề, người hành nghề luật khó có thể hiểu được thực chất, cốt lõi, bản chất của vấn đề.

Trên thực tế, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ việc hoặc giải quyết các vụ việc, vụ án, người hành nghề luật thường xuyên phải thực hành việc hỏi để xác định vấn đề và nguyên nhân của vấn đề. Nếu như Luật sư thường phải hỏi khách hàng để làm rõ nguyên nhân của một số sự kiện, quyết định khi tiếp xúc khách hàng hoặc trong quá trình giải quyết yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý của khách hàng thi Điều tra viên, Thẩm phán, Kiểm sát viên phải tiến hành việc đặt rất nhiều câu hỏi tại sao trong nhiều giai đoạn của quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Khi ý thức được về tác dụng của phương pháp 5 Tại sao (5 Whys), người hành nghề luật sẽ đặt câu hỏi và tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề một cách khoa học, logic và hiệu quả hơn.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(I)  Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(II) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(III)  Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66527527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Luật sư tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề 

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.20624 sec| 958.023 kb