Nguyên nhân dẫn đến tội phạm

21/04/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Nguyên nhân của tội phạm là tổng hợp các nhân tố mà sự tác động qua lại giữa chúng đưa đến việc thực hiện tội phạm của người phạm tội.

1- Tổng quan về nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến tội phạm

Việc nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến tội phạm (nguyên nhân của tội phạm) đóng vai trò quan trọng trong tội phạm học. Sau khi nghiên cứu về tình hình tội phạm, nhà nghiên cứu cần tiếp tục nghiên cứu vấn đề nguyên nhân của tội phạm để từ đó mới có thể xây dựng được các biện pháp phòng ngừa tội phạm sát họp với thực tế, có thể hạn chế hoặc loại trừ được nguyên nhân phát sinh tội phạm, ngăn chặn hiệu quả tội phạm xảy ra trong xã hội.

Việc xây dựng biện pháp phòng ngừa tội phạm không thể chỉ dựa trên tình hình tội phạm mà phải gắn kết với nguyên nhân của tội phạm. Trên cơ sở đó, các biện pháp phòng ngừa mới có thể giải quyết tận gốc, triệt để nguyên nhân phát sinh tội phạm, từ đó, ảnh hưởng tới hiệu quả của việc ngăn ngừa tội phạm xảy ra trên thực tế.

Tội phạm là hiện tượng có tính chất cá nhân và xã hội. Do đó khi tìm hiểu về nguyên nhân của tội phạm phải nghiên cứu cả nguyên nhân bắt nguồn từ phía xã hội và nguyên nhân xuất phát từ cá nhân người phậm tội, sự tác động của nguyên nhân xã hội tới cá nhân dẫn đến sự hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân người phạm tội, từ đó phát sinh tội phạm. Bên cạnh đó cũng cần tìm hiểu cả tình huống cụ thể bởi vì trong một số trường hợp, tình huống đóng vai trò như là nguyên nhân phát sinh tội phạm.

Khi nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm, không nên chỉ phân tích các nguyên nhân bên ngoài như nguyên nhân thuộc về kinh tế xã hội; nguyên nhân thuộc về văn hoá, tư tưởng; nguyên nhân thuộc về tổ chức, quản lý xã hội... mà không chú trọng vấn đề nguyên nhân từ phía người phạm tội (yếu tố sinh học, tầm lý của người phạm tội) cũng như sự tác động của nguyên nhân từ bên ngoài đến quá trình hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân. Tìm hiểu nguyên nhân của tội phạm đòi hỏi phải tìm hiểu cả nguyên nhân từ phía người phạm tội với những tố chất sinh học và đặc điểm tâm lý riêng biệt cũng như quá trình hình thành nhân cách lệch lạc của họ do chịu sự tác động của môi trường sống.

Hơn nữa, các nguyên nhân phát sinh tội phạm không có vị trí tương đương nhau. Ở vụ án cụ thể, nguyên nhân nào đó có thể giữ vai trò quyết định, còn các nguyên nhân khác chỉ là hỗ trợ, thúc đẩy cho việc thực hiện tội phạm nhưng ở vụ án khác, các nguyên nhân này có thể hoán vị cho nhau và một hoặc một số nguyên nhân khác lại giữ vai trò quyết định trong việc phát sinh tội phạm. Do đó, nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm phải nghiên cứu nguyên nhân bắt nguồn từ phía xã hội và nguyên nhân xuất phát từ cá nhân người phạm tội, sự tác động qua lại giữa các nguyên nhân. Người nghiên cứu cần có cái nhìn toàn diện khi đánh giá về nguyên nhân phát sinh tội phạm, tránh kiểu áp đặt ý chí chủ quan, không dựa trên cơ sở nghiên cứu khách quan. Bên cạnh việc xác định những yếu tố được coi là nguyên nhân của tội phạm, cũng cần làm rõ cơ chế tác động của chủng làm phát sinh tội phạm.

Để làm rõ nguyên nhân của tội phạm, người nghiên cứu thường sử dụng các phương pháp: thống kê, nghiên cứu mẫu và nghiên cứu thực nghiệm. Khi nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm, người nghiên cứu thường đưa ra giả thuyết và sau đó phải có số liệu cụ thể để minh chứng cho giả thuyết đó. Chì như vậy thì giả thuyết mới trở thành nhận định có độ tin cậy, thuyết phục. Ví dụ: Với giả thuyết cho rằng nguyên nhân của tội phạm là do người phạm tội quá nghèo, thất nghiệp nên họ phải phạm tội để tồn tại thì người nghiên cứu phải chỉ ra được trong tổng số tội phạm đã nghiên cứu, số vụ phạm tội thuộc trường hợp nói trên chiếm tỉ lệ % đáng kể.

Nếu nhận định về nguyên nhân của tội phạm mà không có số liệu minh chứng kèm theo thì đó chỉ là nhận định mang tính chủ quan của người nghiên cứu, không đáng tin cậy và nhận định này không thể là cơ sờ để dựa vào đó xây dựng biện pháp phòng ngừa tội phạm sát hợp. cần chú ý là khi nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm, việc chọn mẫu nghiên cứu phải là ngẫu nhiên, diện rộng thỉ sự phản ánh hiện thực khách quan mới đàm bảo chính xác. Khi đưa ví dụ cụ thể để minh hoạ, cần chọn từ những mẫu ngẫu nhiên một số vụ việc có tính chất điển hình để làm rõ nhận định của người nghiên cứu là chân thực, tin cậy.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

2- Phân loại nguyên nhân dẫn đến tội phạm

[a] Khái niệm nguyên nhân dẫn đến tội phạm

Các nhà tội phạm học trước đây khi lý giải về nguyên nhân của tội phạm đã dựa vào học thuyết để giải thích, cách lý giải đó ít nhiều có cơ sở và không thể phủ nhận sự đóng góp của các học thuyết này đối với sự phát triển của tội phạm học. Tuy nhiên, ngày nay, khoa học và đời sống xã hội ngày càng phát triển, do vậy, nếu chỉ dựa vào học thuyết để giải thích về nguyên nhân của tội phạm thì cách tiếp cận đó mới chỉ giải thích nguyên nhân của tội phạm ở phạm vi hẹp và trên phương diện nhất định.

Ví dụ như “thuyết bắt chước” giải thích về nguyên nhân của tội phạm mới chỉ đưa ra được một nhân tố có thể tác động làm phát sinh tội phạm, đó là “tâm lý bắt chước” của người phạm tội và chưa chỉ ra được các nhân tố khác có thể tác động làm phát sinh tội phạm.

Khi tìm hiểu bất kỳ vụ án cụ thể nào, ta sẽ thấy tội phạm phát sinh là do tác động của nhiều nhân tố khác nhau và không phải là tác động chỉ từ nhân tố nào đó. Các nhân tố được coi là “tác nhân” làm phát sinh tội phạm có sự tác động qua lại với nhau và trong tình huống cụ thể, nhất định mới có thể làm phát sinh tội phạm.

Chính vì vậy, tìm hiểu về nguyên nhân của tội phạm đòi hỏi người nghiên cứu phải tiếp cận đa chiều với việc phân tích các nhân tố khác nhau có thể tác động, ảnh hưởng đến việc phát sinh tội phạm. Dựa trên kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ rút ra được những nhân tố nào là nguyên nhân chủ yếu trong việc phát sinh tội phạm, trên cơ sở đó việc xây dựng biện pháp phòng ngừa mới có định hướng cụ thể, có tính tập trung và không bị dàn trải.

Từ việc phân tích trên, có thể hiểu: Nguyên nhân dẫn đến tội phạm là tổng hợp các nhân tố mà sự tác động qua lại giữa chúng đưa đến việc thực hiện tội phạm của người phạm tội.

Ở mức độ tổng quan, cỏ thể chia nguyên nhân của tội phạm thành những nhóm nguyên nhân sau:

- Nhóm nguyên nhân từ môi trường sống;

- Nhóm nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội;

- Tình huống cụ thể (trong một số trường hợp được coi là nguyên nhân đưa đến việc phát sinh tội phạm).

[b] Cách phân loại nguyên nhân dẫn đến tội phạm

Tội phạm phát sinh là kết quả tác động của hàng loạt các nguyên nhân khác nhau. Trong tội phạm học, các nhà khoa học có các cách phân loại nguyên nhân của tội phạm sau:

Căn cứ vào mức độ tác động của nguyên nhân trong việc làm phát sinh tội phạm, có thể chia nguyên nhân thành nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.

- Nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm là những nhân tố đóng vai trò chủ chốt ừong việc làm phát sinh tội phạm và những nhân tố này chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng số các nhân tố làm phát sinh tội phạm.

- Nguyên nhân thứ yếu làm phát sinh tội phạm là những nhân tố chỉ đóng vai trò hạn chế trong việc làm phát sinh tội phạm và những nhân tố này chiếm tỉ trọng không đáng kể trong tổng số các nhân tố làm phát sinh tội phạm.

Căn cứ vào nguồn gốc xuất hiện, có thể chia nguyên nhân của tội phạm thành nguyên nhân bắt nguồn từ môi trường sống và nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội.

- Nguyên nhân bắt nguồn từ môi trường sống là tổng họp các nhân tố tiêu cực được hình thành từ môi trường sống của cá nhân có thể tác động, ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ nhất định mà từ đó làm phát sinh tội phạm. Ví dụ như các nhân tố: môi trường gia đình không hoàn thiện, môi trường nơi cư trú có nhiều tệ nạn.xã hội...

- Nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội là tổng hợp những nhân tố tiêu cực thuộc về nhân thân người phạm tội có thể tác động, ảnh hưởng, dẫn đến việc làm phát sinh tội phạm của người phạm tội. Những nhân tố tiêu cực này có thể là các yếu tố thuộc về sinh học, tâm lý, xã hội-nghề nghiệp của người phạm tội. Căn cứ vào lĩnh vực hình thành nguyên nhân, có thể chia nguyên nhân của tội phạm thành các nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân về kinh tế - xã hội: Đây là những nhân tố thuộc về lĩnh vực kinh tế - xã hội có thể tác động làm phát sinh tội phạm như tình trạng thất nghiệp, đói nghèo, tác động của quá trình đô thị và công nghiệp hoá, tác động của quá trình di dân...

- Nguyên nhân về văn hoá, giáo dục: Đây có thể là những nhân tố hạn chế trong quá trình quản lý. triển khai thực hiện các chính sách, chương trình về văn hoá, giáo dục có thể tác động, ảnh hưởng làm phát sinh tội phạm. Ví dụ: Nhà trường chưa coi trọng việc giáo dục các em gái biết cách tự bảo vệ bản thân nhằm ngăn chặn hiệu quả tội phạm tình dục.

- Nguyên nhân về tổ chức quản lý: Đây có thể là một số thiếu sót, bất cập trong hoạt động của các cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực nhất định. Thuộc về nguyên nhân này có thể là các nhân tố như: buông lỏng quản lý, đùn đẩy trách nhiệm, không hợp tác trong giải quyết vụ việc)...

 - Nguyên nhân về chính sách, pháp luật: Đây có thể là một số thiếu sót, bất cập của chính sách, pháp luật có thể tác động, ảnh hưởng làm phát sinh tội phạm. Ví dụ như quy định về giải phóng mặt bằng, đền bù đất nông nghiệp còn lỏng lẻo dẫn đến một số cá nhân hoặc doanh nghiệp lợi dụng sơ hở của pháp luật đê đên bù không thoả đáng cho một số hộ dân dẫn đến những người này có phản ứng tiêu cực là chống người thi hành công vụ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest 

3- Nguyên nhân của tội phạm xuất phát từ phía người phạm tội

Nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm xuất phát từ phía người phạm tội thường tập trung vào việc tìm hiểu ba nhóm dấu hiệu sau:

Thứ nhất, dấu hiệu sinh học của người phạm tội có thể ảnh hưởng đến việc phạm tội như: tuổi, giới tính và một số đặc điểm sinh học khác (như lượng hooc-môn trong cơ thể, hàm lượng insulin trong máu...).

Ví dụ: Do giới tính chi phối mà nam giới có tính cách mạnh mẽ quyết đoán, khả năng kiềm chế hành vi thấp hơn nữ giới, còn nữ giới thường kiên nhẫn hơn, cân nhắc khi thực hiện hành vi kỹ hơn nam giới và đây là nhân tố quan trọng giải thích tại sao tỉ lệ nam giới phạm tội thường cao hơn nữ giơi (tất nhiên, việc nam giới phạm tội cao hơn nữ giới cũng còn do một số nguyên nhân khác). Nhưng đây cũng là một minh chứng quan trọng cho việc ảnh hưởng của dấu hiệu sinh học của người phạm tội đến việc phạm tội.

Hay ở lứa tuổi vị thành niên, do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi người chưa thành niên đang trong quá trình phát triển, hoàn thiện về thể chất và tinh thần nên phần lớn, họ chưa tự làm chủ được bản thân nên dễ bị lôi kéo, kích động tham gia vào những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật

Thứ hai, dấu hiệu về văn hóa - xã hội, nghề nghiệp có thế ảnh hưởng đến việc phạm tội. Ví dụ: Người mù chữ hoặc cố trình độ văn hoá thấp thường chiếm tỉ lệ phạm tội cao trong các tội xâm phạm sở hữu.

Như vậy, các dấu hiệu sinh học và xã hội của cá nhân không quyết định mà chỉ tạo điều kiện thuận cho người phạm tội lợi cho việc thực hiện một tội phạm cụ thể, ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức thủ đọan, việc lựa chọn công cụ phương tiện phạm tội trong thực tế.

Cuối cùng là dấu hiệu tâm lý học của người phạm tội: Tính ích kỷ, tính hám lợi, tính ham ăn chơi, lười lao động và học tập, tính hận thù, tính đố kỵ, có sở thích không lành mạnh...những thuộc tính tâm lý cá nhân như nhu cầu, định hướng xã hội, hứng thú sở thích thị hiếu, ý thức chính là nguyên nhân gây ra tội phạm, giữ vai trò quyết định trong tất cả các khâu của cơ chế tâm lý xã hội, nhất là việc hình thành động cơ phạm tội, kiểm tra giám sát hành vi của kẻ phạm tội. Vì thế đây là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng trong việc điều tra nghiên cứu của các nhà nghiên cứu.

Từ đó cho thấy, tội phạm là hiện tượng không chỉ mang tính xã hội mà còn mang tính cá nhân để qua đó, khi nghiên cứu nguyên nhân từ phía người phạm tội sẽ giúp cho người nghiên cứu thấy được dấu hiệu nào của người phạm tội là dấu hiệu đặc trưng có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm, từ đó có thể dự đoán được tội phạm xảy ra trong tương lai, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Nguyên nhân dẫn đến tội phạm được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Nguyên nhân dẫn đến tội phạm có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết. 

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia trong lĩnh vực Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Nguyên nhân dẫn đến tội phạm

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.19490 sec| 1007.82 kb