Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Cầm bút là bước vào cuộc chiến" (To hold a pen is to be at war).
François-Marie Arouet (Voltaire), 1694 - 1778, nhà văn, sử gia, triết gia (Pháp)
Báo cáo pháp lý (Legal Memorandum hoặc Legal Memos) là văn bản thông dụng, là một trong những phương thức trao đổi ý kiến pháp lý chính giữa luật sư và khách hàng trong hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật. Viết bản báo cáo pháp lý là một trường hợp cụ thể của việc viết pháp lý.
Báo cáo pháp lý có thể được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh pháp lý khác nhau, tương ứng với mỗi yêu cầu pháp lý khác nhau của khách hàng, nhằm truyền đạt những ý kiến pháp lý đến khách hàng. Báo cáo pháp lý thể hiện và trình bày kết quả nghiên cứu, phân tích pháp lý, cũng như việc áp dụng kết quả nghiên cứu và phân tích pháp lý đó trong một vụ việc cụ thể, theo một phạm vi yêu cầu cụ thể từ phía khách hàng.
Trong hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư, báo cáo pháp lý (Legal Memorandum hoặc Legal Memos) là văn bản thông dụng, đồng thời là một trong những phương thức trao đổi ý kiến pháp lý chính giữa luật sư và khách hàng. Loại văn bản này có thể được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh pháp lý khác nhau, tương ứng với mỗi yêu cầu pháp lý khác nhau của khách hàng, nhằm truyền đạt những ý kiến pháp lý đến khách hàng. Báo cáo pháp lý thể hiện và trình bày kết quả nghiên cứu, phân tích pháp lý, cũng như việc áp dụng kết quả nghiên cứu và phân tích pháp lý đó trong một vụ việc cụ thể, theo một phạm vi yêu cầu cụ thể từ phía khách hàng.
Do mỗi vấn đề pháp lý có những đặc điểm khác nhau, yêu cầu của khách hàng đối với mỗi vấn đề pháp lý cũng khác nhau. Vì vậy, không thể có hai bản báo cáo pháp lý đồng thời được cấu trúc và nội dung chính giống hệt nhau. Bởi vậy, các biểu mẫu (sample hoặc form) được tổ chức sẵn một cách chi tiết thường không thực sự phù hợp và không nên được sử dụng một cách triệt để, mà chỉ nên là một nguồn tham khảo. Do đó, các luật sư nên cố gắng xây dựng một bản báo cáo pháp lý riêng mà không phụ thuộc quá nhiều vào biểu mẫu.
Những vấn đề đầu tiên mà người viết cần quan tâm trước khi bắt tay vào việc soạn thảo báo cáo pháp lý bao gồm những vấn đề sau đày.
Bản báo cáo pháp lý được soạn thảo cho ai: Cũng như tất cả các văn bản khác, việc đầu tiên mà người viết cần quan tâm là ai sẽ đọc văn bản mà mình đang soạn thảo. Việc xác định đối tượng người đọc là yếu tố tiên quyết giúp người viết định hướng được bản báo cáo pháp lý mình đang soạn thảo có đạt được hiệu quả và mục tiêu soạn thảo hay không. Bởi lẽ, mỗi nhóm người đọc khác nhau, cũng là mỗi nhóm khách hàng khác nhau sẽ có những yêu cầu và những vấn đề quan tâm khác nhau khi đề nghị luật sư soạn thảo một bản báo cáo pháp lý cho họ. Bản báo cáo chỉ được coi là hiệu quả và đạt được mục tiêu khi khách hàng có thể tiếp nhận được những ý kiến pháp lý trong bản báo cáo và những ý kiến pháp lý đó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Bản báo cáo pháp lý sẽ bao gồm những vấn đề gì: Là một văn bản pháp lý, được soạn thảo bởi luật sư hoặc tư vấn viên nhằm giải đáp những thắc mắc hoặc giải quyết những vấn đề nhất định theo yêu cầu của khách hàng, bản báo cáo pháp lý trước hết sẽ bao gồm những sự kiện diễn ra trên thực tế và những thông tin do khách hàng cung cấp hoặc được thu thập bởi luật sư. Dựa trên những sự kiện và thông tin đó, luật sư tiến hành phân tích và đối chiếu với các quy định của pháp luật, nêu lập luận, giả thiết và quan điểm pháp lý của luật sư. Cuối cùng, nội dung quan trọng nhất, trực tiếp giải quyết những mối quan tâm của khách hàng chinh là ý kiến tư vấn hoặc nội dung giải thích những thắc mắc hoặc những chỉ dẫn pháp lý của luật sư đối với vấn đề pháp lý mà khách hàng đang quan tâm.
Bản báo cáo pháp lý phục vụ mục đích gì: Mỗi loại văn bán, thậm chí mỗi văn bản khi được soạn thảo đều phục vụ những mục đích khác nhau. Những mục đích đó có thể là:
- Thể hiện kiến thức của người viết hoặc chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng;
- Thuyết phục một ai đó làm hay không làm điều gì;
- Thể hiện khả năng nghiên cứu, giải thích và tư vấn của người viết;
- Đánh giá một tình huống để giúp một cơ quan khác ra quyết định...
Bản báo cáo pháp lý cần được soạn thảo như thế nào: Trong một bản báo cáo pháp lý, những vấn đề cần phải được triển khai một cách cụ thể theo một trật tự nhất định để đảm bảo tính logic và giúp người đọc dề theo dõi và tiếp cận vấn đề, giải pháp mà luật sư đưa ra.
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, bản báo cáo pháp lý có thể được soạn thảo theo ngôn ngữ và văn phong khác nhau. Ví dụ: Đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân trong nước, nếu không có yêu cầu nào khác, bản báo cáo pháp lý nên được soạn thảo bằng tiếng Việt. Trường hợp khách hàng là cá nhân, tổ chức nước ngoài, bản báo cáo pháp lý nên được soạn thảo bằng ngôn ngữ của khách hàng hoặc bằng tiếng Anh.
Mục tiêu của phần này là giúp các luật sư có được cái nhìn tổng quan, kết câu cơ bản và những nội dung chính của một bản báo cáo pháp lý, từ đó, có thế áp dụng vào hoạt động tư vấn một cách hiệu quá nhất nhằm giải quyết những vấn đề pháp lý cụ thể.
Xem thêm: Kỹ năng của luật sư - Quy trình viết pháp lý
Về bản chất, bản báo cáo pháp lý cũng giống như nhiều loại văn bản khác. Phần mở đầu của một báo cáo pháp lý cần tuân theo một định dạng chung, tối thiểu cần bao gồm các thông tin và nội dung cơ bản sau đây:
- Ngày, tháng, năm viết bản báo cáo pháp lý.
- Người nhận: Trong mục này, người viết cần nêu thông tin của người đọc hoặc khách hàng. Đối với người đọc hoặc khách hàng là cá nhân, người viết cần nêu tên và vị trí, chức vụ của họ. Đối với người đọc hoặc khách hàng là tổ chức, người viết cần nêu tên, địa chỉ của tồ chức. Việc nêu đầy đủ và chính xác thông tin người đọc ờ phần mở đầu chủ thể khác mà chủ thể đó không nhận biết được bản báo cáo đỏ không dành cho mình và có khả năng xâm phạm những thông tin bí mật của người khác.
- Tiêu để: Nêu tóm tắt nội dung tổng quát và trọng tâm của bán báo cáo pháp lý. Tiêu đề chì nên bao gồm một câu. Để hiểu được làm thế nào để bao quát vụ việc chỉ trong một câu, hãy xem xét trường hợp khách hàng cung cấp thông tin và đưa ra yêu cầu tư vấn như sau:
Khách hàng là một doanh nghiệp nước ngoài, kinh doanh ngành nghề dịch vụ kế toán và kiểm toán. Hiện nay, khách hàng có nhu cầu thành lập chi nhánh tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ kế toán và kiểm toán. Do đó, khách hàng yêu cầu luật sư tư vấn cách thức và các yêu cầu của pháp luật để thực hiện công việc trên.
Đối với yêu cầu như trên, tiêu đề của bán báo cáo pháp lý có thể là: “Bản báo cáo pháp lý liên quan đến việc thành lập chi nhánh để cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán tại Việt Nam”.
Xem thêm: Kỹ năng của luật sư - nguyên tắc cơ bản viết pháp lý
Bản báo cáo pháp lý là văn bản được soạn thảo nhằm mục đích giải quyết những thắc mắc và yêu cầu của khách hàng. Để đạt được mục đích đó, bản báo cáo pháp lý không thế thiếu thông tin vụ việc và yêu cầu của khách hàng. Nói cách khác, thông tin vụ việc, tài liệu được cung cấp cũng như nội dung yêu cầu của khách hàng là cơ sở để luật sư thực hiện phân tích vụ việc và đưa ra ý kiến cùng như chỉ dẫn pháp lý phù hợp.
[a] Tóm tắt thông tin vụ việc và các tài liệu được cung cấp:
Bản báo cáo pháp lý cần mô tả một cách chính xác tình huống hoặc hoàn cảnh pháp lý mà khách hàng đang gặp phải. Việc mô tả thông tin vụ việc, tình huống pháp lý của khách hàng nhằm mục đích đảm bảo rằng, khách hàng và luật sư có sự thống nhất về thông tin vụ việc, đồng thời, luật sư có thể chắc chắn rằng mình không hiểu sai về những thông tin, tài liệu mà khách hàng cung cấp. Thông tin vụ việc được mô tả trong bản báo cáo cũng đóng vai trò là cơ sở thực tế của những ý kiến pháp lý mà luật sư đưa ra cho khách hàng. Điều này giúp bản báo cáo pháp lý có được tính khách quan và cơ sở vững chắc.
Trong phạm vi nội dung của phần tóm tắt vụ việc, luật sư cần trình bày tất cả những sự kiện pháp lý có liên quan theo cách hiểu của mình. Để tiện cho việc theo dõi của người đọc, các sự kiện pháp lý nên được trình bày theo thứ tự thời gian. Mục này có thể được trình bày dưới dạng văn xuôi với những gạch đầu dòng hay số thứ tự, trong một số trường hợp phức tạp hoặc cần thiết, các sự kiện hoặc thông tin pháp lý có thể được trình bày bằng sơ đồ hoặc bảng biểu. Tuy nhiên, dù được trình bày dưới dạng thức như thế nào, người viết cần đảm bảo tính chính xác và súc tích của các thông tin, sự kiện. Đối với việc mô tả thông tin vụ việc bằng sơ đó, hãy tham khảo tình huống đã giản lược dưới đây.
Thông tin vụ việc: Công ty A (khách hàng) là pháp nhân Nhật Bản, nắm giữ 100% vốn điều lệ tại Công ty A1 là pháp nhân Việt Nam. Công ty B là pháp nhân Việt Nam, sở hữu 100% vốn điều lệ tại Công ty B1. Hiện nay, Công ty A có nhu cầu mua lại Công ty B1 thông qua hợp đồng mua bán phần vốn góp và sáp nhập Công ty B1 với Công ty A1. Công ty A yêu cầu luật sư tư vấn cách thức điều kiện và thủ tục để thực hiện công việc trên.
Trong trường hợp này, thay vì diễn văn xuôi như trên, luật sư có thể trình bày thông tin vụ việc bằng sơ đồ đơn giản.
[b] Tóm tắt các yêu cầu của khách hàng:
Tóm tắt các yêu cầu của khách hàng ngay tại phần đầu của bản báo cáo pháp lý là việc làm cần thiết thể hiện rằng luật sư hiểu đúng và đủ thắc mắc, yêu cầu của khách hàng về những vấn đề mà họ quan tâm. Mặt khác, việc đề cập nội dung yêu cầu của khách hàng là một cách thức để luật sư giới hạn phạm vi nghiên cứu, phạm vi tư vấn của bản báo cáo pháp lý, đồng thời giúp các bên có cơ sở để đánh giá được hiệu quả làm việc của luật sư, đánh giá chất lượng của dịch vụ pháp lý.
Trong phần này, luật sư cần nêu nội dung những câu hỏi của khách hàng, những công việc mà khách hàng yêu cầu mình thực hiện. Hãy tiếp tục xem xét ví dụ về thương vụ mua bán phần vốn góp giữa Công ty A và Công ty B trên đây. Trong trường hợp này, yêu cầu của khách hàng có thể được diễn giải và làm rõ như sau.
Với mục đích thực hiện việc mua bán phần vốn góp của Công ty B tại Công ty B1 để thực hiện sáp nhập với Công ty A1 (sau đây gọi chung là “giao dịch”), khách hàng yêu cầu chúng tôi thực hiện những công việc sau:
(i) Tư vấn cách thức thực hiện giao dịch để đảm bảo quyền và lợi ích tối đa của Công ty A và Công ty A1 (cả về khía cạnh pháp lý và kinh tế);
(ii) Tư vấn về các điều kiện của pháp luật mà các bên phải tuân thủ để thực hiện giao dịch;
(iii) Tư vấn về thủ tục thực hiện giao dịch, các chấp thuận và/hoặc giấy phép mà các bên cần được cấp bởi cơ quan nhà nước để thực hiện giao dịch.
Trong trường hợp cần thiết, bên cạnh việc làm rõ phạm vi yêu cầu của khách hàng, luật sư cũng nên khoanh vùng phạm vi nghiên cứu của mình. Ví dụ, luật sư có thể thêm nội dung in nghiêng vào phía dưới phần tóm tắt yêu cầu của khách hàng như dưới đây.
Với mục đích thực hiện việc mua bán phần vốn góp của Công ty B tại Công ty B1 để thực hiện sáp nhập với Công ty A1 (sau đây gọi chung là “giao dịch”), khách hàng yêu cầu chúng tôi thực hiện những công việc sau:
(i) Tư vấn cách thức thực hiện giao dịch để đảm bảo quyền và lợi ích tối đa của Công ty A và Công ty A1 (cả về khía cạnh pháp lý và kinh tế);
(ii) Tư vấn về các điều kiện của pháp luật mà các bên phải tuân thủ để thực hiện giao dịch;
(iii) Tư vấn về thủ tục thực hiện giao dịch, các chấp thuận và/hoặc giấy phép mà các bên cần được cấp bởi cơ quan nhà nước để thực hiện giao dịch.
Việc tư vấn nếu trên được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam, không xem xét đến các quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật tại Nhật Bản.
Xem thêm: Pháp lý tái cấu trúc doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
Các tài liệu, văn bản pháp luật có liên quan bao gồm trong nội dung của bản báo cáo pháp lý được xem là cơ sở pháp lý cho các nội dung giả định, phân tích, đánh giá và ý kiến, chỉ dẫn pháp lý mà luật sư đưa ra. Nói cách khác, phần này chính là căn cứ pháp lý của bản báo cáo. Trong phần này. luật sư nên liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng hoặc có thể áp dụng vào vụ việc. Việc nêu các văn bản pháp lý trong báo cáo chứng minh rằng, những ý kiến tư vấn và chỉ dẫn pháp lý mà luật sư đưa ra trong bản báo cáo không chỉ có cơ sở thực tế. mà còn có cơ sở pháp lý.
Bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật, luật sư còn có thể liệt kê và đính kèm các phương tiện giải thích pháp luật bộ trợ khác, ví dụ như các nội dung hướng dẫn, trao đổi giữa cơ quan nhà nước với cá nhân, tổ chức hoặc giữa các cơ quan nhà nước với nhau. Ngoài ra, các văn bản, tài liệu khác mà dựa vào đó, luật sư đưa ra ý kiến tư vấn, chi dân pháp lý cũng có thể được đưa vào nội dung của phần này. Các tài liệu đó có thể là án lệ, ý kiến pháp lý của các luật sư khác, kết quả nghiên cứu của các học giả, kết luận giám định hoặc các tài liệu chuyên môn của giám định viên, kiểm toán viên, kết quả thanh tra, kiểm tra... Tóm lại, bất kỳ tài liệu nào có khả năng củng cố sự đáng tin cậy cho những lập luận, phân tích, ý kiến tư vấn của luật sư đều có thể và nêu được nêu trong phần này.
Về cách thức trình bày, các văn bản, tài liệu có thể được liệt kê dưới dạng danh sách, sắp xếp theo thứ tự thời gian ban hành từ cũ đến mới, hoặc theo mức độ mà văn bản, tài liệu đó liên quan, ảnh hưởng đến vụ việc hoặc ý kiến tư vấn của luật sư. Trong trường hợp số lượng văn bản, tài liệu không quá nhiều, khoảng một phần hai trang giấy, luật sư có thể trình bày trực tiếp trong bản báo cáo pháp lý. Lưu ý rằng, việc liệt kê văn bản quy phạm pháp luật không đơn thuần chỉ là nêu tên của văn bản đó. Việc này cần được thực hiện đầy đủ, chi tiết, với số hiệu, ngày ban hành, nội dung chính,.. sao cho người đọc có thể dễ dàng tìm kiếm văn bản đó trong trường hợp văn bản để được công khai.
Ví dụ: Các tài liệu, văn bản pháp luật có liên quan
[1] Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015,
[2] Luật sở hữu trí tuệ số 5O/2OO5/Qh11 ngày 29/11/2005, sửa đổi. bổ sung năm 2009;
[3] Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
Tuy nhiên, nếu số lượng văn bản, tài liệu nhiều hơn, luật sư có thể cân nhắc tách phần tài liệu, văn bản pháp luật có liên quan thành một phụ lục riêng với một phần trong bản báo cáo dẫn chiếu đến phụ lục đó. Việc dẫn chiếu có thể được thực hiện như dưới đây.
Ví dụ:
[1] Các tài liệu, văn bản pháp luật có liên quan;
[2] Để thực hiện bản báo cáo pháp lý này, chúng tôi đã nghiên cứu và dựa trên các tài liệu được liệt kê tại Phụ lục I . Các tài liệu, văn bản pháp luật có liên quan đính kèm theo đây.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về thừa kế (luật sư thừa kế) của Công ty Luật TNHH Everest
Để thực hiện bản báo cáo pháp lý, luật sư cần dựa trên các sự kiện pháp lý xảy ra trên thực tế và các thông tin có liên quan đến vụ việc. Tuy nhiên, không phải lúc nào các thông tin và sự kiện đó cũng chính xác và đầy đủ, ngay cả những thông tin, tài liệu mà luật sư tự mình thu thập. Trong nhiều trường hợp, vì lý do khách quan hoặc chủ quan nào đó, ví dụ như nhầm lẫn, thậm chí là che giấu của bên cung cấp thông tin, các thông tin, tài liệu cung cấp cho luật sư có thể không chính xác. Bên cạnh đó, có những sự kiện, thông tin ngoài tầm kiểm soát của luật sư hoặc luật sư không thể biết học tiếp cận.
Vì vậy, để tránh việc luật sư phải chịu trách nhiệm đối với những hệ quả phát sinh từ những vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát của luật sư, bản báo cáo pháp lý cần bao gồm nội dung cơ sở và giả định. Trong đó, phần cơ sở là những tài liệu, thông tin mã luật sư căn cứ vào đó để xác minh tình tiết của vụ việc, phạm vị tư vấn dựa trên thông tin được cung cấp, phạm vi tư vấn dựa trên các quy định của pháp luật. Phần giả định là các điều kiện mà luật sư cho rằng, khi chúng được thỏa mãn một cách đầy đủ thì những ý kiến pháp lý luật sư đưa ra trong bản báo cáo pháp lý là đúng.
Để hiểu rõ hơn về nội dung và cách thức trình bày phần cơ sở và giả định, hãy xem xét ví dụ sau:
Bản tư vấn này được thực hiện dựa trên một số cơ sở và giả định như sau:
[a] Cơ sở:
(i) Bán tư vấn này được soạn thảo theo yêu cầu của và chỉ dành riêng cho khách hàng. Các giải thích, nhận định được nêu trong Bản tư vấn này chủ được hiểu là để đánh giá tính pháp lý. Luật sư không chịu trách nhiệm đối với các nội dung Bản tư vấn dược bất kỳ cá nhân, tổ chức hay cơ quan nhà nước nào sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài các mục đích của Bản tư vấn này.
(ii) Chúng tôi xét soát thiên về vấn đề pháp lý hơn là về vấn đề tài chính hay kế toán và Luật sư không xét soát các vấn đề thương mại, dân sự hay hiệu lực của bất cứ giao dịch nào hoặc vấn đề thẩm định tài sản, ngoại trừ trường hợp được trình bày cụ thể trong Bản tư vấn này;
(iii) Mặc dù Ban tư vấn này có trình bày một số vấn đề về thuế nhưng không có nghĩa rằng đây là nội dung tư vấn thuế và chúng tôi sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về vấn đề này. Chúng tôi đề xuất quý khách hàng nên tìm nhà tư vấn chuyên nghiệp để được tư vấn các vấn đề cụ thể về nghĩa vụ thuế và/hoặc hệ quả phát sinh liên quan đến tư vấn của chúng tôi trong Bán tư vấn này; và
(iv) Các ý kiến của chúng tôi căn cứ trên giả định các hồ sơ, tài liệu quý vị thông tin và cung cấp cho chúng tôi là đúng đắn và có thực tại thời điểm đánh giá, cho ý kiến.
[b] Giả định:
(i) Các tài liệu mà quý khách hàng cung cấp cho Luật sư đã đầy đủ, tương ứng với các bản gốc và đều là các bản sao hợp lệ;
(ii) Các chữ ký và con dấu trên các tài liệu đều là thật;
(iii) Các tài để không bị sửa đổi, bổ sung bằng bất kỳ cách nào; và
(iv) Thông tin trong Bản tư vấn này do khách hàng cung cấp. Luật sư không chịu trách nhiệm đối với tính xác thực và nội dung của các tài liệu và thông tin này trong quá trình thực hiện Bản tư vấn.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest
Đây là phần quan trọng nhất của một bản báo cáo pháp lý,bao gồm những phân tích dựa trên những căn cứ pháp lý để giải quyết các câu hỏi, thắc mắc và những yêu cầu liên quan đến vấn đề mà khách hàng quan tâm. Người việt có thể áp dụng các phương pháp viết như đã được giới thiệu ờ phần đầu Chương này để áp dụng cho phần lập luận. Tính thuyết phục của những lý lẽ và ý kiến pháp lý mà luật sư nêu ra trong phần này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giải quyết vụ việc. Trong phạm vi nội dung của phần này. người việt có thể triển khai các nội dung chính dưới đây.
[a] Xác định các vấn đề pháp lý (Legal issues):
Trong phần này, luật sư cần thực hiện bóc tách, phân tích và tổng hợp các thông tin liên quan đến vụ việc được cung cấp nhằm xác định các vấn đề pháp lý trọng tâm. từ đó giải quyết các yêu cầu của khách hàng.
Đối với cách thức trình bày, để thuận tiện cho việc theo dõi và tiếp thu ý kiến tư vấn pháp luật, luật sư nên phân chia và xác định các vấn đề pháp lý tương ứng với câu hỏi và yêu cầu của khách hàng. Đối với mỗi vấn đề đã xác định được, luật sư có thể tiếp tục triển khai thành những vấn đề nhỏ hơn có liên quan. Đối với mỗi vấn đề pháp lý, luật sư nên triển khai thành một mục riêng biệt và được đánh số thứ tự. Các vấn đề then chốt nên được đề cập và giải quyết trước, kế đến là các vấn đề có liên quan theo thứ tự logic.
[b] Phân tích, lập luận:
Việc phân tích và lập luận cần được triển khai theo thứ tự và đối với từng vấn đề pháp lý đã xác định. Mỗi sự việc, sự kiện thực tế nên được phân tích dưới cả góc độ pháp lý và thực tiễn, trên cơ sở mối liên kết với những quy định của pháp luật có liên quan. Theo đó, người viết nên triển khai phần này theo cách thức dưới đây:
Nêu vấn đề pháp lý tại đầu mỗi phần tương ứng, kèm theo các quy định của pháp luật có liên quan. Đối với mỗi sự kiện pháp lý, người viết cần chú ý mô tả các tình tiết quan trọng, những vấn đề trọng tâm. Đối với các quy định của pháp luật được dẫn chiếu trong bản báo cáo pháp lý, người viết nên có sự diễn giải và bình luận làm rõ các quy định đó, đặc biệt là đối với những bản báo cáo pháp lý được soạn thảo cho những khách hàng không có chuyên môn sâu trong lĩnh vực pháp lý. Sau đó, người viết tiến hành áp dụng các quy định này cho các sự kiện thực tế, có thể dự đoán trước cách mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan giải quyết tranh chấp hiểu, giải thích và áp dụng những quy định để vào vụ việc. Bên cạnh đó, để chứng minh cho luận điểm của mình, luật sư có thể dẫn chiếu các vụ việc, sự kiện tương tự và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan giải quyết tranh chấp áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc đó. Từ đó, luật sư có thể phân tích các trường hợp và rút ra suy luận, đánh giá về khả năng tích cực hoặc tiêu cực của khách hàng trong vụ việc.
Ngoài ra, luật sư cũng cần nêu ra những mặt đối lập của mọi vấn đề, ví dụ những quy định pháp luật không rõ ràng, những lỗ hổng pháp lý. Đồng thời, không nên lảng tránh việc đề cập và phân tích những quy định pháp lý bất lợi có thể được áp dụng đối với vụ việc. Thậm chí, những quy định và yếu tố bất lợi cần phải được làm rõ một cách khách quan, trung thực và không cảm tính. Từ đó, xác định điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng trong vụ việc. Điều này cũng giúp luật sư dự đoán trước những luận điểm mà phía đối lập của khách hàng có thể nêu ra, xác định rủi ro tiềm năng đối với khách hàng trong vụ việc, giúp khách hàng có cả sở quyết định tiến hành các hành động pháp lý tiếp theo.
[c] Đưa ra giải pháp, ý kiến tư vấn của luật sư:
Sau khi phân tích các vấn đề pháp lý cùng với các quy định của pháp luật có liên quan, luật sư cần đưa ra giải pháp, ý kiến tư vấn hoặc chỉ dẫn pháp lý để giải quyết vấn đề mà khách hàng quan tâm. Tuy nhiên không chỉ đơn thuần là nêu ra giải pháp, luật sư cần phải đánh giá mức độ rủi ro của mỗi giải pháp đó, dưới góc độ pháp lý cũng như góc độ thương mại, từ đó mà đưa ra những nội dung khuyến nghị đối với khách hàng. Lưu ý rằng, trong trường hợp có bất kỳ thông tin nào còn thiếu, luật sư cần đưa ra giải pháp trên cơ sở thông tin giá định với nhiều trường hợp hoặc có nhiều giải pháp cho cùng một vấn đề với ưu nhược điểm khác nhau luật sư cần phân tích tất cả những giải pháp để cũng như ưu nhược điểm của chúng. Việc này giúp khách hàng có cơ sở để đưa ra quyết định về hành động pháp lý tiếp theo.
Tại phần này, luật sư tư vấn viết sẽ tóm tắt lại các kết luận của vấn đề thông qua những phần tích và áp dụng các quy định pháp luật, đồng thời khẳng định lại một lần nữa ý kiến thể hiện thiện chí cung cấp thông tin hoặc trả lời các câu hỏi bổ sung khi được yêu cầu.
Ví dụ:
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến cách thức, điều kiện và trình tự thực hiện giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp tại Công ty B1 giữa Công ty A và Công ty B. Trong trường hợp Quý khách có bất kỳ câu hỏi hay yêu cầu nào khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Xin cảm ơn!
Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest
Một bản báo cáo pháp lý ưu tiên sự ngắn gọn và súc tích, dễ hiểu nhưng vẫn phải đầy đủ những nội dung chính của vấn đề cần giải quyết. Các câu văn trong bản báo cáo nên là những câu ngắn. Ngoài ra, khi soạn thảo một bản báo cáo pháp lý, luật sư nên lưu ý một số vấn đề sau.
- Không đưa ra luận điểm mà không có căn cứ pháp lý hoặc căn cứ thực tiễn: Việc này không những là việc làm vô nghĩa mà còn khiến người đọc hoài nghi về độ tin cậy của lập luận hoặc ý kiến pháp lý.
- Luôn luôn xem tài liệu tham khảo một cách trực tiếp: Một số luật sư thường giao cho trợ lý nghiên cứu hồ sơ và báo cáo lại cho mình, sau đó, dựa trên báo cáo của trợ lý để soạn thảo bản báo cáo pháp lý mà không kiểm tra lại tài liệu được cung cấp. Việc đọc lại hồ sơ vụ việc cùng các tài liệu được cung cấp không phải là sự thể hiện việc thiếu tin tưởng trợ lý của mình, mà là việc làm nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan của bản báo cáo pháp lý.
- Luôn luôn kiểm tra lại bản báo cáo pháp lý trước khi gửi đi: Trong trường hợp thời gian và điều kiện cho phép, hãy tự mình hoặc nhờ một người khác kiểm tra lại bản báo cáo pháp lý của mình. Đảm bảo rằng bản báo cáo pháp lý đã trả lời hết mọi câu hỏi và yêu cầu của khách hàng, được trích dẫn đầy đủ và không có lỗi chính tả.
- Gửi bản báo cáo pháp lý đúng thời hạn mà khách hàng đưa ra.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest
Nguồn tham khảo: Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật và tham gia giải quyết tranh chấp ngoài tòa án của luật sư - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm