Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu - Những điều cần biết

18/04/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Chuyển nhượng nhãn hiệu hay chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phụ thuộc vào ý chí của các bên. Tuy nhiên, hoạt động chuyển nhượng nhãn hiệu vẫn chịu sự quản lý của nhà nước thông qua việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp.

1- Thế nào là chuyển nhượng nhãn hiệu

Cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu của nhãn hiệu có thể thực hiện chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu của mình sang cho cá nhân, tổ chức khác nếu không còn nhu cầu sử dụng. Khi đó, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng cần nhanh chóng đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam).

Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

2- Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là gì

Việc chuyển nhượng nhãn hiệu bắt buộc phải được thực hiện dưới hình thức văn bản. Cụ thể là hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu. Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng khi thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu. Quyền sở hữu nhãn hiệu của bên chuyển nhượng (chủ sở hữu trước đây) sẽ ngay lập tức được chuyển giao sang cho bên nhận chuyển nhượng khi hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký thành công tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Hợp đồng chuyển nhượng là cơ sở để các bên xác định đúng quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó, đảm bảo thực hiện chính xác quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nghĩa vụ của mỗi bên được thực hiện đúng đồng thời sẽ giúp các bên đảm bảo được quyền lợi của mình. Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cơ sở pháp lý hợp pháp để sử dụng trong các tranh chấp phát sinh liên quan tới chuyển nhượng nhãn hiệu.

Bên cạnh những điều khoản không trái với quy định của pháp luật mà mỗi bên thỏa thuận, hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cần ghi nhận và nêu rõ những thông tin cơ bản về bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng; căn cứ pháp lý của hợp đồng; phạm vi chuyển nhượng nhãn hiệu; chi phí mà bên nhận chuyển nhượng cần phải trả cho bên chuyển nhượng (nếu có); quyền và nghĩa vụ của mỗi bên; hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng; thẩm quyền ký kết. Nhãn hiệu chỉ được coi là chuyển nhượng thành công khi bên chuyển nhượng hoặc bên nhận chuyển nhượng hoàn thành thủ tục đăng ký hợp đồng này với Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.

3- Điều kiện để chuyển nhượng nhãn hiệu

Chuyển nhượng nhãn hiệu phải đáp ứng được các điều kiện chuyển nhượng như sau:

Một là, việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

Hai là, hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ;

Ba là, trường hợp bên chuyển nhượng nhãn hiệu có tên thương mại trùng với nhãn hiệu chuyển nhượng thì phải thực hiện thay đổi tên thương mại trước khi thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu để tránh xung đột quyền với bên nhận chuyển nhượng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest.

4- Điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng nhãn hiệu

Không phải mọi nhãn hiệu đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều được chuyển nhượng và không phải mọi chủ thể đều được chuyển/nhận chuyển nhượng nhãn hiệu. Pháp luật Sở hữu trí tuệ có quy định một số điều kiện hạn chế đối với chuyển nhượng nhãn hiệu phải tuân theo:

Một là, chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ;

Hai là, việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

Ba là, quyền đối với nhãn hiệu chi được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu.

5- Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải có các nội dung chủ yếu sau:

(a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

(b) Căn cứ chuyển nhượng;

(c) Giá chuyển nhượng;

(d) Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.

(đ) Các bên có thể thỏa thuận các điều khoản khác không trái với quy định của pháp luật.

6- Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu

Bước 1: Ký kết thỏa thuận chuyển nhượng nhãn hiệu. 

Các bên thỏa thuận và xác lập hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.

Bước 2: Thực hiện đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm những thành phần sau đây:

- Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hoặc Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; 

- 02 Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu hoặc 02 Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (bản gốc hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định); Nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; nếu hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;

- Bản gốc văn bằng bảo hộ (đối với hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu);

- Văn bản đồng ý cho các đồng chủ sở hữu chuyển nhượng nhãn hiệu hoặc Văn bản đồng ý cho các đồng chủ sở hữu chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;

- 02 mẫu quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của Bên nhận chuyển nhượng (Đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận);

- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của bên nhận chuyển nhượng đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể (Đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận);

- Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện;

- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Bước 3: Nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

(i) Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện. Thời hạn xử lý hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu là 02 tháng (không bao gồm thời gian dành cho người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót).

(ii) Trong trường hợp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng không có các thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện các công việc sau đây:

- Ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng nhãn hiệu (đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu) và quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu);

- Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền nhãn hiệu: Ghi nhận vào văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới;

- Đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho người nộp hồ sơ; đóng dấu đăng ký vào 02 bản hợp đồng và trao người nộp hồ sơ 01 bản, lưu 01 bản;

- Ghi nhận việc chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;

- Công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền nhãn hiệu và quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.”.

(iii) Trong trường hợp hồ sơ đăng ký chuyển giao có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau đây:

- Ra thông báo dự định từ chối đăng ký chuyển giao, trong đó nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng;

- Ra quyết định từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc có sửa chữa thiếu sót nhưng không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền nhãn hiệu trong thời hạn đã được ấn định.

Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả của Công ty Luật TNHH Everest.

7- Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

8- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu - Những điều cần biết

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.97626 sec| 979.469 kb