Những loại hợp đồng dịch vụ pháp lý dành cho doanh nghiệp
I- HỢP ĐỒNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP
Hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp là một loại hợp đồng dịch vụ pháp lý, vì vậy bên cạnh những đặc điểm chung của hợp đồng dịch vụ, hợp đồng tư vấn pháp luật còn mang những đặc điểm riêng.
1- Về chủ thể
Chủ thể hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp bao gồm hai bên:
- Bên tư vấn pháp luật (luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư trong nước hoặc nước ngoài);
- Khách hàng là các doanh nghiệp.
2- Về hình thức
Để phù hợp với các hình thức tư vấn pháp luật khác nhau, các bên có thể linh hoạt thực hiện việc tư văn theo các hình thức khác nhau như hình thức lời nói, hình thức vǎn bån.
3- Về đối tượng
Đối tượng của hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp là công việc tư vấn theo sự thỏa thuận giữa các bên có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm,không trái đạo đức xã hội, không vi phạm đạo đức hành nghề của luật sư. Công việc tư vấn pháp luật ở đây có thể được thực hiện theo các hình thức: hợp đồng tư vấn thường xuyên (loại hợp đồng đặt hàng).
4- Về nội dung
Nội dung của hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp bao gồm các điều khoản nhằm xác lập quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quan hệ hợp đồng. Hợp đồng tư vấn pháp luật là loại hợp đồng song vụ. Bên cung cấp dịch vụ thực hiện tư vấn trên tất các các lĩnh vực pháp luật theo yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ, bên khách hàng có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả công việc và trả tiền thù lao cho bên tư vấn pháp luật.
Nội dung cơ bản của hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp thể hiện qua các quyển và nghĩa vụ của các bên. Cụ thể như sau:
a) Bên thuê tư vấn (khách hàng):
Doanh nghiệp thuê dịch vụ tư vấn có quyền:
- Yêu cầu bên tư vấn cung cấp các sản phẩm tư vấn pháp luật theo đúng thỏa thuận, bảo đảm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm và các thỏa thuận khác.
- Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường, nếu bên tư vấn không đáp ứng nội dung tư vấn theo yêu cầu; hoặc bên tư vấn cung cấp các thông tin sai lệch có nguy cơ làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của bên thuê tư vấn, vi phạm pháp luật hoặc thuần phong mỹ tục,...
Doanh nghiệp thuê dịch vụ tư vấn có nghĩa vụ:
- Trả tiền thù lao cho bên tư vấn theo thỏa thuận khi công việc đā hoàn thành. Mức thù lao do các bên thỏa thuận được xác định trên một số yếu tố như lǐnh vực tư vấn, mức độ tư vấn, thời gian tư vấn.
- Đối với loại hợp đồng tư vấn pháp luật yêu cầu cần phải có các thông tin từ bên thuê dịch vụ tư vấn thì bên thuê tư vấn phải cung cấp đầy đủ, chính xác các tài liệu có liên quan cho bên cung cấp dịch vụ.
b) Bên tư vấn (cung ứng dịch vụ):
Bên cung ứng dịch vụ pháp lý có quyền:
- Yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin,tài liệu liên quan hoặc tài sản, phương tiện (nếu có).
- Được hưởng tiền thù lao. Việc xác định mức thù lao trên cơ sở thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc áp dụng trường hợp tương tự. Cũng cẩn lưu ý rằng, tiền thù lao có thể đã bao gồm hoặc chưa bao gồm các chi phí hợp lý. Sau khi hoàn thành việc tư vấn theo đúng các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng mà khách hàng không nhận kết quả, nếu có rủi ro thì bên tư vấn không chịu trách nhiệm về những thiệt hại cho khách hàng. Việc thay đổi điều kiện cung cấp hoặc hình thức tư vấn có thể do hai bên bàn bạc, thỏa thuận nếu việc thay đổi đó không làm phương hại đến lợi ích của hai bên.
- Đơn phương chấm dứt thực hiện việc cung cấp dịch vụ nếu việc cung cấp dó có thể gây phương hại tới lợi ích của Nhà nước hoặc bên thứ ba mặc dù việc tư vấn đó theo yêu cầu của bên cung ứng dịch vụ.
Bên cung ứng dịch vụ pháp lý có nghĩa vụ:
- Phải cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tư vấn “sạch”, đúng pháp luật.
- Hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung đã cung cấp cho khách hàng.
- Trong điều kiện bình thường, bên tư vấn không có quyển thay đổi các điều kiện dịch vụ. Trường hợp không thay đổi có thể sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của khách hàng thì bên tư vấn có thể được thay đổi điều kiện của dịch vụ nhưng phải thông báo cho khách hàng được biết.
- Không được sử dụng thông tin về vụ việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyển, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
II- HỢP ĐỒNG ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP
Hợp đồng đại diện cho doanh nghiệp bao gồm hợp đồng đại diện trong tố tụng, nghĩa là việc thực hiện đại diện gắn liền với hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hợp đồng đại diện ngoài tố tụng.
1- Hợp đồng đại diện ngoài tố tụng cho doanh nghiệp
Thông thường, doanh nghiệp có thể trực tiếp tham gia trong các giao dịch như đàm phán ký kết, thực hiện hợp đồng, các hoạt động liên quan đến dự án đầu tự trực tiếp hay gián tiếp...Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể ủy quyền cho luật sư hoặc các tổ chức hành nghề luật sư làm đại diện tham gia vào các hoạt động đó. Sự gắn kết mối quan hệ giữa luật sư và doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường thường được xác lập trên một số cơ sở như luật sư và các tổ chức hành nghề luật hoạt động mang tính chuyên nghiệp, nắm rõ kiến thức pháp luật và các kỹ năng khi hành nghề; chi phí ủy thác sẽ nằm trong tổng chi phí chung phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp; trong nền kinh thế hội nhập thì nhu cầu sử dụng loại hình dịch vụ này của các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng gia tăng.
Hợp đồng đại diện ngoài tố tụng cho doanh nghiệp có các đặc điểm cơ bản sau:
1.1- Về chủ thể
Khác với hợp đồng đại diện trong dân sự, chủ thể của hợp đồng đại diện cho doanh nghiệp gồm hai bên:
- Bên đại diện (luật sư hoặc các tổ chức hành nghề luật sư)
- Bên giao đại diện (doanh nghiệp).
Tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể của hợp đồng đại diện phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ về năng lực hành vi dân sự, thương mại như chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh. Một bên chủ thể của hợp đồng bắt buộc phải là doanh nghiệp, như doanh nghiệp tư nhân, công ty… bên còn lại là các tổ chức hành nghề luật sư như văn phòng luật sư (do một luật sư thành lập và là chủ sở hữu), công ty luật (do ít nhất hai thành viên là đồng chủ sở hữu).
1.2- Về đối tượng
Đây là loại hợp đồng có tính chất “mở”, do đó, đối tượng của hợp đồng (là những công việc) phụ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp. Nhu cầu đó có thể là công việc cụ thể liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, ví dụ, một luật sư làm đại diện cho doanh nghiệp tham gia phiên đấu giá hàng hóa hoặc có thể được ký kết mang tính thường xuyên theo thời hạn nhất định như đại diện cho công ty ký hợp đồng dự án. Tuy nhiên, bên cung cấp dịch vụ pháp lý cũng có quyền từ chối khi xét thấy việc làm đại diện cho doanh nghiệp xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức hay cá nhân khác.
1.3- Về hình thức
Thông thường các bên có thể thống nhất lựa chọn hình thức của hợp đồng cho phù hợp. Tuy nhiên, về cơ bản, hình thức của hợp đồng thường được thiết lập dưới hình thức văn bản. Việc thống nhất như vậy nhằm hạn chế tối đa vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn quyền, nghĩa vụ của các bên.
1.4- Về mục đích:
Đây là loại hợp đồng song vụ, xác định quyền, nghĩa vụ của các bên. Đối với doanh nghiệp ,việc ký kết hợp đồng này chủ yếu nhằm hướng tới thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại, ngược lại đối với các tổ chức hành nghề luật sư thì chủ yếu là khoản tiền thù lao. Tuy nhiên, bên cạnh tiên thù lao thi vấn để tiền chi phí cũng đặt ra, nhất là trong trường hợp việc thực hiện hợp đồng không thành công.
Cũng cẩn lưu ý rằng, dù là loại hợp đồng đại diện ngoài tố tụng cho doanh nghiệp nhưng có thể trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng này phát sinh mâu thuẫn về quyển, nghǐa vụ của các bên thì đây lại là một cơ sở liên quan đến quan hệ mới - quan hệ tố tụng, giữa các bên và với cơ quan tiến hành tố tụng.Mặt khác, để hạn chế rủi ro, các bên trong hợp đồng thường thỏa thuận về các giới hạn cho phép như giới hạn về thông tin, giới hạn về thẩm quyền hoặc giới hạn trong quan hệ với bên thứ ba.
2- Hợp đồng đại diện trong tố tụng cho doanh nghiệp
Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp có thể trực tiếp tham gia vào quan hệ xã hội hoặc có thể ủy quyền cho một tổ chức, cá nhân thay mặt mình giao kết, thực hiện hợp đồng. Trong hợp đồng đại diện cho doanh nghiệp trên cơ sở ủy quyền, bên đại diện tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn (doanh nghiệp), người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án hoặc/và các yêu cầu về tranh chấp kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và các vụ việc khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài các đặc điểm tương đồng đối với hợp đồng đại diện cho doanh nghiệp ngoài tố tụng, hợp đồng đại diện trong tố tụng cho doanh nghiệp có các đặc điểm riêng biệt như sau:
2.1- Về đối tượng
Đối tượng của hợp đồng là những công việc mà bên đại diện phải thực hiện theo sự thỏa thuận đối với bên giao đại diện. Công việc trong hợp đồng đại diện trong tố tụng có thể bao gồm toàn bộ hay được xác định theo từng giai đoạn thực hiện.
2.2- Về mục đích
Hợp đồng đại diện trong tố tụng là loại hợp đồng có tính chất đền bù hoặc không có đền bù tùy thuộc vào tính chất công việc thực hiện giữa hai bên và sự ràng buộc lợi ích.
Ngược lại, nếu hợp đồng không quy định thù lao, theo đó luật sư thực hiện công việc mang tính chất tương trợ, giúp đã thì hợp đồng này không có tính đền bù.
2.3- Về nội dung
Trong hợp đồng đại diện trong tố tụng, bên đại diện đại diện cho khách hàng thực hiện các hành vi pháp lý trong phạm vi đại diện. Do đó, loại hợp đồng này thường xuyên xuất hiện hai mối quan hệ: mối quan hệ giữa luật sư với khách hàng và mối quan hệ giữa luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng (Tòa án, Viện kiểm sát, co quan điều tra,..). Vì vậy, nội dung hợp đồng cẩn quy định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quan hệ hợp đồng (thông qua các điều khoản tại hợp đồng chính hoặc phụ lục hợp đồng).
Nội dung cơ bản của hợp đồng đại diện trong tố tụng thể hiện thông qua các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên. Hợp đồng đại diện trong tố tụng là hợp đồng song vụ. Bên giao đại diện (khách hàng) có quyền:
- Yêu cầu bên đại diện thực hiện đúng phạm vi, nội dung được đại diện.
- Cung cấp các thông tin, tài liệu và/có thể gồm cả tài sản, phương tiện liên quan đến vụ việc cho bên dại diện. Việc cung cấp các tài liệu đó phải xác định tính chính xác, tính trung thực nếu không có thể là nguy cơ dẫn đến sự sai lệch trong định hướng giải quyết vụ việc. Hình thức cung cấp tài liệu có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào điều kiện và sự thống nhất của hai bên.
- Chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của bên đại diện, có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả công việc và thanh toán tiền thù lao cho bên đại diện.
Trong thực tế, ngoài các điều khoản thông thường, hợp đồng sẽ có một số điều khoản khác nhằm bảo đảm hạn chế tối đa việc rò rỉ, phân tán và làm sai lệch thông tin ảnh hưởng tới quá trình giải quyết vụ việc, góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp cho các bên, nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong quan hệ hợp đồng..
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm