Nhận diện hợp đồng nhượng quyền thương mại

10/03/2023
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Đây cũng chính là cơ sở để giải quyết tranh chấp có thể sẽ phát sinh trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng.

1- Khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là một phương thức kinh doanh hieu qua cua các thương nhân trong hoat dong thuong mai. O góc độ kinh doanh, hoạt động này được coi là sự kết hợp hiệu quả nhất của hai hoạt động thương mại khác là xúc tiến thương mại và đại lý thương mại. Có thể nói, nhượng quyền thương mại giúp cho thương nhân có thể phát triển công việc kinh doanh của mình dưới một tên thương mại mà tên thương mại ấy được đầu tư, xúc tiến bởi tiễn và tài sản của một thương nhân khác. Việc mua bán “sự nổi tiếng” chính là cách hiểu thông thường của hoạt động nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, việc mua bán “sự nổi tiếng” ấy không phải là đích đến cuối cùng của quan hệ. Khi tham gia quan hệ nhượng quyền thương mại, các bên, một cách trực tiếp hay gián tiếp, đểu muốn hướng tới khoản lợi nhuận không lỗ từ việc phân phối thành công một khối lượng lớn các hàng hóa, dịch vụ đặc thù dưới một tên thương mại chung.

Xét ở góc độ pháp lý, nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại nhằm mở rộng hệ thống kinh doanh của các thương nhân thông qua việc chia sẻ quyền kinh doanh trên một thương hiệu, quy trình, bí quyết kinh doanh cho một thương nhân khác. Các bên trong quan hệ ràng buộc với nhau bởi một loạt các thỏa thuận, trong đó, quan trọng nhất là việc bên nhượng quyền đồng ý trao cho bên nhận quyển một “quyển kinh doanh” bao gồm quyền sử dụng mô hình, kỹ thuật kinh doanh sản phẩm, dịch vụ dưới tên thương mại của mình và nhận lại một khoản phí hay phần trăm doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định. Được sự cho phép của bên nhượng quyền, bên nhận quyền sử dụng một cách hợp pháp tất cả các dấu hiệu nhận biết thương nhân hay sản phẩm của thương nhân do bên nhượng quyền làm chủ sở hữu để tiến hành hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, bên nhận quyền phải đồng ý chấp nhận tuân thủ một số điều kiện mà bên nhượng quyền đưa ra.

Xuất phát từ bản chất kinh tế cũng như bản chất pháp lý của hoạt động nhượng quyền thương mại, có thể đưa ra một định nghĩa khái quát về hợp đồng loại này như sau: Hợp đồng nhượng quyền thương mại là những thỏa thuận của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại về những vấn đề chính trong nội dung của quan hệ này. Đây chính là cơ sở phát sinh quyển và nghīa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyền, cũng chính là cơ sở để giải quyết tranh chấp có thể sẽ phát sinh trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng.

Pháp luật thương mại của một số nước đã đưa ra những khái niệm cơ bản liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại, mà một trong những khái niệm được coi là có ý nghĩa tiên quyết, đó chính là khái niệm về hợp đồng nhượng quyền thương mại. Thực chất, hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng như tất cả các loại hợp đồng khác, đều có chung một bản chất mà bản chất ấy không gì khác hơn là sự đồng thuận giữa các chủ thể của hợp đồng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được rằng, dưới mỗi tên gọi khác nhau, mỗi một loại hợp đồng đểu có một đặc thù nhất định, đặc thù này giúp hình dung được việc thỏa thuận của các chủ thể trong hợp đồng sẽ bao gồm những vấn đề chủ yếu nào.

Theo nhận định sơ bộ nhất, hoạt động nhượng quyền thương mại là một biến thể đặc biệt của hoạt động li xăng nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ. Tính đặc biệt được thể hiện ở chỗ, nếu li xăng nhãn hiệu chỉ đơn thuần là việc bên li xăng cho phép bên nhận li xăng gắn nhãn hiệu hàng hóa của bên li xăng vào hàng hóa của bên nhận thì nhượng quyền thương mại còn cho phép bên nhận quyền sử dụng, khai thác nhằm mục đích kinh doanh trực tiếp, không những nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, mà cả quy trình kinh doanh hoặc bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền. Chính vì vậy mà ở một góc độ nào đó, hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng chính là một dạng hợp đồng li xăng, tuy nhiên, loại hợp đồng này vẫn mang những tính chất đặc biệt, thể hiện được một cách rõ nét nhất những đặc thù của quan hệ nhượng quyền thương mại.

Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) đưa ra một khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại, theo đó, “Hợp đồng nhượng quyền thương mại là một thỏa thuận trong đó, một bên là bên nhượng quyền cấp phép cho một bên khác là bên nhận quyền khả năng được khai thác một “quyển thương mại” nhằm mục đích xúc tiến thương mại đối với một loại sản phẩm hoặc dịch vụ dǎc thù để đổi lại một cách trực tiếp hay gián tiếp một khoản tiền nhất định. Hợp đồng này phải quy định những nghĩa vụ tối thiểu của các bên, liên quan đến:

- Việc sử dụng tên thông thường hoặc dấu hiệu của cửa hàng hoặc một cách thức chung;

- Việc trao đổi công nghệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyển;

- Việc tiếp tục thực hiện của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền trong việc trợ giúp, hỗ trợ thương mại cũng như kỹ thuật trong suốt thời gian hợp đồng nhượng quyền thương mại còn hiệu lực”.

Có thể nói, hợp đồng nhượng quyền thương mại là một loại hợp đồng chứa đựng những đặc điểm tổng hợp của rất nhiều loại hợp đồng khác nhau. Rõ ràng, hợp đồng nhượng quyền thương mại có chứa đựng những yếu tố của hợp đồng lixăng, đó là sự hướng tới việc sử dụng một số đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp. Bên cạnh đó, hợp đổng loại này còn có những điểm tương đồng với hợp đồng chuyển giao công nghệ khi mà trong nội dung của hợp đồng luôn xác định rồ việc bên nhượng quyền phải chuyển giao, cung cấp, hướng dẫn cho bên nhận quyền các công nghệ đi kèm và các tài liệu hướng dẫn vận hành công nghệ dó. Không những thế, bông dáng của các hợp đồng cung ứng, hợp đồng đại lý phân phối cũng hiện hữu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. Vôi tính chất tổng hợp ngày, hợp đồng nhượng quyền thương mại và các vấn đề cụ thể liên quan tới chúng đã đặt việc nghiên cứu trước ngưỡng cửa của sự phức tạp.

Mặc dù Hiệp hội Nhượng quyền thương mại của Đức đã đua ra một khái niệm chính thức về hoạt động nhượng quyền thương mại nhưng pháp luật thương mại của nước này lại không để cập khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại với tư cách là một loại hợp đồng đặc thù. Theo pháp luật Đức, hợp đồng nhượng quyền thương mại chỉ là một loại hợp đồng hợp tác để phân phối sản phẩm mà thôi. Tuy nhiên, do được nhìn nhận là một loại thỏa thuận theo chiều dọc giữa các tác nhân kinh tế (giữa nhà sản xuất và người bán lẻ), hợp đồng nhượng quyền thương mại lại trở thành một đối tượng xem xét của pháp luật cạnh tranh'. Đối với nước Đức, hợp đồng nhượng quyền thương mại chỉ được nhận biết thông qua sự so sánh chúng với các hợp đồng phân phối hàng hóa, dịch vụ với các đặc tính: một là, trong hợp đồng nhượng quyền, quan hệ cung ứng hàng hóa, dịch vụ từ phía bên nhượng quyền cho bên nhận quyển không nhất thiết phải tồn tại với lý do bên nhận quyển có thể tự mình sản xuất ra sản phẩm; hai là, bên nhượng quyền trao toàn bộ “quyển thương mại” dưới một thể thống nhất cho bên nhận quyền; ba là, bên nhận quyền vẫn có tên thương mại của mình trong “con mắt” pháp luật, mặc dù dịch vụ hoặc hàng hóa mà bên này cung cấp trên thị trường lại không mang tên thương mại đã đăng ký với nhà nước.

Cũng tương tự như Đức, Pháp cũng không ban hành một luật riêng cho hoạt động nhượng quyền thương mại. Ở đây, các án lệ, các quy định của Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Pháp được coi là luật lệ chính điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại.Nói đến nhượng quyền thương mại, người Pháp luôn nhắc tôi một vụ án có thể nói là rất nổi tiếng có liên quan, đó là vụ Pronuptia de Paris, trong đó nội dung tranh chấp chính liên quan đến các thỏa thuận của một hợp đồng nhượng quyền từ một hãng bán áo cưới nổi tiếng của Pháp và một cá nhân với tư cách là bên nhận quyển. Sau này, nghĩa là sau thời điểm có phán quyết của Tòa án về vụ Pronuptia de Paris vào năm 1986, hầu hết các vụ tranh chấp liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại đều được Tòa án ở Pháp và trong khối Cộng đồng chung châu  u xem xét dưới góc độ của án lệ Pronuptia de Paris. Khi giải quyết tranh chấp đối với Pronuptia de Paris, Tòa Phúc thẩm Paris đã lẩn đầu tiên công nhận hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại với tính chất không phải một dạng hợp đồng phân phối sản phẩm mà là hợp đồng theo đó, một bên có thể mở rộng mạng lưới, tìm kiếm lợi nhuận mà không cần đầu tư bằng tiền của chính mình'. Như vậy, ở Pháp, đây là lần đầu tiên hợp đồng nhượng quyền thương mại được nhìn nhận đúng với bản chất của nó. Có thể nói, hầu hết những khái niệm về hợp đồng nhượng quyền thương mại ra đời sau này ở một số nước châu  u đểu dựa trên những đặc điểm chính mà các chủ thể của án lệ Pronuptia đã thỏa thuận. Một thực tế là, không phải quốc gia nào cũng ban hành một khái niệm riêng biệt để nhận biết hợp đồng nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, bằng cách này hay cách khác, loại hợp đồng này vẫn được phân biệt với các loại hợp đồng khác như hợp đồng li xăng hay hợp đồng đại lý phân phối sản phẩm được điều chỉnh bởi pháp luật hợp đồng nói chung hoặc hợp đồng phân phối nói riêng.

Như vậy, hợp đồng nhượng quyền thương mại là một tập hợp các thỏa thuận của các bên chủ thể trong đó, các bên phái để cập ít nhất một số vấn đề chủ yếu liên quan đến: (i), sự chuyển giao các yếu tố của quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền sang bên nhộn quyên nhàm khai thác thu lợi nhuận; (ii), sự hỗ trợ của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyển trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng; (iii), nghĩa vụ tài chính cũng như các nghĩa vụ đối ứng khác của bên nhận quyền đối với bên nhượng quyền. Với khái niệm này, hợp đồng nhượng quyền thương mại đã thể hiện được đúng bản chất pháp lý của hoạt động nhượng quyền thương mại, giúp cho công chúng có thể dễ dàng phân biệt được loại hợp đồng thương mại đặc biệt này với một số loại hợp đồng khác có cùng một hoặc một số tính chất nhất định.

Ở Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại được điều chỉnh chủ yếu bởi các văn bản pháp luật, bao gồm: Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019; Nghị định số 35/2006/NÐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 và Nghị định số 08/2018/NÐ-CP ngày 15/01/2018 sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

2- Đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại

2.1- Chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Trong quan hệ nhượng quyền thương mại, tổn tại hai chủ thể quan trọng, đó là bên nhượng quyền và bên nhận quyển. Vê cd bản, hợp đồng nhượng quyền thương mại chính là những thỏa thuận của hai chủ thể này về nội dung của hoạt động nhượng quyền. Do nhượng quyền thương mại là một hot dong thuong mại đặc thù, vì vậy, nên hầu hết các nước trên thế giới dôu quy định chủ thể của quan hệ nhượng quyền phải là thương nhân, tồn tại một cách hợp pháp, có thể quyển kinh doanh và có quyền hoạt động thương mại phù hợp với đối tượng được nhượng quyền. Những đặc trưng về mặt chủ thể này của hợp đồng nhượng quyền thương mại đã làm cho hợp đồng loại này có những tính chất khác biệt so với các loại hợp đồng khác. Đặc biệt, quan hệ nhượng quyền không chỉ dừng lại giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền, đôi khi, trong quan hệ này còn có thể xuất hiện thêm bên nhận quyển thứ hai. Theo đó, bên nhận quyển thứ hai là bên nhận lại quyền kinh doanh thương mại của bên nhượng quyền từ bên nhận quyển thứ nhất. Trong trường hợp này, các bên lại phải có những thỏa thuận, ứng xử phù hợp vôi quyển và lợi ích hợp pháp của tất cả các bên, nhất là bên nhượng quyền. Như vậy, dưới góc độ pháp luật, bên nhượng quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả bên nhượng quyền thứ nhất và bên nhượng lại quyển. Bên nhận quyển là thương nhân nhận quyền thương mại để khai thác, kinh doanh, bao gồm cả bên nhận quyển thứ nhất (bên nhận quyển sơ cấp) và bên nhận quyển thứ hai (bên nhận quyền thứ cấp).

Dưới góc độ kinh tế, trong quan hệ nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền bắt buộc phải có một hệ thống và cơ sở kinh doanh có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hệ thống kinh doanh này phải có sự trải nghiệm thị trường đủ để tạo ra một giá trị “quyền tài sản” hợp lý và tạo niềm tin cho bên nhận quyển. Với lợi thế có sẵn này, trong quan hệ với bên nhận quyền, bên nhượng quyền sẽ nhận được một khoản vốn không nhỏ thu được từ khoản phí nhượng quyền mà bên nhận quyền phải trả. Chính vì vậy mà đến lượt mình, Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019 cần thiết phải thiết kế một hệ thống các điều kiện cơ bản mà một doanh nghiệp nhượng quyền phải đáp án khi muốn kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại. Trên thục tế, pháp luật của một số nước đưa ra những yêu cầu khá khắt khe đối với bên nhượng quyền, hầu hết những quy định này tập trung vào khả năng tài chính, thời gian hoạt động,số lượng các cd sở kinh doanh đã có để làm tiền để cho việc nhượng quyền thương mại. Thực chất mục đích của các yêu cầu khắt khe đối với bên nhượng quyền được đặt ra là để tránh cho bên nhận quyên,có một mức độ nhất định nào đó, khỏi nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro trong kinh doanh. Những yêu cầu về mặt pháp lý đối với bên nhượng quyền thông thường được nhấn mạnh ở các vấn để ở đây:

Một là, hình thức doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại với tư cách là bên nhượng quyền. Pháp luật của hầu hết các nước đều yêu cầu tư cách thương nhân đối với bên này. Có nghĩa là, các đối tượng thuộc diện được trở thành bên nhượng quyền trong một hợp đồng nhượng quyền không giới hạn ở hình thức tồn tại của thương nhân mà chỉ cần có dấu hiệu của một loại chủ thể đặc biệt được điều chỉnh bởi Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019 mà thôi. Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017,2019 của Việt Nam và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật này không có quy định nào đặt ra các điều kiện về mặt hình thức thương nhân đối với bên nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, ở một nước khác, ví dụ nhu Trung Quốc, nước này yêu cầu bên nhượng quyền bắt buộc phải là doanh nghiệp, mọi hình thức tồn tại khác của thương nhân đều không được coi là có quyền thực hiện việc nhượng quyền thương mại'.

Hai là, thời gian hoạt động của bên nhượng quyền trong lĩnh vực dự định sẽ nhượng quyền là một khoảng thời gian luật định.

Khoảng thời gian này dài hay ngán là phụ thuộc vào cách nhìn của pháp luật trừng nude về sự phức tạp và tính chún dụng rồi mùa hoạt động nhượng quyển thương mại. Thông thường,thời gian tối thiểu mà pháp luật thương mại các nước quy định đối với hoạt động của bên nhượng quyền trước khi thực hiện nhượng quyền là một năm (ví dụ nhu pháp luật Việt Nam). Ngoại lệ, cùng có những quốc gia quy định một không thời gian dài hơn là 3 năm hoặc 5 năm. Tuy nhiên, có thể nôi việc quy định khoảng thời gian “thử thách” đối với bên nhượng quyền là bao nhiêu hầu như có rất ít ảnh hưởng đến mức độ thành công hay rủi ro trong hoạt động bằng phương thức nhượng quyền của bên nhận quyền sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại đa được ký kết. Quy định này chỉ mang tính chất dẫn đường, củng cố thêm niềm tin và hỗ trợ cho sự lựa chọn thông minh và an toàn của bên nhận quyền mà thôi. Khoảng thời gian một năm theo quy định của pháp luật Việt Nam là tương đối ngắn. Trong khoảng thời gian này, tên thương mại và các công nghệ đặc trưng của thương nhân không phải lúc nào cũng đủ thời gian để được hình thành một cách trọn vẹn. Tuy nhiên, với tư cách là một lĩnh vực hoạt động thương mại mới, nhượng quyền thương mại phải được tạo mọi điều kiện để phát triển một cách tương đối tự do và nhanh chóng. Vì vậy, quy định một khoảng thời gian ngắn để nhận biết giá trị “quyền thương mại” của bên nhượng quyền cũng là một trong những cách thức tiếp cận có ý nghĩa của pháp luật thương mại Việt Nam.

Bên nhận quyển là một doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý, tài chính và đầu tư; đồng thời chấp nhận rủi ro đối với vốn bỏ ra để thực hiện việc tham gia vào hệ thống nhượng quyền của bên nhượng quyền. Luật pháp cũng yêu cầu bên nhận quyền phải là bên có đủ khả năng tiến hành các hoạt động kinh doanh sau khi nhận quyển kinh doanh của bên nhượng quyền. Cụ thể, bên nhận quyền thường phải đáp ứng các yêu cầu về ngành nghề kinh doanh, giấy phép kinh doanh, thậm chí là chúng chi hành nghề khi tham gia vào quan hệ nhượng quyên thuơng mại nhǎt dinh.Thông thuòng, pháp luat thuong mai của các nước đều đặt ra những yêu cầu nhất định đối với các đối tượng sě trở thành bên nhân quyên trong một quan hệ nhượng quyền thương mại, bao gồm:

Một là, bên nhận quyền phải tôn tại dưới một tên thương mại riêng, xác định một tư cách pháp lý hoàn toàn độc lập với bên nhượng quyền mặc dù, để bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ tới người tiêu dùng, bên nhận quyền phải sử dụng các dấu hiệu tập hợp khách hàng, nhận biết thương nhân, trong đó bao gồm cả tên thương mại của bên nhượng quyền. Khi xem xét về hợp đồng nhượng quyền thương mại, pháp luật thuong mai Ôxtrâylia cūng đã nhấn mạnh về đặc trưng chủ thể của bên nhận quyền, đó là bên hành động dưới tên thương mại riêng và trực tiếp chịu rủi ro với hoạt động kinh doanh do bên này tiến hành (acting in his own name and at his own risk). Như vậy, bên nhận quyển là bên được xác định dưới một tư cách chủ thể pháp lý hoàn toàn độc lập với bên nhượng quyền, chịu mọi rủi ro trong hoạt động kinh doanh của chính mình, không phụ thuộc vào bên nhượng quyền. Một khi điều kiện này được đáp ứng, sự lạm dụng hợp đồng nhượng quyền thương mại vào các mục đích khác của doanh nghiệp như thuê mướn lao động mà không phải ký hợp đồng lao động và triển bảo hiểm sẽ được ngăn chặn một cách hiệu quả nhất.

Hai là, bên nhận quyền phải tồn tại dưới một hình thức pháp lý nhất định. Để đảm bảo cho hệ thống nhượng quyền có thể phát triển và không bị phá vỡ bởi bất kỳ một bên nhận quyển nào trong một loạt các bên nhận quyền đã ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại, pháp luật một số nước quy định rằng bên nhận quyền phải có đủ năng lực chủ thể mà một trong những dấu hiệu nhận biết chủ thể nhận quyển có đủ năng lực pháp lý, đó là chủ thể này phải tồn tại dưới hình thức doanh nghiệp. Xét đến cùng, mức độ rủi ro của bên nhượng quyền khi tham gia ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại là khá cao. Bên nhượng quyền sẽ có khả năng phải đối mặt với nguy cơ mất công nghệ, bí quyết kinh doanh; mặt khác, bên nhượng quyền còn có khả năng phải hứng chịu những tổn thất do sự đổ vỡ hệ thống nhượng quyền mà nguyên nhân chỉ xuất phát từ sự thất bại của một bên nhân quyền duy nhất. Chính vì vậy, việc quy định những điều kiện nhất định đối với bên nhận quyển cũng chính là một trong những biện pháp hạn chế rủi ro cho bên nhượng quyền. Pháp luật thương mại Việt Nam không để cập điều kiện bắt buộc về mặt hình thức tồn tại cho bên nhận quyển.

Điều này có phẩm phù hợp với điều kiện của Việt Nam bởi trên thực tế, hầu hết các “quyển kinh doanh” được nhượng ở Việt Nam chủ yếu chỉ được thiết lập dưới các dạng nhà hàng, quán ăn nhanh với quy mô tương đối nhỏ hẹp, nằm trong khả năng có thể điều khiển được của hộ kinh doanh cá thể, thậm chí là cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, một quốc gia có cái nhìn tuơng đôi khắt khe với các chủ thể của quan hệ nhượng quyền thương mại, pháp luật yêu cầu bên nhận quyền cũng phải là doanh nghiệp. Trong cách tiếp cận coi doanh nghiệp là một loại thương nhân có quy mô tương đối lớn so với các thương nhân khác như cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể thì việc quy định bên nhận quyền phải là doanh nghiệp rõ ràng giúp cho các bên trong quan hệ nhượng quyền có thể thành công hơn trong hoạt động thương mại mới me và phúc tạp này.

2.2- Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Khi nói tới nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại, không thể không nói tới đối tượng của hợp đồng loại này. Đây là điểm mà các bên trong quan hệ nhượng quyền đểu hướng tới, đó chính là phương thức kinh doanh dược thiết lập bài bên nhưỡng quyển (bao gồm: tên thương mại, công nghệ, bí quyết kinh doanh, quy trình kinh doanh, nhān hiệu hàng hóa, tài liệu hướng dẫn..) mà các bên thỏa thuận nhượng lại trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. Ở các nước khác nhau, vôi cái nhìn không đồng nhất về hoạt động nhượng quyền thương mại, khái niệm “quyền thương mại" mà một thương nhân có thể đem nhượng lại cho một thương nhân khác có nội dung rộng, hẹp cũng khác nhau. Một số nước cho rằng, đối tượng của nhượng quyền thương mại chỉ là việc sử dụng tên thương mại, kiểu dáng thiết kế của hàng hóa; trong khi một số nước khác lại mở rộng đối tượng của nhượng quyền thương mại là tất cả những quyển hợp pháp liên quan mật thiết tới hoạt dong thương mại của một thương nhân. Tuy nhiên, xu hướng phát triển của thương mại quốc tế chỉ ra rằng khái niệm về đối tượng của hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ ngày càng được mở rộng ở các nước có sự phát triển mạnh mẽ về giao lưu thương mại quốc tế. Từ đó, khái niệm của đối tượng hợp đồng nhượng quyền thương mại sẽ trở nên đa dạng nhưng lại gặp nhau ở một điểm tương đổng, đó chính là sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn những yếu tố mà bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyển. Lúc này, “quyền thương mại” không chỉ là một phép cộng đơn giản của các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu công nghiệp, mà cao hơn, đó là sự kết hợp toàn diện tất cả các yếu tố ấy trong một thể thống nhất không phân tách. Có thể nói, chỉ có cách hiểu như trên về đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại mới nói lên được bản chất của quan hệ thương mại đặc biệt này. Bởi vì, xét cho đến cùng, hoạt động nhượng quyền thương mại được đặc trưng chính bởi sự chia sẻ quyền khai thác trên cùng một tên thương mại, tạo nên một hệ thống bán hàng, cung cấp dịch vụ đồng bộ giữa các thương nhân với những tư cách pháp lý độc lập và hoàn toàn khác biệt. Xuất phát từ bản chất của “quyển thương mại”, khi giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại, các bên cần thiết phải cân nhắc những yếu tố sẽ được nhạc đến và kết hợp trong “quyền thương mại”. Đối với những quốc gia mà pháp luật thương mại chưa đưa ra được một định nghĩa cụ thể về “quyền thương mại”, các bên chủ thể trong quan hệ sẽ là những người định nghĩa về “quyển thương mại” cho từng hợp đồng cụ thể. Đó chính là việc liệt kê những đối tượng được đưa vào gói quyển thương mại. Bên cạnh đó, dưới góc độ pháp lý, pháp luật sẽ hỗ trợ các bên trong việc làm cho định nghĩa của các bên sáng tỏ hơn thông qua việc quy định về tính kết hợp của các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ mà các bên đã liệt kê ra trước đó.

Có thể nhận định rằng phạm vi của nhượng quyền thương mại còn tiếp tục mở rộng tuỳ thuộc vào sự gợi mở của pháp luật và tính sáng tạo trong thỏa thuận của các nhà kinh doanh. Tuy nhiên, về bản chất, pháp luật về nhượng quyền thương mại của hầu hết các nước trên thế giới đều công nhận nhượng quyền thương mại là một phương thức kinh doanh, trong đó, bên nhượng quyền có các quyền tài sản doi voi môt hê thông tiếp thị, dịch vụ hoặc sản phẩm kinh doanh ký với bên nhận quyển một thỏa thuận với những điều kiện nhất định, trao cho bên nhận quyền quyền sử dụng tên nhãn hiệu thương mại hoặc nhãn hiệu hàng hóa và quyển sản xuất, phân phối sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền. Vì vậy, ngoài điều khoản về đối tượng của hợp đồng, nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại luôn luôn có những điều khoản đặc trưng và không thể thiếu được.

Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại thực chất là cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nhượng quyền dựa trên các thỏa thuận đã đạt được giữa các bên và theo quy định của pháp luật. Thể hiện bằng các điều khoản của hợp đồng, nội dung của một hợp đồng nhượng quyền thương mại thường tập trung vào làm rõ các vấn đề, cụ thể như:

- Thời hạn chuyển nhượng;

- Lãnh thổ chuyển nhượng;

- Phí chuyển nhượng và phương thức thanh toán;

- Các điều kiện chuyển nhượng;

- Các điều khoản liên quan đến cấm cạnh tranh trong hệ thống;

- Quyền và nghĩa vụ khác của các bên;

- Trách nhiệm đối với bên thứ ba.

Ngoài những nội dung chủ yếu kể trên, các bên chủ thể trong quan hệ nhượng quyền thương mại có thể cùng nhau thỏa thuận và đi đến thống nhất một số điều khoản tùy nghi khác mà các bên cho rằng quan trọng trong việc ràng buộc nghĩa vụ và bảo vệ quyền lợi của mỗi bên. Các điều khoản này, trong một chừng mực nhất định, nếu không vi phạm các điều cấm của pháp luật thì đều được coi là các điều khoản chính thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại.

2.3- Hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Với tính chất phức tạp của quan hệ nhượng quyền thương mại, khả năng phát sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng loại này là rất lớn, chính vì vậy mà những thỏa thuận hợp đồng nhượng quyền giữa các bên thể hiện bằng hợp đồng chính là những căn cứ rõ ràng nhất để giúp cho quá trình thực hiện cũng như giải quyết tranh chấp trở nên thuận lợi hơn. Xuất phát từ nhận định này, hợp đồng nhượng quyền luôn luôn phải được thể hiện dưới những hình thức bảo đảm rõ ràng nhất. Phần lớn pháp luật các nước đểu quy định hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại phải bằng văn bản - đây là hình thức tổn tại minh bạch và rõ ràng nhất nhằm thể hiện thỏa thuận giữa các bên.

Tuy vậy, ở Pháp, mãi cho đến năm 1989, Luật thương mại Pháp mới có những quy định đầu tiên về những vấn đề liên quan đến hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Như trên đã phân tích, pháp luật thương mại Pháp không dành cho hợp đồng nhượng quyền thương mại một vị trí đặc biệt và độc lập. Điều này có nghĩa là, hợp đồng nhượng quyền thương mại ở quốc gia này cũng chỉ được nhìn nhận như các loại hợp đồng thương mại thông thường khác. Ngày 31/12/1989, Luật Loi Doubin của Pháp ra đời, và ngay ở những điều kiện đầu tiên, đạo luật này đã quy định về các bước bắt buộc trước khi ký hợp đồng thương mại-bao gồm cả hợp đồng nhượng quyền thương mại - đối với các thương nhân. Điều đặc biệt là, trong đạo luật này, tính chất phức tạp của quan hệ nhượng quyền thương mại đã được xét đến. Pháp luật quan tâm chủ yếu đến việc bên nhận quyền phải bỏ ra một khoản chi phí tài chính khá lớn để “mua quyển”, những sự đảm bảo chất lượng của “quyển thương mại” được bên nhượng quyền đem đi bán lại không phải là cao. Chính vì vậy, đạo luật này yêu cầu bên nhượng quyền phải trình bày tất cả các yếu tố liên quan đến hợp đồng nhượng quyền như công nghệ được chuyển giao;yêu cầu đối với bên nhận; việc giám sát, hỗ trợ; kinh nghiệm của bên nhượng quyền; thời gian nhưỡng quyển và các vấn đề quan trọng khác dưới hình thức văn bản và gửi cho bên nhận quyền trước 20 ngày so với thời điểm hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực'. Quy định này để bảo đảm rằng khi quyết định ràng buộc mình vào quan hệ nhượng quyền thương mại với một bên nhượng quyền xác định, bên nhận quyển có thể có đầy đủ những thông tin để tự đánh giá về những thuận lợi cũng như rủi ro có thể xảy ra với một hợp đồng nhượng quyền. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật thương mại của Pháp bắt buộc phải được ký dưới hình thức văn bản. Tính chất độc lập của bản thông tin mà pháp luật yêu cầu bên nhượng phải gửi cho bên nhận trước khi hợp đồng có hiệu lực luôn tồn tại trong mối quan hệ với chính hợp đồng nhượng quyền thương mại. Mặc dù không phải là văn bản hợp đồng nhưng bản thông tin này có giá trị tố lân đối với bên nhận quyền khi yêu cầu hệ nhượng quyền phải chịu trách nhiệm về những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của bên nhận quyển nếu những rủi ro này xuất phát từ tính không trung thực, đầy đủ của bản thông tin đã chuyển giao.

Khác vây pháp luật về nhượng quyền thương mại ô một nước đã kể trên, Việt Nam quan tâm đến hầu hết các mặt liên quan của quan hệ nhượng quyền thương mại. Điều 285 Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019 của Việt Nam quy định: "Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương dương",Trong đó, các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm diện bảo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Có thể nới, hoạt động nhượng quyền thương mại là một hoạt động mới mẻ ở Việt Nam. Dưới góc độ pháp lý, trước năm 2006 (trước thời điểm Luật Thương mại năm 2005 có hiệu lực thi hành), hầu như chưa có một văn bản pháp luật nào để cập một cách trực tiếp tuổi nhượng quyền thương mại. Chính vì vậy, sự phức tạp của hoạt động này đã đặt pháp luật trước một nghĩa vụ là bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp của các thương nhân. Như vậy, quy định rõ ràng về hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại, bắt buộc các bên chủ thể phải thể hiện loại hợp đồng này dưới dạng văn bản cũng chính là một trong những cách thức bảo vệ các thương nhân khỏi những rủi ro có thể xảy ra khi mà những thương nhân này chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại.

Trên thực tế, tại một số quốc gia,pháp luật thương mại hoàn toàn không coi nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại phức tạp và đặc thù. Quan niệm trên đã dẫn đến một hệ quả là các quốc gia này hầu như không quy định gì về hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Như vậy, việc chấp nhận một cách rộng rãi các hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại như lời nói, văn bản, hành vi, nhân chứng cũng chưa hẳn đã là sự thể hiện của việc để cao một cách tuyệt đối quyền tự quyết định của chủ thể hợp đồng. Áo là một ví du cu thê. Đối với quốc gia ngày, hệ thống pháp luật không hê đưa ra bất kỳ một quy định nào để điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại. Vì thế, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể được các bên ký dưới mọi hình thức như hợp đồng dân sự và thương mại khác. Tuy nhiên, pháp luật Áo lại nhìn nhận thực chất hợp đồng nhượng quyền thương mại là tổng hợp của rất nhiều loại hợp đồng khác nhau cho nên, nếu với mỗi loại hợp đồng đặc thù nào mà pháp luật quy định phải ký bằng văn bản thì phẩn đó của hợp đồng nhượng quyền phải được thể hiện dưới hình thức văn bản. Mặt khác, các bên chủ thể hợp đồng có thể tự thỏa thuận để đưa vào hợp đồng của mình những nguyên tắc được chấp nhận chung, ví dụ như nguyên tắc hợp đồng nhượng quyền phải được ký dưới một hình thức do các bên lựa chọn'.

Như vậy, không có bất kỳ một nguyên tắc chung nào cho hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Đối với mỗi quốc gia khác nhau, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, các chủ thể của quan hệ nhượng quyền thương mại có thể cùng nhau thỏa thuận và quyết định hợp đồng nhượng quyền được thể hiện dưới hình thức văn bản, lời nói hoặc bằng một thỏa thuận ngầm định giữa các bên nào đó mà không nhất thiết phải thể hiện ra bên ngoài.

0 bình luận, đánh giá về Nhận diện hợp đồng nhượng quyền thương mại

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.16975 sec| 1070.828 kb