Mặt tích cực của truyền thông đối với lợi ích con người

10/03/2021
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Mặt tích cực của truyền thông cung cấp cho người dân thông tin kịp thời về chính sách, pháp luật, về quyền con người, quyền công dân và những thực tiễn thi hành quyền con người, quyền công dân trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

1- Mặt tích cực của truyền thông 

Truyền thông mang tính tích cực khi nó tạo nên cơ sở cho tự do, dân chủ, những thông tin chính xác, kịp thời sẽ giúp cho quyền con người, quyên công dân được bảo vệ và phát triển. Điều này là không thể phủ nhận " hàng loạt phát minh được ứng dụng như điện tín (năm 1844), điện thoại (năm 1876), radio (năm 1895), vô tuyến truyền hình (năm 1925) đã làm thay đổi cách giao tiếp, trao đổi thông tin của con người... tạo nên cuộc cách mạng thông tin lần thứ tư trên thế giới và tiếp đó là cuộc cách mạng thông tin lần thứ năm với sự ra đời của internet, mạng xã hội đã góp phần quan trọng chuyển nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh thông tin với các siêu xa lộ thông tin toàn cầu.

Cuộc cách mạng thông tin đã mở ra một kỷ nguyên mới với các “luật chơi” mới mà không một ai có thể đứng ngoài cuộc. Nó mang lại sự tự do thông tin, sự phát triển quyền lực xã hội bên cạnh quyền lực nhà nước mà bất cứ chủ thể nào cũng phải coi trọng, đặc biệt nó được người dân ngày càng sử dụng tích cực để bảo vệ, phát triển xã hội và quyền con người, quyền công dân. 

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

2- Mặt tích cực đối với cá nhân con người 

(i) Về nhận thức: Các phương tiện truyền thông hiện nay đóng một vai trò quan trọng trong nâng cao nhận thức của người đọc về mọi lĩnh vực tri thức của thế giới. Khác với thời kỳ trước đây, khi mà con người nhận thức tự nhiên, xã hội qua con đường học tập (bằng các tư liệu có sẵn, qua nghiên cứu...) thì ngày nay, truyền thông đã mang lại một lượng thông tin đồ sộ, một kho tư liệu về mọi lĩnh vực cần nghiên cứu, tìm hiểu trên khắp thế giới cho con người với một kết nối đơn giản - qua internet.

Chính vì vậy, truyền thông đã và đang trở thành phương tiện truyền đạt kiến thức hữu hiệu nhất ngoài phương tiện dạy học thông thường và nó cũng đồng nghĩa với việc hình thành những chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định không nhất thiết phải có “bằng cấp”.. . 

Về cơ bản, truyền thông có tác động tích cực đến nhận thức con người về quyền con người, quyền công dân hơn là tác động tiêu cực. Nhờ truyền thông, quyền con người, quyền công dân đã được nhận thức một cách cơ bản và ngày càng được mở rộng từ phạm vi lãnh thổ, địa phương đến quốc gia, xa hơn nữa là trên toàn thế giới.

Thông qua truyền thông, quyền con người, quyền công dân không chỉ được hiểu là những quyền pháp lý mà nó còn mang bản sắc dân tộc, tôn giáo, địa lý riêng biệt. Như quyền được sống, tự do và an toàn thân thể được quy định tại Điều 3 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (năm 1948) lại được quy định khác nhau ở những quốc gia thành viên, đặc biệt là quyền được chết hay việc quy định hình phạt tử hình.

Mặt khác, truyền thông đóng vai trò quan trọng, thiết yếu trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật và khả năng thực hiện pháp luật của người dân và các tổ chức xã hội - một trong những nhiệm vụ liên quan đến chế định luật sư theo Luật Luật sư.. . 

 (ii) Về thông tin: Lợi ích rõ rệt của truyền thông hiện đại đó là mọi người đều có thể tiếp cận những tin tức mới nhất ở bất cứ đâu và thời điểm nào. Trước đây, thông tin, đặc biệt là thông tin “nóng” là mặt hàng đặc biệt thuộc về chủ thể nắm giữ thông tin và báo chí, truyền thông thì ngày nay, các mạng xã hội phát triển nhanh chóng đã tạo ra loại hình thông tin phi truyền thống nhưng luôn nhanh nhạy, đáp ứng rất tốt thị hiếu của độc giả. Điều này tạo ra kênh thông tin mới đối với giới báo chí, truyền thông, làm thúc đẩy sự “tức thời” của thông tin đến với người dân.

So với các lĩnh vực kinh tế - xã hội, các lĩnh vực liên quan đến quyền con người là một lĩnh vực nhạy cảm và luôn được người dân quan tâm, là một trong những lĩnh vực chủ đạo của hoạt động nghề nghiệp luật sư, do đó, thông tin về quyền con người luôn có sức hút lớn đối với người dân, đặc biệt là tính mới của sự kiện. Do đó, sự phát triển của khoa học, kỹ thuật đã và đang mang lại cho báo chí, truyền thông vai trò không thể thiếu trong cung cấp thông tin đến người dân. 

Chính vì vậy, báo chí, và những mặt tích cực của truyền thông cung cấp cho người dân thông tin kịp thời về chính sách, pháp luật, về quyền con người và những thực tiễn thi hành quyền con người trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Thông thường, truyền thông thường thông tin gắn với những ý kiến, quan điểm của những người am hiểu luật pháp, chính sách để nâng cao giá trị của thông tin. Như vậy, truyền thông cũng giúp người dân có thể phản ánh quan điểm, kiến nghị hay những thông tin về quyền con người đến toàn xã hội, đặc biệt là cơ quan nhà nước.

Qua đó, truyền thông đã giúp người dân bảo vệ quyền của mình bằng phương thức thông tin” cho đối tượng liên quan, nhất là việc thông tin kịp thời những sự kiện xảy ra liên quan đến quyền con người, cùng với vai trò như là thiết chế quyền lực xã hội, buộc các chủ thể liên quan phải có hành vi xử lý kịp thời thông tin truyền thông, bảo vệ quyền con người.

(iii) Về hành vi ứng xử: Con người thường phản xạ “tức thì” đối với những thông tin tiếp nhận được qua 5 giác quan. Do đó, thông tin mà báo chí, mặt tích cực của truyền thông mang lại thường được đánh giá là thông tin có căn cứ, đồng thời thông tin về quyền con người cũng mang tính nhạy cảm, nên dễ dẫn đến những phản xạ qua hành vi, biểu hiện đơn giản nhất là cảm xúc, thái độ đối với những thông tin tiếp nhận được (đặc biệt là các phát biểu, thể hiện ý chí của mình về các thông tin), cao hơn nữa là những hành vi phản ứng (như việc tránh đi qua các vùng bị bão lũ thiên tai, tắc đường: tẩy chay các hàng hóa có thông tin xấu về chất lượng...).

Hoạt động tuyên truyền, thông tin về các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhằm nâng cao nhận thức của người dân được mở rộng đáng kể từ sau khi Hiến pháp năm 1992 được thông qua với những điểm mới căn bản như lần đầu tiên khẳng định thuật ngữ “quyền con người” trong Hiến pháp; bổ sung công dân có quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, khẳng định quyền tự do kinh doanh; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí...) đánh dấu bước phát triển mới trong giai đoạn đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội theo cơ chế thị trường

Các thiết chế truyền thông có cơ hội phát triển mạnh mẽ với những ưu thế đặc biệt và đi cùng với đó là đã tạo ra một công cụ tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là quyền con người, quyền công dân. Truyền thông làm cho mỗi người dân trong đời sống sinh hoạt thường ngày của mình được tiếp cận với các thông tin một cách trực tiếp, cập nhật, phong phú, đa dạng, sinh động, dễ dàng. Thông qua các phương tiện nghe, nhìn của đài phát thanh, đài truyền hình, sách báo in, báo mạng, báo ảnh, tạp chí... người dân có thể lĩnh hội các kiến thức kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội. 

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest 

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Mặt tích cực của truyền thông đối với lợi ích con người được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Mặt tích cực của truyền thông đối với lợi ích con người có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Mặt tích cực của truyền thông đối với lợi ích con người

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.94099 sec| 963.453 kb