Người có quyền yêu cầu cấp dưỡng trong quan hệ cấp dưỡng

15/02/2023
Cấp dưỡng chính là một phương thức để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng. Những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng nếu sống chung với nhau thì có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau, nếu không sống chung thì có nghĩa vụ cấp dưỡng. Do vậy, thông thường khi một người có nghĩa vụ nuôi dưỡng người khác mà họ không thể cùng sống chung với người đó để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng thì họ tự nguyện đóng góp tiền hay tài sản khác để đảm bảo cuộc sống của người mà họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Như đã phân tích, cấp dưỡng chính là một phương thức để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng. Những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng nếu sống chung với nhau thì có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau, nếu không sống chung thi có nghĩa vụ cấp dưỡng. Do vậy, thông thường khi một người có nghĩa vụ nuôi dưỡng người khác mà họ không thể cùng sống chung với người đó để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng thì họ tự nguyện đóng góp tiền hay tài sản khác để đảm bảo cuộc sống của người mà họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng. Hành vi tự nguyện cấp dưỡng này là do người có nghĩa vụ cấp dưỡng hoàn toàn chủ động mà không có bất kì một yêu cầu nào từ phía người được cấp dưỡng hoặc từ người đại diện theo pháp luật của họ. Chẳng hạn, con đang sống cùng cha mẹ già, đang nuôi dưỡng cha mẹ thì con kết hôn và chuyển đi sống nơi khác. Do ý thức được nghĩa vụ của mình nên sau khi kết hôn người con vẫn tự nguyện biếu cha mẹ tiền hoặc tài sản để đảm bảo cuộc sống của cha mẹ mà không cần cha mẹ phải yêu cầu. Hoặc các con làm ăn, sinh sống xa cha mẹ, khi cha mẹ còn khỏe thì các con không phải chu cấp cho cha mẹ nhưng khi tự nhận thấy cha mẹ đã già yếu không lao động được thì các con tự nguyện cung cấp tiền, tài sản để phụng dưỡng cha mẹ...

Trong các trường hợp trên, nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện tự nguyện trên cơ sở đạo lí mà không cần phải có bất kì một yêu cầu nào. Tuy nhiên, cũng có thế xuất hiện tình huống mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng không biết được nghĩa vụ của mình hoặc có nhận biết được nghĩa vụ của mình nhưng không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thì người cần được cấp dưỡng phải yêu cầu. Trước hết, người có quyền được cấp dưỡng hoặc người đại diện của người đó xác định người có nghĩa vụ và trực tiếp yêu cầu người này thực hiện nghĩa vụ. Chẳng hạn, cha mẹ không sống chung với con, khi còn khả năng lao động thì con không có nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng khi đã không còn khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi minh mà con không thực hiện nghĩa vụ thì cha mẹ có quyền trực tiếp yêu cầu con cấp dưỡng cho mình... Khi được đề nghị thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu người có nghĩa vụ nhận thấy rõ trách nhiệm của mình và họ thực hiện nghĩa vụ đó thì cũng được xác định là tự nguyện thực hiện nghĩa vụ. Khi thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trên cơ sở tự nguyện thì bên có nghĩa vụ cấp dưỡng và bên được cấp dưỡng hoặc người đại diện theo pháp luật của bên được cấp dưỡng thỏa thuận với nhau về phương thức cấp dưỡng, mức cấp dưỡng cho phù hợp với khả năng của bên có nghĩa vụ và nhu cầu của bên có quyền. Các bên có thể thỏa thuận miệng hoặc lập văn bản. Nếu lập văn bản thỏa thuận thì ghi rõ ngày bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, mức cấp dưỡng, phương thức thực hiện và các nội dung khác như thay đổi mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng...

Đối với các trường họp trên, nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện mà không cần phải có bất kì một sự can thiệp nào từ phía các cơ quan có thẩm quyền. Do tính chất thiêng liêng của quan hệ gia đình nên thông thường khi một chủ thể cần được cấp dưỡng thì bên kia tự nguyện thực hiện nghĩa vụ đó. Do vậy, trường họp yêu cầu Tòa án giải quyết việc cấp dưỡng giữa những người có quan hệ gia đình chỉ xảy ra khi có 11 do đặc biệt như: Con, cháu coi thường đạo lí, pháp luật mà cố tình bỏ mặc cha mẹ, ông bà; cha, mẹ rất có khả năng về kinh tế nhưng cố tình không cấp dưỡng cho con khi li hôn...

Trong trường hợp người phải cấp dưỡng không tự nguyện thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì người có quyền được cấp dưỡng hoặc được nuôi dưỡng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Theo khoản 2 Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì những nguời sau đây có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ:

- Người được cấp dưỡng, người thân thích hoặc người giám hộ của người được cấp dưỡng;

- Cơ quan quản lí nhà nước về gia đình;

- Cơ quan quản lí nhà nước về trẻ em;

- Hội liên hiệp phụ nữ;

Ngoài các cá nhân, cơ quan, tổ chức trên thì cá nhân, cơ quan, tố chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan quản lí nhà nước về gia đình, cơ quan quản lí nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ.

Khi nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, Tòa án phải tiến hành điều tra, xác minh nếu có căn cứ cho rằng người yêu cầu được cấp dưỡng có đủ điều kiện để được cấp dưỡng và bên có nghĩa vụ có khả năng để cấp dưỡng thì Tòa án quyết định người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải cấp dưỡng theo khả năng của họ. Mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án gải quyết.

Bản án của Tòa án về cấp dưỡng được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị (khoản 2 Điều 376 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo quyết định của Tòa án thì người được cấp dưỡng hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ.

Nguồn: Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam - Đại học Luật Hà Nội, 2021.

0 bình luận, đánh giá về Người có quyền yêu cầu cấp dưỡng trong quan hệ cấp dưỡng

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.19592 sec| 948.883 kb