Một số lưu ý khi Luật sư giao tiếp với Hội đồng xét xử

19/06/2021
Luật sư nên đứng dậy khi tham gia phần xét hỏi, cần xin phép Hội đồng xét xử trước khi đặt câu hỏi với những người mà mình cần hỏi. Việc Luật sư xin phép Hội đồng xét xử trước khi đặt câu hỏi với bị cáo, bị hại, người làm chứng là việc nhỏ và rất đơn giản.

 

hội đồng xét xử Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66527527

 

1- Một số lưu ý khi Luật sư giao tiếp với Hội đồng xét xử

Luật sư nên đứng dậy khi tham gia phần xét hỏi, cần xin phép Hội đồng xét xử trước khi đặt câu hỏi với những người mà mình cần hỏi. Việc Luật sư xin phép Hội đồng xét xử trước khi đặt câu hỏi với bị cáo, bị hại, người làm chứng là việc nhỏ và rất đơn giản. Tuy nhiên, hiệu quả mà nó mang lại rất lớn, bởi Hội đồng xét xử sẽ có cảm giác là họ được tôn trọng. Việc Luật sư đứng dậy khi tham gia xét hỏi hoặc trình bảy nên được thực hiện như một kỹ năng, bởi trên thực tế có không ít Luật sư ngồi đặt câu hỏi hoặc chủ động gọi bị cáo và người tham gia tố tụng khác để hỏi và đã bị Thẩm phán chủ tọa phiên tòa nhắc nhở. Việc làm của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là có căn cứ, bởi pháp luật quy định chỉ có chủ tọa phiên tòa mới có quyền điều hành phiên tòa, Luật sư có quyền hỏi nhưng điều hành người được hỏi là quyền của chủ tọa phiên tòa. Việc Luật sư đứng dậy khi tham gia hỏi hoặc trình bày cho thấy sự tôn trọng pháp luật, tôn trọng Hội đồng xét xử, tôn trọng sự tồn nghiêm của phiên tòa. Khi Luật sư biểu hiện thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, tôn trọng đại diện Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng khác cũng sẽ được mọi người tôn trọng lại.

Tại phiên tòa, hình ảnh, dáng đứng, ngữ điệu, âm lượng, cử chỉ, thái độ của Luật sư khi tham gia hỏi và trình bày thể hiện tính cách nhân văn, văn hóa của Luật sư trong không gian pháp đình. Luật sư hùng biện để thuyết phục Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, ị hại... không có nghĩa là phải thật lớn tiếng. Ngược lại, Luật sư cũng không nên nói quá nhỏ, việc Luật sư nói quá nhỏ sẽ làm cho Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng khác không thể nghe rõ, không gây được thiện cảm. Do đó, khi giao tiếp và ứng xử với Hội đồng xét xử, Luật sư cũng nên lưu ý đến hình ảnh, tác phong, thái độ, giọng nói,... của mình để gây được thiện cảm.

2- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử của Luật sư, tại phiên tòa

Như vậy, tại phiên tòa, kỹ năng giao tiếp, ứng xử của Luật sư được thể hiện thông qua lời nói, tác phong, thái độ và hành động của Luật sư tại phiên tòa, hướng tới sự hài hòa các yếu tố như: tôn trọng Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát; văn hóa pháp đình; quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng (bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan). Luật sư cần bày tỏ quan điểm, thái độ của mình một cách thẳng thắn, kiên quyết; sử dụng ngôn từ diễn đạt vào thẳng nội dung chính của vấn để để biểu hiện ý chí và lòng tin ở bản thân. Đối với những nội dung then chốt không nên tỏ ra quá cân nhắc, đắn đo làm cho người nghe cảm thấy thiếu tin tưởng, do dự.

Ví dụ số minh họa:

Liên quan đến việc Tòa án nhân dân tỉnh A thu hồi Giấy chứng nhận người bào chữa của Luật sư Lôi Thị D trong vụ án Võ Văn X Võ Văn S và từ chối cấp Giấy chứng nhận người bảo chữa trong vụ ản Phạm Văn C. Theo Luật sư Lôi Thị D (Đoàn Luật sư tỉnh B), khi tham gia tổ tụng tại phiên toà phúc thẩm vụ án "cố ý gây thương tích" được xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh A, Thẩm phán chủ toạ phiên toà đã có những hành vi thiếu sự tôn trọng đổi với Luật sư, không cho Luật sư hỏi hoặc công bố lời khai đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi Luật sư yêu cầu, nói chuyện, thể hiện sự thiếu tôn trọng khi Luật sư đang bào chữa, khi Luật sư bày tỏ thái độ thì lớn tiếng đuôi Luật sư ra khỏi phòng xử... Về phần mình, đại diện Tòa án nhân dân tỉnh A rằng trong phiên tòa nói trên, Luật sư D lặp đi, lặp lại nhiều lần nói bảo chữa và có nhiều lời lẽ ngoài nội dung vụ án. Thậm chỉ, Luật sư có nhiều lời nói cho rằng Toà án cấp sơ thẩm áp dụng điều luật là không đúng, có lời lẽ xúc phạm Tòa án. Khi được chủ tong phiên toà nhắc nhở, yêu cầu trình bày lời bào chữa đi vào trong tâm vụ án, thì Luật sư có nhiều lời lẽ thiếu tôn trọng và xúc phạm nghiêm trọng Hội đồng xét xử. Sau khi trao đổi, xét thấy Luật sư D vi phạm nội quy, trật tự phiên toà nên Hội đồng xét xử đã áp dụng biện pháp buộc Luật sư rời khỏi phòng xét xử.

Từ sự việc này cho thấy, việc xử sự có văn hóa nghề nghiệp trong quan hệ giao tiếp, ứng xử giữa các chủ thể tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng trong các giai đoạn tố tụng hình sự, đảm bảo các chuẩn mực văn hóa tranh tụng tại phiên tòa là quan trọng. Cho dù với bất cứ nguyên nhân hoặc áp lực như thế nào, thiết nghĩ, hành vi của Luật sư phải có sự tôn trọng, không nên để trạng thái tâm lý bức xúc của cá nhân lấn át những chuẩn mực trong ứng xử với các chủ thể tiến hành tố tụng.

Ví dụ minh họa: Trong vụ án Phan Thị Yến P bị đưa ra truy tổ và xét xử về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản", khi Luật sư bào chữa cho bị cáo thì bị chủ tọa phiên toà bắt lỗi liên tục như: “để nghị Luật sư bào chữa thẳng vào nội dung vụ án”, “Luật sư trình bày với Tòa sao nói trống không thể", đây không phải trường luật, không cần Luật sư đọc luật như giảng bài " Luật sư bức xúc nói lại “Chủ tọa không đủ tư cách...". Hậu quả là Luật sư bị mời về chỗ ngồi kèm theo đó là lời cảnh của “sẽ có văn bản kiến nghị của Tòa gửi đến Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư".

Đây là trường hợp xảy ra tình trạng “đôi cơ”, mâu thuẫn giữa Luật sư và Hội đồng xét xử, các bên thể hiện sự thiếu chuẩn mực trong ứng xử và giao tiếp. Trong các tình huống này, Luật sư cần giữ được thái độ bình tĩnh, tôn trọng Hội đồng xét xử và dựa vào các căn cứ pháp luật để đưa ra quan điểm đúng đắn, dứt khoát. Việc thể hiện kỹ năng giao tiếp, ứng xử một cách lịch sự, tôn trọng, chuẩn mực của Luật sư góp phần tạo nên văn n hóa nghề nghiệp nơi pháp đình.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

(I) Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(II) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(III) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66527527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Một số lưu ý khi Luật sư giao tiếp với Hội đồng xét xử

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.90946 sec| 950.883 kb