Môi trường đầu tư tại Việt Nam hiện nay

17/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Đầu tư đang là một hình thức tìm kiếm lợi nhuận nhằm phát triển kinh tế đang được áp dụng rộng rãi. Do đó, môi trường đầu tư tại Việt Nam ngày càng được Nhà nước quan tâm và phát triển.

 

 

đầu tư tại Việt nam Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Khái quát chung về môi trường đầu tư tại Việt Nam

 

 

“Đầu tư" về mặt chiết tự, gồm "đầu" (tức là “bỏ vào vào) và “tư" (nghĩa là “tiền của”), được hiểu là việc bỏ tiền của vào một công việc nào đó và được sử dụng trong kinh tế với ý nghĩa là bỏ vốn vào sản xuất, kinh doanh để được hưởng phần lớn lãi. Về góc độ kinh tế, đầu tư là việc bỏ vốn (nhân lực, vật lực, tài lực...) có thực tại thời điểm hiện tại để kỳ vọng thu được khoản lợi ích lớn hơn nhưng không chắc chắn trong tương lai.

 

 

Đầu tư như vậy về bản chất là một quá trình và luôn gắn với rủi ro không chắc chắn của lợi nhuận trong tương lai và các rủi ro về mặt kinh tế sẽ kéo theo các rủi ro về mặt hành nghề cho Luật sư trong quá trình tư vấn, khả năng không chắc chắn của lợi nhuận trong tương lai và các rủi ro về mặt kinh tế sẽ kéo theo các rủi ro về mặt hành nghề cho Luật sư trong quá trình tư vấn.

 

 

Theo khoản 5 Điều 3 Luật Đầu tư 2014, đầu tư kinh doanh là việc “nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư”. Đầu tư có thể được chia làm 3 giai đoạn: (1) Chuẩn bị đầu tư; (ii) Đầu tư (kinh doanh); (iii) Thanh lý đầu tư.

 

 

Trong quá trình đầu tư, nhà đầu tư sẽ bỏ vốn vào một dự án đầu tư và việc triển khai dự án đầu tư có thể được thực hiện thông qua các hình thức kinh doanh (như thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc thông qua việc thành lập doanh nghiệp). Theo nghĩa này, đầu tư sẽ có phạm vi rộng hơn, bao trùm cả hoạt động kinh doanh - còn kinh doanh sẽ là một khâu quan trọng của đầu tư - khâu triển khai hoạt động thương mại của dự án.

 

 

Toàn cảnh về môi trường đầu tư tại Việt Nam

 

 

Từ những năm giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế kêu gọi đầu tư nước ngoài. Việt Nam là một nước đang phát triển nên nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế rất cao, do đó dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm qua đã có những đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trong năm 2019 đã có 125 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.

 

 

Hệ thống pháp luật về đầu tư đã bước đầu được hình thành tương đối hoàn chỉnh, bao quát kịp thời các vấn đề phát sinh trong thực tiễn đầu tư kinh doanh sau nhiều năm mở cửa. Từ năm 1987 đến nay, pháp luật đầu tư nước ngoài đã liên tục được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong quá trình hội nhập và thu hút đầu tư.

 

 

Cùng với đó, Việt Nam tích cực gia nhập các tổ chức thương mại, ký kết các điều ước quốc tế đã và đang góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật đầu tư của Việt Nam nói riêng, hội nhập hơn với pháp luật quốc tế.

 

 

Tuy nhiên, qua thực tế có thể thấy rằng pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư nói riêng chưa có tính ổn định cao và thực tế chưa bao quát hết các hoạt động gắn liền với việc đầu tư, kinh doanh. Sự thay đổi liên tục trong chính sách, pháp luật về đầu tư là một thách thức đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như giới Luật sư.

 

 

Đối với giới doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, sự thiếu ổn định và biến động không ngừng của pháp luật về đầu tư buộc nhà đầu tư, cũng như doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu thông tin và thực hiện hoạt động đầu tư cho phù hợp với yêu cầu của pháp luật hiện hành. Đối với giới Luật sư, sự thay đổi của pháp luật cũng buộc đội ngũ Luật sư phải năng động hơn, chịu khó tìm hiểu và nhanh nhạy hơn trong việc nắm bắt chính sách mới, để từ đó có thể tư vấn hiệu quả cho nhà đầu tư phù hợp với bối cảnh kinh tế luôn thay đổi.

 

 

Bên cạnh đó, pháp luật đầu tư còn có một số quy định mâu thuẫn, thủ tục chồng chéo, chưa rõ ràng và chưa bao quát hết các hoạt động đầu tư, kinh doanh của các đối tượng được điều chỉnh bởi pháp luật đầu tư nói chung. Trong chính các bộ luật, luật cũng có những quy định chưa rõ ra cụ thể, chưa thống nhất, chưa từng được định hình chung cho toàn bộ hệ thống pháp luật đầu tư.

 

 

Hiện mà mặc dù số lượng văn bản trực tiếp điều chỉnh các hoạt động đầu tư không nhiều nhưng số lượng văn bản điều chỉnh đến đầu tư thì lại rất lớn (như quy định về lao động, thuế, sở hữu trí tuệ, hải quan). Cụ thể, các quy định của luật, bộ luật và các văn bản pháp lý có hiệu lực của thường quy định khi chung chung trong khi đó, quy định pháp luật quan trọng, ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh đầu tư lại thường nằm trong các văn bản có hiệu lực thấp hơn như nghị định, thông tư, quyết định. Điều này buộc các Luật sư phải có am hiểu rộng về nhiều lĩnh vực pháp lý khác nhau để có thể họ trợ khách hàng một cách hiệu quả.

 

0 bình luận, đánh giá về Môi trường đầu tư tại Việt Nam hiện nay

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.17162 sec| 942.156 kb