Hoạt động xúc tiến đầu tư là gì?

29/09/2022
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Bên cạnh vấn đề đầu tư thì sẽ phát sinh các vấn đề liên quan như cách thức đầu tư hay hoạt động xúc tiến đầu tư. Nhưng hoạt động xúc tiến đầu tư là gì? Và những nội dung cơ bản của hoạt động xúc tiến đầu tư là gì? Cùng tìm hiểu về hoạt động xúc tiến đầu tư dưới bài viết này.

Hoạt động xúc tiến đầu tư là gì?

1- Hoạt động xúc tiến đầu tư là gì

Khái niệm về đầu tư trong Luật Đầu tư được ghi nhận tại Khoản 8, Điều 3, gắn với đầu tư kinh doanh, đó là “việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh”.

Vai trò của hoạt động xúc tiến đầu tư hiện nay:

- Xúc tiến đầu tư nhằm thúc đẩy, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư theo ngành, vùng và đối tác phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; bảo đảm thực hiện các chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư có tính liên vùng, liên ngành, gắn kết với xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch.

- Xúc tiến đầu tư là công cụ năng động và gây ảnh hưởng định hướng đến nhà đầu tư và là hình thức tuyên truyền nhằm tìm kiếm và duy trì vốn đầu tư. Trước hết, xúc tiến đầu tư là một công cụ để thu hút đầu tư nước ngoài và thực hiện chính sách FDI, có tác động đến việc khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Xúc tiến đầu tư FDI chỉ là một công cụ trong số các công cụ phát triển kinh tế. Xúc tiến đầu tư thực chất là giải quyết bài toán tìm kiếm và duy trì vốn đầu tư. Thông qua xúc tiến đầu tư, các dự án FDI bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế- xã hội từng thời kỳ, đồng thời là nhân tố quan trọng phát huy nguồn nội lực nhất là trong giai đoạn khi mức tích lũy của nền kinh tế còn thấp.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

2- Nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư

Nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư được quy định tại Điều 88 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, bao gồm 08 nội dung cơ bản:

Một là, nghiên cứu tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư. Đây là nội dung cũng như là giai đoạn đầu tiên trong hoạt động xúc tiến đầu tư, là giai đoạn quyết định đến việc xúc tiến đầu tư có khả thi hay không và hiệu quả trên thực tế được tác động bởi yếu tố khách quan.

Hai là, xây dựng hình ảnh, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư. Đây là hoạt động nhằm thu hút, thể hiện sự hấp dẫn của các dự án đầu tư và cho nhà đầu tư thấy được tiêm năng phát triển mạnh mẽ của dự án, đồng thời đây là cách để các bên tiếp cận và dần có “thiện cảm” với nhau.

Ba là, hỗ trợ, hướng dẫn, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn vào để thực hiện hoạt động kinh doanh, việc hỗ trợ, hướng dẫn hay tạo điều kiện thuận lợi là cách để cơ quan xúc tiến đầu tư “mở đường’ cho chính mình trong việc đáp ứng yêu cầu của “một khách hàng” trước dự án trong tương lai.

Bốn là, xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư. Đây là cơ sở để lưu trữ và thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư có kế hoạch, hiệu quả, hợp pháp, hợp lý, cũng là những tài liệu chứng minh quá trình xúc tiến đầu tư là đúng quy trình.

Năm là, xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư. Hoạt động này có ý nghĩa thực sự có vai trò quan trọng, việc xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư nhằm giúp nhà đầu tư lựa chọn các dự án phù hợp với chính mình, cũng là cách để cơ quan xúc tiến quản lý các dự án mong muốn được thực hiện trong tương lai.

Sáu là, xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư. Các tài liệu, ẩn phấn được kể đây cũng tương tự như một cách xây dựng hình ảnh, tuyên truyền cho hoạt động xúc tiến đầu tư, các tài liệu nhằm phục vụ cho hoạt động xúc tiến được diễn ra hiệu quả và nhanh chóng.

Bảy là, đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư. Đây là hoạt động nhằm bồi dưỡng chất lượng nhân sự thực hiện trực tiếp hoạt động xúc tiến đầu tư trong các cơ quan xúc tiến đầu tư.

Tám là, hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư. Hoạt động xúc tiến đầu tư, trọng tâm là thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, việc hợp tác trong nước và quốc tế làm nâng cao năng lực xúc tiến đầu tư hiệu quả và hiện đại.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

Hoạt động xúc tiến đầu tư là gì?

3- Cơ quan thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư

Theo Điều 74 Luật Đầu tư năm 2020 và Điều 91 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định các cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện xúc tiến đầu tư là:

Chính phủ chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, định hướng xúc tiến đầu tư nhằm thúc đẩy, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư theo ngành, vùng và đối tác phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; bảo đảm thực hiện các chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư có tính liên vùng, liên ngành, gắn kết với xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến đầu tư trong phạm vi cả nước.

Trong hoạt động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia được coi là trọng tâm, theo đó, ” Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia là tập hợp các hoạt động xúc tiến đầu tư quy mô cấp quốc gia, có tính liên vùng, liên ngành do các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện bằng nguồn ngân sách nhà nước.” (Khoản 1, Điều 92 Luật Đầu tư). Bên cạnh đó, Bộ kế hoạch đầu tư còn thực hiện việc lên kế hoạch, tổ chức, vận hành, sắp xếp các hoạt động xúc tiến đầu tư liên vùng, liên tỉnh. Thực tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trở thành cánh tay đắc lực cho Chính phủ trong hoạt động vừa quản lý vừa thực hiện xúc tiến đầu tư trực tiếp.

Các bộ, ngành phân công đầu mối thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư theo ngành, lĩnh vực thuộc chức năng và thẩm quyền.

Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác xúc tiến đầu tư.

Trong xúc tiến đầu tư, vai trò của Sở Kế hoạch đầu tư hay Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cực kỳ quan trọng, đây là hoạt động để tỉnh thu hút nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ, góp phần làm phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập cơ quan hoặc bộ phận xúc tiến đầu tư trong cơ cấu tổ chức của mình và có trách nhiệm bố trí cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, biên chế và kinh phí hoạt động. Trường hợp thành lập cơ quan xúc tiến đầu tư trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được sự thống nhất của Bộ Nội vụ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Hoạt động xúc tiến đầu tư là gì? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Hoạt động xúc tiến đầu tư là gì? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest. org.vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Hoạt động xúc tiến đầu tư là gì?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.83752 sec| 972.945 kb