Mục tiêu chung cần đạt được về tra cứu pháp lý

12/06/2021

Việc tra cứu pháp lý là việc tìm kiếm một nội dung văn bản pháp luật hiện hành trong hệ thống pháp luật. Vậy mục tiêu tra cứu pháp lý là gì?

 

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Khái quát chung về nội dung tra cứu pháp lý, mục tiêu tra cứu pháp lý.

 

Theo Từ điển tiếng Việt, tra cứu có nghĩa là “tìm tòi qua tài liệu, sách báo để có được những thông tin cần thiết”. Như vậy, có thể hiểu khái quát mục tiêu tra cứu pháp lý là việc tìm hiểu những thông tin pháp lý qua các nguồn tài liệu như: sách, báo, dữ liệu điện tử, thông tin trên internet để có được những thông tin pháp lý cần thiết cho người tra cứu.(đọc về: dịch vụ giải thể doanh nghiệp)

Trong giảng dạy khoa học pháp lý ở nước ngoài, các môn học hay các “modul” giảng dạy “legal research” có nghĩa là phần “nghiên cứu pháp lý” hay “nghiên cứu luật”. Các môn học này rất hữu ích cho sinh viên. Nội dung các học phân tra cứu pháp lý có thể được giới thiệu trong chương trình đào tạo. (undergraduate program) hoặc chương trình sau đại học (graduate program) trong đào tạo luật ở các trường luật ở Mỹ châu Âu.

Nội dung tra cứu pháp lý không nhằm mục đích dạy cho sinh viên biết về nội dung luật thực định (substantive law). Các học với từng ngành luật sẽ giới thiệu cho sinh viên kiến thức cụ thể của các ngành luật.

Nội dung tra cứu pháp lý sẽ giúp cho người học biết được cách tư duy về pháp luật, Những phương pháp tìm hiểu thông tin pháp lý trên các nguồn thông tin đa dạng.

Ngày nay, hiệu quả làm việc của mỗi luật sư, thẩm phán và các nhà nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều cào các kĩ năng tra cứu thông tin pháp lý và phương pháp xử lý thông tin.

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa đang tác động mạnh đến hệ thống pháp luật Việt Nam thì việc đào tại các kĩ năng tra cứu pháp lý cho sinh viên luật, luật sư, thẩm phán và các nhà nghiên cứu pháp lý ở Việt Nam là vô cùng cần thiết.

Theo truyền thống trong đào tạo pháp luật ở các trường đại học luật và cá trường dạy nghề luật, thì hoatj động tra cứu pháp lý gắn với hoạt động tìm hiểu các thông tin pháp luật trong sách báo, bản án, tài liệu luật và các văn bản khác.(xem thêm: tư vấn soạn thảo hợp đồng)

Tuy nhiên, ngoài các hoạt động tra cứu trực tiếp trên các ấn phẩm chính thức dưới hình thức bản in sẵn thì cần phải kể đến việc tra cứu trực tuyến nhanh và hiệu quả trên internet. Thách thức duy nhất đối với sinh viên luật, luật sư, luật gia, thẩm phán và những nhà nghiên cứu pháp lý ở nước ta trong tra cứu quốc tế chính là việc thông thạo ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng.

Tra cứu pháp lý là một hoạt động vừa đơn giản vừa phức tạp. Đơn giản khi việc tra cứu chỉ đạt ra đối với việc tìm kiếm một nội dung văn bản pháp luật hiện hành trong hệ thống pháp luật quốc gia.

Ví dụ, tìm kiếm nội dung toàn văn của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Tuy nhiên, nếu cũng là nội dung tra cứu mà người nghiên cứu pháp lý muốn tìm hiểu Hiến pháp nước Mỹ năm 1787, Hiến pháp của nước Cộng hòa liên bang Đức năn 1949.... thì việc tra cứu đã bắt đầu đòi hỏi những kĩ năng và trình độ ngoại ngữ để có thể hiểu chắc chắn nội dung của hiến pháp nước ngoài cần tra cứu.

 

Có thể khái quát tra cứu pháp lý thành những cấp độ sau

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Tra cứu văn bản pháp luật của một hệ thống pháp luật goomd pháp luật trong nước và pháp luật nước ngoài.
  • Tra cứu một văn bản pháp luật quốc tế.
  • Tra cứu tập quán quốc tế.
  • Tra cứu các nội dung pháp lý liên quan đến văn bản pháp lý như văn bản hướng dẫn, văn bản sửa đổi.
  • Tra cứu thực tiễn pháp luật của mỗi lĩnh vực thông qua các án lệ trong hệ thống pháp luật mỗi quốc gia.
  • Tra cứu án lệ trong các lĩnh vực của luật quốc tế như: Án lệ trong luật của Tổ chức thương mại thế giới ( WTO - World trade Organization); Án lệ của các lĩnh vực Công pháp quốc tế.
  • Tra cứu các thông tin khoa học pháp lý nước ngoài ( Đây là nội dung tra cứu gắn với nghiên cứu khoa học). Ví dụ, Tra cứu danh mục luận án Tiến sĩ luật học của Thư viên Khoa Luật, Đại học Lund, Thụy Điển.

 

Việc tra cứu pháp lý là một hoạt động nghề nghiệp tất yếu cảu luật sư. Hiệu quả của hoạt động tra cứu luôn phụ thuộc và phương pháp và cách thức tra cứu cùng với sự hỗ trợ đặc biệt của công nghệ thông tin trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

Đối với các hoạt động tra cứu pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế, hiệu quả tra cứu còn phụ thuộc và tư duy, sự hiểu biết chuyên sau của người thực hiện tra cứu và sự thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh đang là lợi thế trong tra cứu toàn cầu.

Việc tra cứu được thực hiện trên internet, thông qua các công cụ tìm kiếm đặt ra yêu cầu là cần đưa người tra cứu đến địa chỉ thông tin chính thức và tin cậy. Sẽ là không hiệu quả nếu một luật sư ở Việt Nam tiếp cận một văn bản pháp luật về trách nhiệm sản phẩm hàng hóa (product liability law) của nước Anh hay Mỹ, thực chất, cơ sở của luật về trách nhiệm của nhà sản xuất đối với sản phẩm hàng hóa được thiết lập thông qua án lệ Donoghue v Stevenson (1932) A.C 562, (1932) UKHL. Đồng thời, luật về trách nhiệm sản phẩm của nước anh được bổ sung bằng các văn bản luật đơn hành, thậm chí khi nước Anh còn là thành viên của Liên minh châu Âu thì lĩnh vực về luật trách nhiệm sản phẩm của nhà sản xuất được điều chỉnh các Điều ước của Liên minh châu Âu. Khi người tra cứu tìm kiếm văn bản trên internet, có thể dẫn đến kết quả là một văn bản lạc hậu đã hết hiệu lực hay nội dung không nguyên gốc và nội dung được sửa đổi, bổ sung tùy tiện. Bởi vậy, đối với mỗi luật sư, sinh viên luật hoạt động trong môi trường tư vấn quốc tế cần phải nắm vũng những nguyên tắc và thao tác, kĩ năng tra cứu để tiếp cận các văn bản pháp luật nước ngoài và các nguồn luật khác đáng tin cậy.(xem thêm: tư vấn pháp luật đầu tư)

Cận lưu ý rằng, việc tra cứu pháp lý cần phải được thực hiện trên nền tảng của sự hiểu biết kiến thức pháp lý thì mới thực sự hiệu quả. Bởi lẽ, kết quae của việc tra cứu chỉ đem lại thông tin cho người tra cứu đơn thuẩn. Các thông tin tra cứu cần phải được xử lý, vận dụng trên nền tảng hiểu biết kiến thức pháp lý của mỗi chủ thể.

Chương 5 gồm những nội dung cơ quản của tra cứu pháp lý trong nước và nước ngoài. Để thuận lợi cho việc áp dụng thực tiễn, Chương này sẽ tập trung vào cách thức tra cứu pháp lý , chủ yếu là thông qua môi trường internet để tiếp cận hiệu quả và đa dạng với các nguồn dữ liệu.

Kỹ năng của Luật sư sau khi hồ sơ được chuyển đến Tòa án phần bốn

Biến giọng nói trở thành một sức mạnh trong giao tiếp

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Mục tiêu chung cần đạt được về tra cứu pháp lý

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.32690 sec| 954.031 kb