Một số lưu ý chung khi kết thúc bài bào chữa

20/06/2021
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Với các bước như Xác định yêu cầu; Xác định thông tin liên quan; Xử lý thông tin; Xây dựng thành hệ thống thuyết trình và Tiếp tục phát triển bài thuyết trình về mặt nội dung, người hành nghề sẽ có lựa chọn viết ra hay không viết ra một cách chi tiết, đầy đủ bài thuyết trình của mình. Cách trình bày phần mở đầu, kết thúc bài bào chữa khoa học sẽ tạo được điểm nhấn, chốt lại quan điểm bảo chữa của Luật sư và gây ấn tượng tốt với Hội đồng xét xử.

1- Ví dụ cho phần mở đầu bài bào chữa

"Kính thưa Hội đồng xét xử!

Tôi là Luật sư... thuộc Văn phòng Luật sư... Hôm nay, nghề nghiệp và trách nhiệm đã đặt trên vai tôi một áp lực hết sức nặng nề, là người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn X - bị truy tố về tội Giết người.

Chúng tôi rất thông cảm và thành thật chia sẻ nỗi đau với các gia đình nạn nhân, nhưng công việc không cho phép chúng tôi nói những lời khác hơn những lời nhằm tìm ra những tình tiết khách quan của vụ án hoặc những tình tiết mà bị cáo đáng được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Đây không phải là việc nhằm xoá tội hoặc chạy tội cho bị cáo mà là công việc của pháp lý, là mặt thứ hai của công tác xét xử. Nó chỉ có tác dụng làm cho công tác xét xử được xem xét từ nhiều phía, lật đi lật lại các vấn đề, giúp Hội đồng xét xử có thêm một góc nhìn để có cơ sở tuyên một bản án đúng người, đúng tội, đúng luật pháp và thấu tình đạt lý.

Sau đây là bài bào chữa của tôi".

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest.

2- Một số lưu ý chung khi kết thúc bài bào chữa

Với các bước như Xác định yêu cầu; Xác định thông tin liên quan; Xử lý thông tin; Xây dựng thành hệ thống thuyết trình và Tiếp tục phát triển bài thuyết trình về mặt nội dung, người hành nghề sẽ có lựa chọn viết ra hay không viết ra một cách chi tiết, đầy đủ bài thuyết trình của mình. Việc lựa chọn viết ra hay không viết ra đầy đủ, từng từ một của bài thuyết trình có thể được cân nhắc trên cơ sở tính chất, mục tiêu của bài thuyết trình và thói quen của người thuyết trình. Với những bài thuyết trình để giải quyết vấn đề pháp lý, đặc biệt là được sử dụng tại các phiên tòa như dự thảo bài bảo chữa, bản luận tội,... việc viết ra là cần thiết bởi lẽ đây là những “bài thuyết trình” đặc biệt, khi mà tính chính xác của nội dung là yêu cầu quan trọng nhất. Tuy nhiên, do đây là những dự thảo, có thể được cập nhật trên cơ sở diễn biến phiên tòa, vì vậy bản in nên để chỗ trống cho việc sửa đổi, cập nhật; việc in đậm, gạch chân các ý lớn, các thông tin đòi hỏi chính xác tuyệt đối sẽ tạo thuận lợi cho quá trình trình bày. Ngoài ra, việc viết ra đầy đủ, chi tiết những “bản thuyết trình” này không đồng nhất với việc người hành nghề luật sẽ “cắm cúi” đọc những gì đã viết mà không có bất kỳ “giao tiếp” nào với người nghe. Với những bài thuyết trình mang tính chất chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, việc viết dàn ý chi tiết được khuyến khích hơn nhằm giúp không bỏ sót các nội dung quan trọng đồng thời tạo sự chủ động cho người thuyết trình.

Ví dụ phần kết thúc bài bào chữa.

"Kính thư hội đồng xét xử

Trên đây là quan điểm bào chữa của a Luật sư cho bị cáo Nguyễn Văn A, là người có nhân thân tốt, lần đầu phạm tôi khi chưa đủ 18 tuổi, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự r được quy định tại điểm b, i, r, s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 như phân tích ở trên, chúng tôi trân trọng đề nghị Hội đồng xét xử dụng Điều 54 Bộ luật Hình sự năm 2015, mở lượng khoan hồng, cho bị của một con đường sửa chữa lỗi lầm, có cơ hội được tiếp tục đi học để trở thành người có ích cho xã hội, tuyển bị của một mức án thấp nhất của khung hình phạt và cho bị của được hưởng án treo".

Cách trình bày phần kết thúc như nêu trên sẽ tạo được điểm nhấn, chốt lại quan điểm bảo chữa của Luật sư và gây ấn tượng tốt với Hội đồng xét xử.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết: Một số lưu ý chung khi kết thúc bài bào chữa được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết" Một số lưu ý chung khi kết thúc bài bào chữa có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Một số lưu ý chung khi kết thúc bài bào chữa

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.20853 sec| 942.953 kb