Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Ngôn ngữ là y phục của tư duy".
Samuel Johnson, 1709 - 1784, nhà văn nổi tiếng người Anh
Viết pháp lý là một hoạt động nghề nghiệp quan trọng trong quá trình hành nghề của luật sư tư vấn.
Luật sư luôn phải rèn luyện kỹ năng viết pháp lý, bởi lẽ quá trình hành nghề luật sư đòi hỏi khả năng truyền đạt thông tin, nội dung pháp lý phức tạp tới nhiều nhóm đối tượng khách hàng, thông thường dưới dạng tài liệu có thể được lưu giữ lâu dài. Các tài liệu mà luật sư soạn thảo chính là những căn cứ quan trọng, những hướng dẫn cần thiết mà khách hàng có thể dựa vào, áp dụng trong quá trình tiến hành các công vìệc cụ thể.
Viết pháp lý (legal writing) à một hoạt động nghề nghiệp quan trọng trong quá trình hành nghề của luật sư tư vấn. Viết pháp lý là đề cập đến kỹ năng viết các văn bản thường phát sinh trong quá trình thực hành nghề của luật sư như: [1] thư tư vấn pháp luật, [2] ý kiến pháp lý, [3] báo cáo pháp lý, [4] thư trao đổi, [5] các văn bản, tài liệu khác giúp khách hàng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Lưu ý, viết pháp lý không bao gồm việc soạn thảo các hợp đồng, thỏa thuận, cam kết.
Soạn thảo pháp lý (legal drafting) cũng là một công vìệc thường xuyên của luật sư tư vấn - là một khái niệm gắn liền với vìệc soạn thảo các hợp đồng, thỏa thuận, cam kết.
Luật sư luôn phải rèn luyện kỹ năng vìết pháp lý. Bởi lẽ, quá trình hành nghề luật sư đòi hỏi khả năng truyền đạt thông tin, nội dung pháp lý phức tạp tới nhiều nhóm đối tượng khách hàng, thông thường dưới dạng tài liệu có thể được lưu giữ lâu dài. Các tài liệu mà luật sư tư vấn soạn thảo chính là những căn cứ quan trọng, những hướng dẫn cần thiết mà khách hàng có thể dựa vào, có thể áp dụng trong quá trình tiến hành các công vìệc cụ thể trong thực tế.
Mỗi cá nhân đều có lập trường, có hướng đi, có phương pháp, có suy nghĩ khác nhau về vìệc vìết pháp lý. Hơn nữa, vìệc phải sừ dụng nhiều phương pháp viết khác nhau để hoàn thành một văn bản pháp lý là một điều vô cùng thông thường. Không những vậy, văn bản pháp lý là một loại văn bản vô cùng đa dạng về thể loại cũng như nội dung; điều này đòi hỏi ở luật sư tư vấn khả năng vận dụng kỹ năng vìết một cách linh hoạt và khéo léo.
Viết pháp lý là một kỹ năng nhiều hơn là một môn học lý thuyết - mồi luật sư cần phải tự trải nghiệm vìệc viết pháp lý và làm như vậy cầng nhiều càng tốt, để có thể cảm nhận và lựa chọn ra những cách thức và phương pháp vìểt pháp lý tốt nhất và phù hợp nhất với bản thân mình.
Nếu phương thức mà luật sư tư vấn lựa chọn có hiệu quả, màng lại lợi ích và nhận được sự tán thành của khách hàng thì luật sư tư vấn không cần phải cảm thấy hối tiếc rằng, mình đã không đi theo những công thức mà các chuyên gia đưa ra. Tuy nhiên, cũng cần ghi nhớ rằng những hướng dần, những phân tích của các chuyên gia pháp lý, đặc biệt là những luật sư kỳ cựu đưa ra kỹ năng vìết pháp lý đều là những kiến thức tinh hoa, tống hợp từ nhiều năm nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiền. Vì vậy, ngay cả khi luật sư không tán đồng với hướng đi mà họ đưa ra, luật sư cũng không nên bò qua, mà nên dành thời gian suy nghĩ, phân tích và đánh giá một cách cẩn trọng những điều mà họ viết - điều này sẽ giúp luật sư hoàn thiện và nâng cao khả năng viết pháp lý của chính bản thân luật sư.
Vì vậy, phạm vi bài viết nhằm giới thiệu, làm rõ những vấn đề cần lưu ý khi soạn thảo các văn bản pháp lý, giúp cải thiện kỹ năng soạn thảo của luật sư tư vấn trong quá trình hành nghề. Mọi văn bản pháp lý được viết ra luôn hướng tới một mục tiêu, một đối tượng nào đó và công vìệc của người luật sư tư vấn khi chuẩn bị những tài liệu này là những truyền đạt những thông tin pháp lý khó khăn và phức tạp tới mục tiêu của mình một cách chính xác và hiệu qua nhất. Vì vậy. Mỗi khi đặt bút vìết một văn bản pháp lý. một luật sư cần phai nhớ ràng kỹ năng vìêt pháp lý của họ đang được đặt lên bàn cân - đang bị thử thách và họ sẽ bị đánh giá dựa trên mức dộ dễ hiểu khi ngươi đọc tiếp nhận thông tin mà họ truyền đạt và liệu mục đích truyèn đạt có đúng như họ mong muốn hay không.
Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest
Một văn bản pháp lý có thể đạt được sự hoàn thiện khi có được đầy đủ các yếu tố sau:
(i) Đáp ứng được mục tiêu của khách hàng, tuân theo sự chỉ dẫn của khách hàng và chỉ ra được mối quan tâm, lo lắng của khách hàng;
(ii) Tập trung vào những mối quan tâm của khách hàng nhằm giữ sự nhiệt tình và tin tưởng của khách hàng;
(iii) Đưa ra được những giải pháp xử lý phù hợp đối với những mối quan tâm của khách hàng và các vấn đề liên quan đến công việc;
(iv) Xác định một cách chính xác tất cả các vấn đề liên quan tới luật pháp và thực tiễn;
(v) Nếu có thể, cần làm rõ các lựa chọn liên quan, bao gồm chi phí, lợi ích và rủi ro của những lựa chọn này;
(vi) Nếu có thể, cần làm rõ lợi ích của việc áp dụng một tiền lệ;
(vii) Được sắp xếp một cách logic;
(viii) Hình thành một tổng thể xuyên suốt, thống nhất;
(ix) Đúng ngũ pháp, chính tả;
(x) Sử dụng ngôn ngữ phù hợp;
(xi) Rò ràng và chính xác;
(xii) Tuân thủ mọi yêu cầu về tính trang trọng của ngôn ngữ pháp lý;
(xiii) Hình thức theo mẫu quy định (đối với các văn bản làm việc với cơ quan nhà nước) hoặc rõ ràng, thống nhất, dễ nhìn cho người đọc.
Để có thể soạn thảo những văn bản đáp ứng được đầy đủ các yếu tố nêu trên, trong quá trình thực hành nghề luật, luật sư cần nắm chắc những nguyên tắc cơ bản để từ đó phát triển cho mình những phương pháp viết riêng, xây dựng được cho mình khả nàng viết pháp lý một cách hiệu quả, khéo léo, linh hoạt và chính xác.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
Mỗi Luật sư sẽ phải làm việc với các đối tượng khác nhau. Ví dụ, các khách hàng doanh nghiệp, các khách hàng cá nhân, các chuyên viên nhà nước, các chuyên gia độc lập, các thẩm phán, các kiểm sát viên, các cảnh sát và các luật sư đồng nghiệp... Đối với mỗi đối tượng, Luật sư cần chọn lựa ngôn ngữ và phong cách trình bày của mình sao cho không chỉ phù hợp với người tiếp nhận thông tin, mà còn phải thể hiện việc hiểu rõ yêu cầu của người đó và trên hết, người đó hiểu một cách chính xác luật sư đang muốn họ hiểu điều gì và luật sư muốn gì từ họ.
Đối với giới Luật sư, bởi đã quá quen thuộc với việc liên tục sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành và từ ngữ chuyên môn đến mức chúng ta không cần nghĩ đến nghĩa mà các từ ngữ và thuật ngữ ấy diễn đạt nữa nên nhiều khi, việc diễn đạt ý nghĩa của các từ này theo ngôn ngữ hàng ngày, để một người bình thường không học Luật có thể hiểu được nội dung chúng ta muốn đề cập tới. Đây là một trở ngại không nhỏ. Thông thường, bộ phận người đọc là khách hàng sẽ gặp khó khăn trong việc theo dõi nội dung văn bản nếu sử dụng quá nhiều từ ngữ pháp lý chuyên ngành trong văn bản đó, nhất là nêu những từ ngữ pháp lý ấy không được giải thích một cách cụ thể, hoặc nếu những khái niệm hoặc từ ngữ pháp lý đó có nguồn gốc từ một hệ thống luật pháp nước ngoài (vốn thường gặp trong những tranh chấp có yếu tố nước ngoài).
Muốn có được một bài phân tích pháp lý tốt, việc xác định rõ ràng vấn đề, mục tiêu cho bài viết là điều hết sức cần thiết. Từ vô số những thông tin, những dữ liệu mà Luật sư có được, Luật sư cần phải tinh lọc và tìm ra được chính xác vấn đề luật sư muốn nói đến, đồng thời cũng là vấn đề đáp ứng được yêu cầu từ khách hàng. Khi luật sư hình dung được vấn đề một cách rõ ràng trong đầu nhưng luật sư lại quá dài dòng khi trình bày, sẽ khiến người đọc khó nắm bắt được vấn đề luật sư đang muốn đề cập. Luật sư cần phải giữ được sự tập trung cao độ của người viết cho nội dung mà luật sư muốn trình bày. Để có thể đạt được điều này, luật sư cần phải lược bỏ những “vật cản” gây xao nhãng khi luật sư đang cố gắng truyền đạt ý tưởng của mình. Hãy chỉ tập trung chính xác vào nội dung chính mà luật sư đang muốn truyền tải.
Từ việc xác định được đúng trọng tâm điều mà luật sư muốn nói với khách hàng của mình, người đọc, người nghe sẽ tiếp cận văn bản luật sư soạn thảo một cách dễ dàng hơn. Điều đó có nghĩa là tránh diễn đạt dài dòng, không nhắc lại hai ba lần cùng một sự việc và tránh nói về những điều không liên quan đến vấn đề mà khách hàng đặt ra. Tuy nhiên, cũng cần chú ý, tránh quá lạm dụng sự súc tích, diễn đạt quá ngắn gọn đến mức khách hàng không hiểu được đầy đủ những điều mà người luật sư muốn nói. Ví dụ, trong một văn bản tư vấn cho khách hàng, một người luật sư không thê nao chi viet cho khách hàng rằng theo pháp luật, hợp đồng đã vô hiệu vì vi phạm Điều 117 BLDS năm 2015 mà không giải thích lý do cụ thê nào khiến cho hợp đồng bị xem là vô hiệu.
Xem thêm: Kỹ năng của luật sư - viết thư tư vấn pháp lý
Các vấn đề cần được sắp xếp, triển khai theo một trật tự hợp lý; theo sau đó là thứ tự của các luận cứ và bằng chứng nhăm giúp bổ sung, làm rõ vấn đề. Khi đã xây dựng được một dàn ý gôm đầy đủ các vấn đề muốn truyền tải, người viết sẽ chỉ cần phát triển, bổ sung vào những ý chính để tạo nên một nội dung đầy đủ mà không sợ bị sót hay thiếu ý. Một dàn ý tốt đối với một bài viết có thể được ví như phân nền móng của một công trình. Các bài viết pháp lý đều có điểm chung là được biểu đạt bởi các cấu trúc với tính chặt chẽ cao và đặc biệt đòi hỏi tính chính xác và tính logic. Vì lý do này, một dàn ý tốt có thể đóng vai trò quyết định đối với sự thành công của một bài viết pháp lý hay một văn bản pháp lý.
Ngoài ra, luật sư tư vấn cần quyết định một cấu trúc logic và phù hợp nhất đối với nội dung của văn bản. Luật sư tư vấn cần thực hiện tối thiểu một trong những điều sau cho bài viết của minh trong văn bản gửi tới khách hàng: [1] Trả lời yêu cầu hay câu hỏi của người đọc; [2] Tư vấn hoặc cung cấp thông tin chi tiết; [3] Đưa ra các phương án; hoặc [4]Tư vấn các hành động phù hợp.
Luật sư tư vấn cần tùy theo những yêu cầu cụ thể của khách hàng mà lựa chọn một hoặc nhiều hơn các hành động ở trên để thực hiện cho bài viết của minh. Ngoài ra, một khi đã lên kế hoạch và sắp xếp ý, Luật sư tư vấn cần lưu ý liên kết một cách logic các suy nghĩ, các lập luận với từng câu, từng nội dung trong đoạn văn. Luật sư cũng phải liên kết các đoạn văn với nhau một các mạch lạc để tạo nên một văn bản có cấu trúc và nội dung nhất quán. Đối với các văn bản pháp lý, đây là điều vô cùng quan trọng. Nếu ở đoạn văn đầu tiên, Luật sư tư vấn với khách hàng rằng điều luật A cần phải được hiểu là B, nhưng trong đoạn văn thứ ba Luật sư lại nói rằng điều luật A cần phải được hiểu là c, khách hàng của Luật sư sẽ nhận ra sự thiếu nhất quán và họ sẽ không hiểu, hoặc chỉ hiệu mập mờ nội dung mà Luật sư đang muốn nói tới.
Chúng ta đều biết, nội dung của văn bản đóng vai trò quyết định hơn một nửa thành công của văn bản. Tuy nhiên, ấn tượng đầu tiên của người đọc đối với văn bản chính là hình thức của văn bản. Vì vậy, là Người hành nghề Luật, Luật sư tư vấn cần có ý thức về hình thức của văn bản, ngay cả những văn bản viết nháp, viết để tập luyện.
Đối với mỗi đối tượng nhận văn bản khác nhau, chúng ta sẽ phải trình bày văn bản theo một hình thức khác. Chẳng hạn, khi soạn thảo hồ sơ gửi cho cơ quan nhà nước, Luật sư tư vấn phải tuân thủ quy định về tiêu ngữ, mẫu sẵn có của văn bản hướng dẫn, đặc biệt là các văn bản thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước hoặc tại tòa án. Luật sư tư vấn cần tìm hiểu mẫu chính xác, vì các văn bản pháp luật thường được cập nhật thường xuyên nên các mẫu văn bản rất dễ thay đổi; hoặc khi là Bản tư vấn pháp luật viết dưới tư cách của Công ty luật, Văn phòng Luật sư, Bản tư vấn này cần phải tuân theo hình thức chung được quy định trong nội bộ Công ty luật, Văn phòng luật sư.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất (luật sư đất đai) của Công ty Luật TNHH Everest
Luật pháp là một bộ môn phức tạp và chúng thường được viết trong những văn kiện pháp lý phức tạp không kém. Vì vậy, để người đọc có thể nắm bắt được nội dung cũng như có thể bị thuyết phục bởi loại văn bản này, người viết cần tóm lược nội dung muốn trình bày và trình bày các nội dung đó một cách rõ ràng, mạch lạc và dễ hiểu.
Luật sư tư vấn lưu ý rằng, một đoạn văn chỉ nên có một chủ đề chính. Chủ đề chính này nên được đưa ra ngay ở mở đâu của đoạn văn và được phát triển trong phần còn lại của đoạn văn. Mỗi đoạn văn đều có một câu chủ đề nằm ngay hoặc gần phần mở đầu. Câu chủ đề chứa đựng ý chính của toàn đoạn văn.
Ngoài ra, một số điểm lưu ý quan trọng khác về cách sắp xếp và trình bày đoạn văn trong khi viết pháp lý. Đầu tiên, mỗi đoạn văn bằng cách này hay cách khác cần phải có được sự liên kết, kết nối với đoạn liền trước và đoạn liền sau mà vẫn đảm bảo sự ngắn gọn, dễ hiểu. Điều này sê giúp đoạn văn của Luật sư tư vấn dễ dàng có được sự thống nhất về nội dung. Tuy nhiên, Luật sư tư vấn không nên viết những đoạn văn quá ngắn. Phần nhiều các đoạn vàn có độ dài hạn chế thường là những đoạn văn chưa hay bởi chúng thường quá rời rạc. Vì lẽ đó, một đoạn văn với độ dài vừa phải, có liên kết, truyền đạt đầy đủ những thông tin cần thiết một cách hiệu quả và dề hiểu, là một mục tiêu hợp lý Luật sư nên hướng tới khi viết một văn bản pháp lý.
Giao tiếp hiệu quả là kỹ năng không thể thiếu của một Luật sư tư vấn. Luật sư tư vấn cần có khả năng giải thích vấn đề thực tế đặt trong mối quan hệ với bối cảnh pháp luật và truyền đạt các giải pháp pháp lý cho khách hàng. Một cuộc phỏng vấn, thương lượng hay bào chữa đều phụ thuộc vào sự giao tiếp bằng lời. Soạn thảo phụ thuộc vào việc giao tiếp thông qua văn phong, dựa vào câu chữ đế truyền tải ý nghĩ. Vì vậy, một phần quan trọng trong kỹ năng soạn thảo văn bản pháp lý của Luật sư là đảm bảo văn bản được soạn thảo phải rõ ràng, mạch lạc, sử dụng ngôn ngữ phù hợp, súc tích và trên hết là đúng với yêu cầu mà khách hàng đặt ra.
Luật sư tư vấnnên tuân thủ các nguyên tắc sau, trước khi đặt bút viêt một văn bản pháp lý: [1] Rõ ràng; [2] Súc tích; [3]Chính xác.
Điều đó đồng nghĩa với việc Luật sư tư vấn nên: [1] Sử dụng những từ hay cụm từ đã được dùng thường xuyên thay cho những từ, cụm từ hiếm dùng; [2] Tránh những từ hay cụm từ dài dòng và thiếu chau chuôt; [3] Lược bỏ những từ hay cụm từ rườm rà; [4] Dùng những từ cụ thể, ưu tiên hơn những từ và cụm từ chung chung hay khó hiểu; [5] Tránh sử dụng biệt ngữ và những thuật ngừ, trừ khi không có từ hay cụm từ khác đồng nghĩa với chúng và người đọc có thể hiểu những từ và cụm từ này; [6] Tránh những câu dài và phức tạp.
Sự thành thạo kỹ năng viết có liên quan trực tiếp đến việc nhận diện và nhận biết chính xác mong muốn của người đọc. Điều này bao gồm việc giải thích những thuật ngữ pháp lý phức tạp cho những người không có chuyên môn, khả năng sử dụng ngôn ngữ mềm dẻo hay cứng rắn để truyền đạt thông tin... Luật sư tư vấn cần lựa chọn dạng ngôn ngữ (từ vựng và ngữ pháp) nào để không chỉ giúp làm rõ nghĩa càng nhanh và càng rõ ràng càng tốt, mà còn đáp ứng mức độ trang trọng, mức độ mềm dẻo, mức độ cứng rắn phù hợp với bối cảnh bài viết.
Một cách chung nhất, ngôn ngữ Luật sư tư vấn sử dụng phải là ngôn ngữ trang trọng, lịch sự, thể hiện đạo đức nghề nghiệp của Nghề luật sư. Trong rất nhiều trường hợp, Luật sư tư vấn có thể phải từ chối một khách hàng, giúp khách hàng gửi một yêu cầu cho phía đối phương, làm cầu nối cho việc đàm phán hay thay mặt khách hàng từ chối một yêu cầu từ phía đối tác... Đối với những hoàn cảnh như thế này, việc trả lời phải đảm bảo một mặt là giữ vững được vị thế của mình, mặt khác nên tránh trong chừng mực có thể những diên đạt khiên phía bên kia giận dữ hoặc phật lòng. Một thư soạn thảo thiêu lịch sự, trang trọng... có thể gây ảnh hưởng xấu tới những mối quan hệ trong tương lai.
3- Người viết pháp lý phải cẩn thận với các lỗi chính tả
Các quy tắc chính tả được đặt ra, tuy nhiên việc áp dụng chúng lại đòi hỏi sự ghi nhớ nhiều hơn là luyện tập kỹ năng trí tuệ như đánh giá, phân tích hay kỹ năng phản ánh. Việc sai chính tả có thể gây nên những ấn tượng xấu về sự thiếu trình độ, không cẩn thận hoặc không chuyên nghiệp - đây là những ấn tượng có mối quan hệ mật thiết tới sự thành công của Người hành nghề Luật sư. Vì vậy, hãy sử dụng từ điển hay phần mềm kiểm tra chính tả để đảm bảo độ chính xác cao nhất có thể cho bài viết của Luật sư. Ngoài việc chính bản thân Luật sư tư vấn luôn ý thức về chính tả, nếu Luật sư tư vấn làm việc trong cùng một đội nhóm, Luật sư tư vấn cũng nên phối hợp với những đồng nghiệp để kiểm tra lại văn bản nhiều lần trước khi chính thức phát hành cho khách hàng hoặc bên thứ ba.
Thực tế, với khối lượng văn bản phải soạn thảo mỗi ngày khá nhiều hoặc với một văn bản có rất nhiều nội dung, việc sai sót lỗi chính tả cũng rất khó tránh khỏi và cũng có thể không phải mọi người sẽ đọc và nghiên cứu từng đoạn văn, từng câu từ, dấu chấm câu và những lỗi chính tả. Tuy nhiên, với vai trò là một Luật sư tư vấn, việc giao tiếp rõ ràng với khách hàng, cũng như việc thể hiện sự chuyên nghiệp của một Luật sư đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp của Luật sư. Thực hiện tốt điều này sẽ giúp Luật sư tư vấn thể hiện nỗ lực cung cấp dịch vụ tận tâm, hiệu quả tới đối tác, khách hàng và đồng nghiệp. Ngược lại, thực hiện điều này không tốt có thể là nguyên nhân dẫn tới sự nhầm lẫn, thất vọng, bực bội và nguy cơ mất đi cơ hội kinh doanh, mất đi khách hàng của Luật sư.
Xem thêm: Kỹ năng của luật sư - viết báo cáo pháp lý
Nhìn chung, Luật sư tư vấn nên đặt tiêu đề tương ứng cho từng điều khoản, đặc biệt là trong việc soạn thảo một hợp đồng thuê hoặc hợp đồng thương mại và đánh số mồi điều khoản, điều khoản phụ một cách liên tiếp. Với điều kiện việc đánh số (hoặc đánh chữ) là thống nhất và đúng với nguyên tắc nội bộ, hãy tự do chọn lựa kiểu định dạng tiện lợi nhất đối với Luật sư tư vấn.
Việc đánh số các điều khoản cũng giúp cho việc soạn mục lục cho văn bản dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thương lượng, hãy cẩn trọng điều chỉnh mục lục tương ứng với việc sửa đổi để đảm bảo sản phẩm cuối cùng có nội dung và mục lục tương thích.
Bản thảo nên tuân thủ một dàn ý được xây dựng dựa trên chỉ thị của khách hàng, cần đảm bảo rằng các điều khoản ngay từ đầu đã được soạn thảo phù hợp với các tiền lệ được sử dụng làm căn cứ. Luật sư tư vấn nên chắc chắn rằng các từ và cụm từ được định nghĩa trong bản thảo là thống nhất trong toàn bộ văn bản, ví dụ, “bên bán” và “bên mua” không nên bị dùng xen lẫn với “người bán” và “người mua”.
Khi viết một văn bản có những thuật ngữ chuyên ngành, cụ thể là một văn bản có những từ ngữ pháp lý và Luật sư tư vấn không muốn giải thích trực tiếp ngay trong bài viết của mình, bởi lẽ nếu Luật sư tư vấn giải thích những từ đó trực tiếp vào bài viết thì có thể làm mất đi tính mạch lạc của bài viết. Tuy nhiên, nếu như Luật sư tư vấn không chú thích ý nghĩa của các từ ngữ chuyên ngành thì sẽ có những người đọc không hiểu được nội dung chính xác cũng như mục đích sử dụng những từ ngữ đó của Luật sư là gì.
Vì thế, Chú thích (Foot-Note) để giải quyết những vấn đề này cho Luật sư. Các chức năng của Foot-Note nhiều hơn những gì Luật sư có thể nghĩ tới: [1] Cung cấp cho người đọc các ví dụ minh họa của các ý trong bài viết; [2] Trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo; [3] Đưa ra các vấn đề có liên quan đến luận điểm chính của bài viết; [4] Chửng minh được chiều sâu của các nghiên cứu cho bài viết của Luật sư; [5] Diễn giải ý nghĩa của các từ ngữ chuyên ngành trong bài viết; [6] Cung cấp thông tin về các nhân vật, các địa danh, mốc thời gian được đề cập trong bài viết.
Một lưu ý nhỏ là Luật sư tư vấn không thể chắc chắn rằng người đọc có đọc các chú thích của Luật sư tư vấn hay không. Chính vì vậy, Luật sư tư vấn không nên đưa ra các luận điểm quan trọng ở phần chú thích. Ngoài ra, việc sử dụng chú thích có tác dụng như một công cụ hỗ trợ cho bài viết của Luật sư mà không nên quá lạm dụng, vì một văn bản được soạn thảo với số lượng dày đặc các chú thích thường sẽ giống công trình nghiên cứu khoa học mang tính triết lý hơn là văn bản để phân tích, truyền đạt thông tin dựa trên tình huống cụ thể, vốn là đối tượng của viết pháp lý.
Xem thêm: Kỹ năng của luật sư - quy trình viết pháp lý
Nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật và tham gia giải quyết tranh chấp ngoài tòa án của Luật sư - Học viện Tư Pháp và một số nguồn khác.
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm