Nguyên tắc hành nghề Luật sư

"Ở mặt tốt nhất, con người cao thượng nhất trong tất cả các loài động vật; tách khỏi luật lệ và công lý, anh ta trở thành tồi tệ nhất".

Aristotle, nhà triết học Hy Lạp cổ đại

Nguyên tắc hành nghề Luật sư

Xã hội luôn đòi hỏi ở Luật sư những chuẩn mực và tiêu chí rất cao, từ quan niệm về cuộc sống, lý tưởng nghề nghiệp, phẩm chất, kỹ năng nghề nghiệp. Những trải nghiệm nghề nghiệp, tích lũy những được mất của cuộc đời gắn rất chặt với hoàn cảnh, điểm xuất phát vào nghề của mỗi người và quyết định đến việc thành bại của Nghề Luật sư ương tương lai.

Nguyên tắc hành nghề Luật sư được quy định tại Điều 5 Luật Luật sư năm 2006, bao gồm: [1] Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, [2] Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam, [3] Tuân thủ nguyên tắc độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, [4] Có trách nhiệm phải sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng. [5] Phải chịu trách nghiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp Luật sư.

Liên hệ

I- TUÂN THỦ HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT

Trước hết, khi nói đến tố chất của Luật sư, tổng quan chung có thể khẳng định Luật sư là người hội tụ những phẩm chất cao quý, xuất phát từ sự tận hiến. hoạt động nghề nghiệp mang tính chất phục vụ. Người dân và xã hội luôn đòi hỏi ở Luật sư những chuẩn mực và tiêu chí rất cao, từ quan niệm về cuộc sống, lý tưởng nghề nghiệp, phẩm chất, kỹ năng nghề nghiệp. Những trải nghiệm nghề nghiệp, tích lũy những được mất của cuộc đời gắn rất chặt với hoàn cảnh, điểm xuất phát vào nghề của mỗi người và quyết định đến việc thành bại của Nghề Luật sư ương tương lai. Tuy nhiên, là người có kiến thức pháp luật, được đào tạo và bồi dưỡng nghề nghiệp nhằm tích lũy, nâng cao sự hiểu biết, ít vừa là chủ thể sử dụng, hướng dẫn, sáng tạo và góp phần hoàn thiện pháp luật, nên hơn ai hết phải là người có trách nhi nghiệp tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. 

Pháp luật - với tư cách là đối tượng áp dụng của các chủ thể tư pháp vẫn tồn tại một số bất cập. Đôi khi chưa theo kịp với tốc độ phát triển sôi động của xã hội hiện nay. Để tư vấn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, Luật sư có nhi nghiệp vụ tìm kiếm và đề xuất các giải pháp pháp lý cho việc thực hiện thống nhất pháp luật, chỉ ra tính thiếu căn cứ của việc quy buộc hành vi bị coi là tội phạm hoặc cần hiệu đủng về tinh thần của điều luật được áp dụng. Trách nhi nghiệp tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của Luật sư trong hành nghề còn là sự phân định và chế ước hài hòa giữa hai yêu cầu tưởng chừng mâu thuẫn nhau là vừa bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, vừa phải tôn trọng sự thật và bảo vệ tính hiệu lực của pháp luật. Sự thống nhất các quyền lợi khác nhau trong một trật tự pháp luật chỉ có thể có được khi là nhận thức được ý nghĩa đặc biệt quan trọng về sứ mệnh trợ tá công lý của hoạt động nghề nghiệp, mang đến các giá trị công bằng và dân chủ cho các tiến trình tố tụng. 

Cùng với các chủ thể tư pháp độc lập khác, trong quá trình hành nghề, Luật sư là người phát hiện ra sự bất cập của các quy định pháp luật, chỉ ra được sự mâu thuẫn của các quan ni nghiệp áp dụng pháp luật. Do quan ni nghiệp và cách vận dụng pháp luật còn ít nhiều cứng nhắc của một số Thẩm phán, tại các phiên tòa, thường các Luật sư là người chủ động phát hiện những vi phạm nghề nghiệp trọng về thủ tục tố tụng, tính không có căn cứ của việc áp dụng điều luật. Sự phát hiện này là tiền đề của hoạt động sáng tạo pháp luật. Luật sư là người có khả năng độc lập trong việc tìm kiếm, tổng hợp, đánh giá các căn cứ pháp lý áp dụng trong thực tiễn xét xử.

Hồ sơ vụ án thường phản ánh rất ít các tài liệu liên quan đến pháp luật làm cơ sở đối chứng với hành vi vi phạm của bị can, bị cáo (ví dụ, trong vụ án liên quan đến việc quy buộc hành vi thiếu trách nhi nghiệp, cố ý làm trái pháp luật, một số vụ án không thu thập các hồ sơ pháp lý về pháp nhân, các quyết định bổ nhi nghiệp, quy chế hoặc sự phân công trách nhi nghiệp của từng thành viên lãnh đạo...). Thông qua hoạt động này. Luật sư đã phát hiện nguyên nhân của hành vi sai phạm một phần do sự bất cập của pháp luật và từ chính quy định của pháp luật. 

Ví dụ 01: Trong vụ án A mua cổ phần của M, thông qua phiên tòa, Luật sư phát hiện một trong những nguyên nhân này sinh vụ án Ià nhận thức áp dụng không đúng giữa Luật Đầu tư 2014 (Luật 67) và Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 (Luật 69), dẫn đến hiểu sai về thẩm quyến phê duyệt chủ trương đầu tư của Chính phủ hay Bộ thông tin và truyền thông.

Ví dụ 02: Trong một vụ án buôn lậu lớn liên quan đến huy động kiềm hóa của Hải quan do Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Mình xét xử năm 2003, Luật sư là người phát hiện hệ thống 22 văn bản pháp quy về "kiểm hóa đối với hàng chuyển tiếp" có rất nhiều sơ hở, trong đó có quy định về kiểm đại diện và kiểm hóa ban đêm, là cơ hội cho việc một số nhân viên hải quan nhận tiền của khách hàng một cách công khai. Từ sự phát hiện này. Luật sư không chỉ giúp Tòa án làm sáng tỏ nguyên nhân phạm tội, mà còn giúp Tổng cục Hải quan kịp thời hủy bỏ ngay 22 văn bản pháp quy nói trên. 

Qua thực tiễn xét xử. Luật sư còn góp phần phát hiện những quy định pháp luật bất cập, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật. Ngay từ thời điểm đầu những năm 90 của thể kỷ trước, trong vụ án Minh Phụng - Epco, các Luật sư đấu tranh rất kiên quyết về những bất hợp lý trong việc định giá tài sản bảo đảm cho việc cấn trừ công nợ của Ngân hàng. Trong vụ án P.V.V liên quan các cần bộ ngành Công an được xét xử vào năm 2019, các Luật sư cũng đấu tranh để bảo đảm việc giám định thiệt hại phải căn cứ vào thời điểm xảy ra hành vi sai phạm chứ không phải thời điểm khởi tố vụ án.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư thu hồi đất của Công ty Luật TNHH Everest

II- TUÂN THEO QUY TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ VIỆT NAM

Nguyên tắc này xuất phát từ quan ni nghiệp coi Nghề Luật sư là một nghề có truyền thống cao quý, gắn liền với số phận pháp lý của con người. Thông qua hoạt động của mình. Luật sư thực hiện chức năng xã hội cao cả đã nêu ở trên. Cũng như sông có nguồn, cây có gốc, nhà có nền, đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa là nguồn, là gốc, là nền tảng cơ bản của Nghề Luật sư.

Không có đạo đức nghề nghiệp, Nghề Luật sư không thể tồn tại, phát triển. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và tự chịu trách nhi nghiệp cá nhân về uy tín nghề nghiệp của mình, với mục tiêu phụng sự công lý, tôn trọng và dựa trên pháp luật thì trước hết phải xuất phát từ một nền tảng đạo đức. Nếu không xuất phát từ nền tảng này thì Luật sư khó có thể có ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật khi hành nghề. 

Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Luật sư có giá trị là các chuẩn mực đạo đức của giới Luật sư, tạo cơ sở để Luật sư tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trong sinh hoạt và hành nghề; là thước đo giúp Luật sư giữ gìn phẩm chất, uy tín của bản thân; từ đó khiêm tốn học hỏi, tích lũy kinh nghề nghiệp và ký năng hành nghề, góp phần nâng cao uy tín nghề nghiệp của giới Luật sư trong xã hội. Đây cũng chính là một văn bản mang tính quy phạm nội bộ thể hiện rõ nét nhất cơ chế quản lý theo phương thức “tự quản kết hợp với quản lý nhà nước".

Ngay sau khi Liên đoàn Luật sư Việt Nam được thành lập, một trong những nhiệm vụ quan trọng được triển khai thực hiện là soạn thảo và trình Hội đồng Luật sư toàn quốc ban hành Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư vào năm 2011 (được ban hành mới năm 2019). Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư là những quy tắc xử sự được thể hiện dưới hình thức văn bản chứa đựng những quy phạm đạo đức và ứng xử nghề nghiệp do Hội đồng Luật sư toàn quốc ban hành để điều chỉnh hành vi của các thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong quan hệ với các chủ thể có liên quan khi hoạt động nghề nghiệp và trong giao tiếp xã hội. 

Trong đời sống thường nhật, Luật sư tham gia vào các quan hệ xã hội, các quan hệ nghề nghiệp, cung cấp các dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo phạm vi pháp luật quy định, trong đó có các quan hệ tố tụng trong các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đinh, thương mại, lao động, hành chính... Trong các quan hệ tố tụng nêu trên lại diễn ra nhiều loại quan hệ giữa các chủ thể khác như: Quan hệ giữa Luật sư với các Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng qua các giai đoạn tố tụng (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự); quan hệ với khách hàng, với những người tham gia tố tụng khác, quan hệ với đồng nghiệp... Với tư cách một chủ thể tham gia trong các quan hệ tố tụng, Luật sư có những quyền và nghĩa vụ tố tụng nhất định theo quy định của pháp luật, bắt buộc phải tuân thủ và nếu vi phạm sẽ phải chịu các hình thức xử lý theo các chế tài đã được luật hóa. 

Tuy nhiên, trong các quan hệ nêu trên, vẫn có những trường hợp, tình huống này sinh trong thực tiễn giao tiếp không nằm trong phạm vi điều chỉnh của pháp luật mà thuộc phạm trù đạo đức và ứng xử nghề nghiệp phải được điều chỉnh bằng các quy phạm đạo đức tương ứng. Đó là các quy định về căn cứ, chuẩn mực trong hành vi đã được xác định trong Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư. Các quy định này cũng hàm chứa các nghĩa vụ đạo đức mang tính chất ngăn cấm, bắt buộc Luật sư phải tuân thủ hoặc các quy phạm mang tinh chất khuyến khích Luật sư áp dụng trong quá trình hành nghề cũng như trong lối sống, giao tiếp xã hội. Đạo đức nghề nghiệp Luật sư chính là tổng hợp chuẩn mực ứng xử của Luật sư trong các mối quan hệ với các chủ thể có liên quan của hoạt động nghề nghiệp và các mối quan hệ xã hội khác. 

Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư có những quy tắc chung mang tính chất là những nghĩa vụ đạo đức cơ bản của Luật sư và các quy tắc cụ thể điều chỉnh hành vi của Luật sư khi tham gia các nhóm quan hệ xã hội trong hành nghề. Các quy tắc đó được phân biệt:

Các quy tắc chung trong hành nghề Luật sư: Các chuẩn mực này liên quan đến chức năng xã hội của Luật sư, với sứ mệnh cao cả là bảo vệ công lý, phát triển kinh tế, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn mình; tuân thủ và trung thành với Hiến pháp, pháp luật; độc lập, ngay thẳng, tôn trọng sự thật và góp phần vào việc phát triển hệ thống pháp luật, tích cực tham gia các hoạt động công ích.

Các chuẩn mực đạo đức trong quan hệ với khách hàng: Đẩy là các chuẩn mực ứng xử quan trọng nhất trong Bộ Quy tắc. Bởi vì mối quan hệ với khách hàng chính là “lửa thử vàng" đối với cá nhân Luật sư. Uy tín, lương tâm, trách nhi nghiệp nghề nghiệp Luật sư, sự tiêu cực/hay không tiêu cực của Luật sư đều xuất phát từ nền tảng quan hệ này và tác dụng của nó có ý nghĩa chi phối các hành vi ứng xử khác trong “tổng hòa các quan hệ xã hội" của Luật sư. Các tiêu chuẩn này liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Luật sư đối với khách hàng, bao gồm việc tận tâm thực hiện hết khả năng và trách nhiệm với khách hàng trong khuôn khổ pháp luật cho phép và phạm trù đạo đức nghề nghiệp; tuân thủ bí mật quốc gia và bí mật của khách hàng; ngăn ngừa các thủ đoạn hành nghề không lương thiện, tự giác thực hiện các nghĩa vụ trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, giải quyết các mâu thuẫn về lợi ích, việc nhận thù lao...

Các chuẩn mực đạo đức của Luật sư trong mối quan hệ với đồng nghiệp: Pháp luật về Luật sư có rất ít quy phạm điều chỉnh mối quan hệ này. Bởi vì quan hệ doanh nghiệp là thái độ ứng xử giữa Luật sư với nhau trong giới Luật sư. Chuẩn mực này đòi hỏi mòi Luật sư phải coi uy tín của đổng nghiệp và uy tín của giới là uy tín của chính mình. Điếu mình không muốn thì không được làm với doanh nghiệp.

Các chuẩn mực đạo đức trong quan hệ với các Cơ quan tiến hành tố tụng và các Cơ quan nhà nước: Mặc đủ pháp luật đã có các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ của Luật sư với người tham gia tố tụng hoặc chủ thể khác tương ứng nhưng vẫn cần phải có quy tắc đạo đức điều chỉnh, quan hệ này để bổ trợ cho thái độ ứng xử của cá nhân Luật sư.

Các chuẩn mực về kỷ luật nghề nghiệp Luật sư: Đây là những điều cấm (không được làm) đối với Luật sư khi hành nghề. Luật sư sẽ phải chịu các chế tài kỷ luật đối với các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp Luật sư. Áp dụng các biện pháp chế tài này đòi hỏi phải quy phạm hóa các tiêu chuẩn kỷ luật - thuộc chức năng tư quản nghề nghiệp của Liên đoàn Luật sư Việt Nam theo Điều lệ, làm căn cứ cho việc xử lý kỷ luật đối với từng cá nhân Luật sư.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về nhượng quyền thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

III- TUÂN THỦ NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP, TRUNG THỰC, TÔN TRỌNG SỰ THẤT KHÁCH QUAN

Quan niệm về tính độc lập trong hành nghề Luật sư hiện nay đang còn nhiều ý kiến khác nhau, một phần xuất phát trong pháp luật thực định, Luật sư chỉ là người tham gia tố tụng và phạm vi hoạt động Luật sư thuộc lĩnh vực bổ trợ tư pháp, nên thực chất Luật sư chỉ được coi là người trợ giúp pháp lý mang tính bị động, không có cơ sở pháp lý cho việc hành nghề một cách bình đẳng và độc lập. Mặt khác, trong pháp luật tố tụng, vị thể của bị can, bị cáo không bình đẳng với những người tiến hành tố tụng, nên đến lượt mình, quyền năng của Luật sư là quyền năng phái sinh, phụ thuộc hoàn toàn vào sự chấp thuận hay không chấp thuận của những người tiến hành tố tụng. 

Về mặt xã hội, do chưa được thừa nhận là một chức danh tư pháp độc lập nên vai trò của Luật sư trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, trong cải cách tư pháp còn bị hạn chế. Thực tiễn những năm qua cho thấy, địa vị pháp lý của Luật sư chưa được xác định một cách rõ ràng, cũng như chưa làm rõ ranh giới giữa phạm vi hành nghề dịch vụ pháp lý cho xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, bảo vệ công bằng và chính nghĩa, với phục vụ cho lợi ích chung của xã hội. 

Trong khi đó. xét về bản chất thì chức năng bào chữa tồn tại độc lập và đối trọng với chức năng công tư như một tất yếu khách quan tự thân của tố tụng hình sự. Việc coi hoạt động Luật sư thuộc khuôn khổ của các hoạt động "bổ trợ tư pháp" thực chất chỉ giới hạn trong hoạt động tranh tụng, vô hình trung đã giảm nhẹ ý nghĩa và các giá trị xã hội mà hoạt động này mang lại cho sự phát triển của dân chủ nói chung và hoạt động tư pháp nói riêng. Thực tế cho thấy khi giải quyết tranh chấp giữa công dân với Cơ quan nhà nước trong tố tụng hình sự hầu hết các nước trên thể giới đều thành lập ba chế định: Công tư làm nhi nghiệp vụ buộc tội, Tòa án thực hành thiên chức trọng trách của mình một cách công bằng thông qua chức năng xét xử và Luật sư độc lập với cơ quan buộc tội và cơ quan xét xử.

Tính chất độc lập này không chỉ giới hạn trong phạm vi tranh tụng tại phiên tòa. mà còn mở rộng đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở Nhật Bản, chỉ đến những năm gần đây, trong nhận thức của những nhà làm luật mới bắt đầu có những thay đổi thật sự khi xác định Luật sư là một chức danh tư pháp và chế định về Luật sư được coi là một trong ba chiếc cánh nâng đỡ nền tư pháp Nhật Bản. 

Trong điều kiện phát triển của xã hội nước ta hiện nay và yêu cầu của chiến lược cải cách tư pháp, Luật sư đã bước đầu được nhìn nhận có vai trò quan trọng trong quá trình tranh tụng và tư vấn pháp luật, là những người hành nghề chuyên nghiệp về pháp luật. Theo các quy định của Luật Luật sư, họ được đào tạo nghề nghiệp, phải qua thời gian tập sự và kỳ thi quốc gia kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư mới được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư, gia nhập Đoàn Luật sư và Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp Thẻ Luật sư.  

Trong xã hội, họ có sứ mệnh bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm việc thực thi pháp luật được đúng đắn, bảo vệ công bằng và chính nghĩa. Có thể khẳng định, giá trị của hoạt động nghề nghiệp Luật sư tương đồng với những người làm công tác giám sát và thực thi pháp luật khác.

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị khi chỉ đạo đề án xây dựng Học viện Tư pháp đã đề cập đến một trong những chức danh tư pháp cần đào tạo là Luật sư, đồng thời "mở rộng nguồn để bổ nhi nghiệp vào các chức danh tư pháp, không chỉ là cần bộ trong các cơ quan tư pháp, mà còn là các luật gia, luật sư". Do đó, có thể khẳng định Luật sư là một chức danh tư pháp độc lập, cho những người có đủ điều kiện hành nghề chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện việc tư vấn pháp luật, đại diện theo ủy quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức và nhà nước, trước Tòa án và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác. 

Khi xác định tính độc lập là một thuộc tính thuộc về bản chất và là nguyên tắc hành nghề Luật sư, cần hiểu đây là quan ni nghiệp mang ý nghĩa tương đối. Có một số người đồng nhất tính độc lập với tính chất hành nghề tự do của Luật sư, không chịu sự ràng buộc, can thiệp hoặc giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước, cũng như chế độ tự quản, tự giám sát của tổ chức hành nghề, tổ chức xã hội - nghề nghiệp Luật sư. Thật ra, tính độc lập của hoạt động Luật sư xuất phát trước hết bởi sự tín nhiệm, ủy thác của cá nhân, tổ chức và sự tín nhiệm hay ủy thác có phải dựa trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện.

Trên bình diện này, hoạt động của Luật sư tự bản thân đã khác biệt với hoạt động của các cơ quan công quyền, hành chính nhà nước hay Cơ quan tiến hành tố tụng. Ở đây, có mối liên hệ giữa tính dân chủ vì tính độc lập của hoạt động Luật sư, bởi đòi hỏi dân chủ và công bằng trong hoạt động của Luật sư có nghĩa là Luật sư phải có vị thể độc lập, làm cho khách hàng tin tưởng, tín nhiệm vào chức danh nghề nghiệp của Luật sư. 

Vấn đề phức tạp về mặt lý luận là ở chỗ, về bản chất thì nguyên tắc tuân thủ pháp luật của hoạt động Luật sư đã đồng nhất mục tiêu hoạt động nghề nghiệp với thể chế chính trị - xã hội. gắn với quá trình hưng suy của dân tộc, nhưng Luật sư lại được độc lập trong hành nghề.

Nói tới tính độc lập của hoạt động Luật sư là nhằm làm sáng tỏ hơn vì phương thức hoạt động đối trọng với các chủ thể tư pháp khác trong một chỉnh thể thống nhất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cho thấy rõ thêm cơ sở lý luận của việc xác định khái ni nghiệp Luật sư là một chức danh tư pháp độc lập. Tính độc lập của hoạt động Luật sư là điều kiện tất yếu cho hành nghề Luật sư và sự tự thân của tổ chức xã hội - nghề nghiệp Luật sư là biểu hiện rõ nét nhất của tính độc lập này. 

Trong cơ chế hoạt động tố tụng, Luật sư đồng vai trò là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể xã hội - công dân nên điểm xuất phát và quan điểm giải quyết của Luật sư thường không đồng nhất hoàn toàn với các Cơ quan tiến hành tố tụng.  Nếu đưa hoạt động Luật sư và các Cơ quan tiến hành tố tụng vào chung một thể chế quản lý sẽ tạo ra sự hoài nghi của một bộ phận nhân dân, làm cho hoạt động Luật sư mất đi tính mục tiêu hoặc bị xuyên tạc. Quan niệm tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư biểu hiện rõ nét tính độc lập trong hoạt động của Luật sư là nói đến sự tự thân về mặt tổ chức và hoạt động, tính chịu trách nhi nghiệp cá nhân của từng Luật sư trong hành nghề. 

Pháp luật về Luật sư thừa nhận nguyên tắc độc lập của hoạt động Luật sư trên nền tảng tự do hành nghề và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, nhưng tính độc lập của hoạt động Luật sư không đồng nghĩa với cô lập, tự tách mình ra, mà nó hòa quyện trong trật tự pháp chế thống nhất, với các thuộc tính tuân thủ pháp luật và dân chủ. Thừa nhận nguyên tắc độc lập của hoạt động Luật sư sê có lợi cho sự phát triển của đội ngũ Luật sư Việt Nam hiện nay trong điều kiện phát triển của đất nước chủ động hội nhập quốc tế, mở rộng giao lưu, hợp tác về luật pháp trên cơ sở bảo đảm đời sống tự chủ và chủ quyền quốc gia, tạo ra sức cạnh tranh và phát triển của hoạt động Luật sư một cách lành mạnh. 

Khi bảo đảm nguyên tắc độc lập trong hành nghề, Luật sư phải trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không phải xuôi chiều phục vụ khách hàng bàng mũi giá, không được xúi giục khách hàng tố cáo, khiếu nại, cung cấp tài liệu, chứng cứ sai sự thật. Thực tế, tâm trạng phổ biến của các bị cáo hoặc đương sự có sự lo ngại có hữu do hạn chế về nhận thức pháp luật, nên cách ứng xử tại phiên tòa trong một số trường hợp thường né tránh, quanh có trong khai báo, thậm chí hiểu sai tình thân của một điều luật.

Mặt khác, có một số trường hợp lại tìm cách "lách luật", dân đât Luật sư theo các yêu cầu trải với pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Trách nhiệm hướng dẫn pháp luật, trung thực và tôn trọng sự thật khách quan đòi hỏi các Luật sư ngoài sự tinh thông về pháp luật, còn phải có sự hiểu biết sâu về tâm lý và kinh nghề nghiệp đời sống xã hội, nhận biết được bản chất vụ án và tư cách của khách hàng, giúp cho họ hiểu và vận dụng pháp luật một cách đúng đắn. 

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

IV- SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP HỢP PHÁP ĐỂ BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO KHÁCH HÀNG

Đây là nguyên tắc quan trọng, thể hiện vai trò, trách nhiệm và tâm thể của Luật sư trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Trong thực tiễn hãnh nghề, xuất phát từ nhu cầu của khách hàng rất đa dạng, nên việc nhận diện dũng nhu cầu, căn cứ khi năng chuyên môn và ký năng chuyên sâu của mình để xem xét, thảo luận có dám nhận được vụ việc hay không. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, một phần áp lực của nghề nghiệp và cuộc sống, một số Luật sư sẵn sàng nhận vụ việc của khách hàng vượt quá khả năng chuyên môn của mình. Có nhiều trường hợp, Luật sư khiên cho khách hàng lầm tưởng về khả năng xử lý, giải quyết công việc, thậm chí “quảng bá" về khả năng quan hệ với các cơ quan, người tiến hành tố tụng, người có chức vụ, quyền hạn để tạo sự tin cậy của khách hàng hoặc hưởng phí thù lao cao hơn... 

Trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng, Luật sư không nên hiếu dịch vụ như là “sự đối trao, mua bán" thứ hàng hóa là “kiến thức - ký năng pháp luật”, vì nó sẽ hạ thấp vai trò của Lương việc thúc đẩy sự phát triển dân chủ trong hoạt động tư pháp và xã hội nói chung. Tuy nhiên, tính chất dịch vụ của Nghề Luật sư là một loại dịch vụ đặc biệt, khác với quan niệm về dịch vụ thông thường như dịch vụ thương mại, thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng dịch vụ. Hiện nay, thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ được đưa vào hệ thống thương mại thể giới, được điều chỉnh bởi hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) trong khuôn khổ của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). 

Theo định nghĩa của GAST, khái niệm dịch vụ pháp lý theo nghĩa rộng gồm dịch vụ tư vấn pháp luật (advisory services), dịch vụ đại diện (representation Services) và tất cả các hoạt động liên quan đến tư pháp như xét xử, công tố, bào chữa công, V.V.. Trong Bảng phân loại các lĩnh vực dịch vụ của WTO, "dịch vụ pháp lý" là một phân ngành "dịch vụ nghề nghiệp"(professional services) thuộc lĩnh vực "dịch vụ kinh doanh” (business services). Theo Danh mục phân loại tạm thời các lĩnh vực dịch vụ (CPC) của Liên hợp quốc kèm theo mã số cho từng lĩnh vực và phân ngành dịch vụ cụ thể thì dịch vụ pháp lý có mã s6 861 và được phân chia thành nhiều tiêu phân ngành như: 

(a) Dịch vụ tư vấn và đại diện liên quan đến pháp luật hình sự (CPC 86111); 

(b) Dịch vụ tư vấn và đại diện trong tố tụng tư pháp Hin quan đến các lĩnh vực khác của pháp luật (CPC 86119); 

(c) Dịch vụ tư vấn vd đại diện trong các thủ tục hành chính, trọng tải (CPC 86120); 

(d) Dịch vụ tập hợp và chứng nhận các giấy tờ pháp lý (PC.PC 86LS0);

(e) Các dịch vụ pháp lý khác (CPC 86190)...

Việt Nam đã tham gia ký Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) vào ngày LS/12/1995 tại Bangkok (Thái Lan), trong do mở rộng mức độ tự do hóa thương mại dịch vụ cả về chiếu rộng lẫn chiều sâu ra ngoài khuôn khổ những cam kết của GATS. Tại vòng đàm phần đầu tiên vì hợp tác dịch vụ vào tháng 01/1996, Việt Nam đã đưa ra cam kết về dịch vụ tư vấn pháp luật và các cam kết này về cơ bản dựa vào các quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực này.

Vì vậy, khi coi Nghề Luật sư mang tính chất dịch vụ, có nghĩa là nói đến khía cạnh là dịch vụ pháp lý hiếu theo nghĩa ở trên. Vi là dịch vụ nên Luật Luật sư năm 2006 quy định “khách hàng phải trả thù lao khi sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật sư”. đồng thời quy định rõ căn cứ và phương pháp tính thù lao. Đặc điểm dịch vụ của Nghề Luật sư rõ nét hơn trong điều kiện của nón kinh tế thị trường, trong dó Luật sư có vai trò là người trợ giúp pháp lý cho các chủ thí sinh tí tham gia các quan hệ kinh tế, góp phần bảo vệ trật tự kinh tế thị trường, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế. tạo môi trường pháp lý an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 

Câu hỏi đặt ra: Thể nào là “biện pháp hợp pháp" mà Luật sư sử dụng để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng? Đây là một câu hỏi khó, bởi lẽ mỗi Luật sư xuất phát từ tố chất nội lực, kiến thức, ký năng và kinh nghiệm riêng có của mỗi người sẽ tự nhận diện và đánh giá về khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Trong một số trường hợp, do vượt quá khả năng của bản thân. Luật sư có thể chiều theo ý khách hàng, sử dụng các biện pháp trái pháp luật dí đạt được yêu chầu của mình.

Những biện pháp trái pháp luật có thể và không giới hạn, bao gồm hành vi “trung gian" chạy án. cung cấp tài liệu chứng cứ bị coi là giả mạo. xúi bẫy khách hàng trốn tránh lệnh triệu tập của Cơ quan tiến hành tố tụng hoắc khai báo gian dối, tìm cách trì hoãn phiên tòa, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của các Cơ quan tiến hành tố tụng, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền... Do đó. cần hiểu biện pháp hợp pháp là cách thức, ký năng và ứng xử của mỗi Luật sư khi hành nghề phải tuân thủ các quy định của pháp luật và đạo đức. biết phân biệt đâu là giới hạn trách nghiệm của Luật sư trong quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

V- CHỊU TRÁCH NHIỆM TRƯỚC PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ

Luật sư phải chịu trách nghiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp Luật sư. trong đó đối tượng phục vụ chính yếu là khách hàng và bảo đảm thực hiện chức năng xã hội cao quý. Muốn vậy, Luật sư phải xây dựng uy tín cá nhân và tổ chức hành nghề của mình trong cón mắt của công chủng. Uy tin nghề nghiệp cá nhàn là một thuộc tính quan trọng thể hiện bản chất của hoạt động Luật sư. Nghiên cứu về bàn chất của hoạt động Luật sư trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường cần để cập đến khía cạnh dịch vụ và chế độ tín nhi nghiệp đối với cá nhân Luật sư. Trong hoạt động nghề nghiệp, Luật sư chịu trách nhi nghiệp cá nhân bái khách hàng thường tín nhiêm yêu cầu đích danh Luật sư. chứ không phải tổ chức hành nghề hay t6 chức xã hội - nghề nghiệp Luật sư.

Mặc dù Tổ chức hành nghề luật sư là nơi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, nhưng khủy cuối cùng vẫn phải phân công cho một Luật sư cụ thể. Quyền lựa chọn Luật sư cho mình là quyền của khách hàng, không phụ thuộc vào việc chỉ định bắt buộc hay can thiệp của bất cứ cơ quan, cá nhân nào. Luật sư hành nghề bằng lời nói, soạn thảo văn bản tư vấn hay tranh tụng tại phiên tòa đều nhân danh cá nhân. Bản sắc. kinh nghề nghiệp, sự tinh thông nghề nghiệp, uy tín là các tiêu chi phân biệt Luật sư này với Luật sư khác. 'Thuộc tính này phản biệt hoạt động của Luật sư với hoạt động của các Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan hành chính tư pháp mang Tính chất tập thể, dưới danh nghĩa cơ quan, tổ chức. 

Uy tín nghề nghiệp cá nhân của hoạt động Luật sư còn nổi trội hơn trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường dịch vụ pháp lý. Thành quả lao động trí óc của Luật sư mang đậm dấu ấn cá nhân và hàm lượng chất xám được “giao dịch" trên thị trường, trở thành một dạng "thương hiệu", “nhãn mác” trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực, là một trong những tiêu chí khẳng định sự phát triển của Nghề Luật sư trong một quốc gia. Uy tín cá nhân biểu hiện qua giá trị của “nhân mác" bao hàm cả tố chất nội lực của cá nhân Luật sư. sự tác động, ánh hường của nó trong phạm vi xã hội vò tố tụng tư pháp…  

Có thể nói, uy tín của cá nhân Luật sư là bộ phận cấu thành nên uy tín của tổ chức hành nghề và tổ chức xã hội - nghề nghiệp Luật sư; dồn lượt mình, uy tín của tổ chức Luật sư là biểu hiện trực tiếp giá trị dân chủ của thể chế và tổ tụng tư pháp của một quốc gia. Bàn chặt của hoạt động Luật sư dưới chế độ xã hội chủ nghĩa láy việc phụng sự công lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng làm mục đích, thực hiện trên cơ sử pháp luật quyết định tất yếu đến việc bản thân Luật sư phái láy uy tín làm gốc. Uy tin cá nhân của Luật sư phải là yêu cầu nội tại chủ yếu của sự phát triển đội ngũ Luật sư và xuyên suốt trong toàn bộ quá trình và hoạt động nghề nghiệp. 

Để làm tốt chức năng xã hội cao quý đó. bản thân mỗi Luật sư. đủ hoạt động dưới những phạm vi và hình thức hành nghề như thế nào, đều cần quan tâm đến việc xây dựng uy tín nghề nghiệp cá nhân của Luật sư. 

Xây dựng chế độ tín nhiệm đối với Luật sư là bộ phận cấu thành quan trọng của việc xây dựng chế độ tín nhiệm của xã hội đối với nghề nghiệp Luật sư, nang cao tính tự chịu trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp. Mỗi Luật sư là người bảo vệ cho uy tín cá nhân của chính mình thông qua các hình thức và phạm vi hoạt động nghề nghiệp; mất đi uy tín cá nhân là Luật sư mất đi sức cạnh tranh nghề nghiệp, bị động trong hội nhập. Suy rộng ra là mất đi sự tin cậy của xã hội đối với toàn bộ tổ chức Luật sư; cơ sử xã hội cho sự tồn tại của nghề nghiệp Luật sư không còn nữa. Uy tín cá nhân của Luật sư được coi là sinh mạng sống còn của hoạt động Luật sư, do do Luật sư cần là nền tảng cho việc thực hiện chức năng xã hội của Luật sư. Phấn đấu từng bước xây dựng hình ảnh Luật sư trong chế độ xã hội nước ta là “vệ sĩ" bảo vệ chính nghĩa, công bằng và dân chủ trong trái tim của công chúng. 

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Giáo trình Luật sư và Đạo đức Nghề Luật sư - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Nguyên tắc hành nghề Luật sư

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.09695 sec| 1200.313 kb