Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

18/12/2022
Để có thể tham gia vào các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dân sự nói riêng, pháp nhân phải mang trong mình năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

1- Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là gì?

Theo quy định được ban hành tại khoản 1 Điều 86 Bộ luật Dân sự năm 2015:

Điều 86. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

“1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân sẽ không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Để có cái nhìn tổng quát hơn, mời bạn đọc tìm hiểu thêm về Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là yếu tố cấu thành năng lực chủ thể của pháp nhân bên cạnh yếu tố năng lực hành vi dân sự của pháp nhân. Giống với quy định về cá nhân, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân cũng mang khả năng của pháp nhân và có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Những quyền và nghĩa vụ phụ thuộc vào năng lực pháp luật của pháp nhân đều được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Quyền và nghĩa vụ này tồn tại dưới dạng “khả năng”, nếu pháp nhân muốn hiện thực hóa những quyền và nghĩa vụ đang ở dưới dạng khả năng thành hiện thực thì phải tiến hành thông qua hành vi của pháp nhân dựa trên thực tế.

Năng lực pháp luật của pháp nhân sẽ không bị hạn chế bởi bất kì điều gì, nếu có bị hạn chế thì phải được quy định cụ thể tại Bộ luật dân sự và các luật khác liên quan.

2- Đặc điểm năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

Thứ nhất, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được Nhà nước ghi nhận và quy định tại các văn bản pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc dựa trên các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội; vào hình thái kinh tế – xã hội xảy ra ở một thời điểm lịch sử nhất định.

Thứ hai, mọi pháp nhân đều có quyền bình đẳng như nhau trong quan hệ pháp luật dân sự, đều có năng lực pháp luật dân sự tương đương nhau.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được đảm bảo và sẽ không bị hạn chế bởi bất cứ lý do nào.

Mọi pháp nhân đều có khả năng hưởng quyền và phải gánh chịu nghĩa vụ như nhau.

Thứ ba, năng lực pháp luật của pháp nhân sẽ không bị hạn chế bởi bất cứ lý do nào, trừ trường hợp do pháp luật quy định.

Thứ tư, Nhà nước luôn sẵn sàng tạo điều kiện để đảm bảo năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được thực hiện thông qua các chính sách về kinh tế, chính trị, xã hội.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.22692 sec| 930.016 kb