Những vấn đề chung về kỹ năng giải quyết công việc 

22/07/2021
Bất cứ ngành nghề nào cũng đòi hỏi người lao động phải tự quản lý công việc của mình, đây là một hoạt động nhằm sắp xếp, thực hiện cụ thể những công việc xảy ra trong hiện tại và tương lai để giúp cho cá nhân không những làm chủ được thời gian mà còn làm chủ được bản thân trong việc giải quyết các công việc thường ngày.

 

giải quyết công việc

1- Những vấn đề chung về kỹ năng giải quyết công việc

Những năm gần đây chúng ta thường nghe trên các phương tiện thông tin đại chúng rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi cuộc sống của loài người, cách chúng ta làm việc và tương tác với nhau, làm đảo lộn các ngành công nghiệp, chuyển đổi các ngành kinh tế. Tuy nhiên có một thực tế rằng, dù cho loài người trải qua những cuộc cách mạng nào đi chăng nữa, thì xã hội càng phát triển – các yếu cầu và tiêu chuẩn đặt ra trong việc nâng cao năng suất lao động đối với mọi cá nhân hay tổ chức trong xã hội ngày càng tăng lên. Và dù có muốn hay không, chúng ta ngày càng phải giải quyết nhiều công việc hơn trong cùng một khoảng thời gian so với trước đây.
Năng suất lao động ngày càng tăng, nền kinh tế không ngừng phát triển, đi kèm với áp lực lớn, làm việc quá tải và căng thẳng, những căn bệnh như trầm cảm đang ngày càng trở nên phổ biến. Với nhiều người, việc phải thức đến 2, 3 giờ sáng chỉ để viết báo cáo không còn xa lạ, thậm chí đi làm cuối tuần, không còn thời gian cho gia đình, bè bạn. Sự phức tạp của hệ thống pháp luật đã tạo ra nhiều lựa chọn nghề nghiệp pháp lý từ Luật sư, Thẩm phán, Hòa giải viên đến các công chức nhà nước, nhà tư vấn, đây là những nghề nghiệp có vai trò bảo vệ công lý, duy trì trật tự và sự công bằng cho xã hội. Nhưng đối với những người chọn nghề luật, nghĩa là chọn con đường đối mặt với việc giải quyết các công việc đòi hỏi tính chính xác, cấp bách với cường độ lao động cao, trung bình có thể lên tới 12 – 13 tiếng/ngày. Đồng thời, người làm nghề luật cũng giống như mọi ngành nghề khác trong xã hội hiện đại, luôn phải cạnh tranh để tồn tại, đặc biệt đối với những người có vai trò cung cấp dịch vụ pháp lý như Luật sư. Trong bối cảnh hiện nay, sự cạnh tranh không chỉ với những người giỏi hơn, nhanh hơn mà còn phải cạnh tranh với cả máy móc, người máy. Mục tiêu nghề nghiệp lớn nhất của người thực hành nghề luật có thể liệt kê ở đây bao gồm: hoàn thành tốt công việc được giao, nâng cao năng suất làm việc, phát triển sự nghiệp, bảo vệ công lý, bảo vệ khách hàng, đồng thời với việc cân bằng cuộc sống cá nhân, duy trì nhiệt huyết trong công việc. Đây vốn không phải là những mục tiêu dễ thực hiện, tuy nhiên hoàn toàn có thể đạt được nếu người thực hành nghề luật có chiến lược và ý thức rõ ràng về công việc mình đang theo đuổi. Vì vậy, những người thực hành nghề luật ngoài việc có tri thức, kỹ năng hợp tác, ý thức trách nhiệm và đạo đức, nhất thiết phải có kỹ năng quản lý công việc:
Theo Từ diễn tiếng Việt, quản lý có nghĩa là “tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định", “trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định”. Bất cứ ngành nghề nào cũng đòi hỏi người lao động phải tự quản lý công việc của mình, đây là một hoạt động nhằm sắp xếp, thực hiện cụ thể những công việc xảy ra trong hiện tại và tương lai để giúp cho cá nhân không những làm chủ được thời gian mà còn làm chủ được bản thân trong việc giải quyết các công việc thường ngày. Mục tiêu của quản lý công việc là giảm thời gian, chi phí; tăng hiệu suất, chất lượng công việc và hoàn thành/rút ngắn tiến độ công việc. Các công việc trong nghề luật bao gồm: nghiên cứu các quy định pháp luật; soạn thảo các văn bản pháp lý và hợp đồng; quản lý hồ sơ công việc; gặp gỡ khách hàng công dân/dương sự các bên có liên quan; tham dự phiên toà tham dự các cuộc họp với các cơ quan/tổ chức khác... Quản lý công việc trong nghề luật ngoài những điểm tương tự với quản lý công việc của ngành nghề khác, còn đòi hỏi người thực hành nghề có khả năng xây dựng kế hoạch và hành động kịp thời để đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về thời gian và quy trình tố tụng/giải quyết vụ việc do pháp luật quy định, những công việc này nếu không có kiến thức được đào tạo chuyên sâu và các kỹ năng đặc biệt thì không thể thực hiện được. Việc lên kế hoạch giải quyết công việc, sắp xếp xử lý tài liệu, tổ chức quản lý công việc nội bộ của tổ chức thực hành nghề luật, sử dụng thời gian hiệu quả để giải quyết công việc cho khách hàng công dân đòi hỏi người làm nghề luật cần thực sự tập trung và có khả năng phân loại mức độ ưu tiên giải quyết các công việc, đánh giá khả năng hoàn thành các công việc đúng hạn. Đây là thách thức không hể dễ dàng đổi với người hành nghề luật, đặc biệt là khi môi trường làm việc của người hành nghề luật luôn đối mặt với sự căng thẳng, áp lực. Chính vì vậy, kỹ năng quản lý công việc có thể quyết định đến việc thành bại của người hành nghề luật.

2- Việc quản lý công việc đối với các cơ quan, tổ chức hành nghề luật

Đối với các cơ quan, tổ chức hành nghề luật, quản lý công việc bao gồm nhiều tác vụ hơn, được thực hiện tử khẩu tiếp nhận yêu cầu của công dân, khách hàng; quản lý hồ sơ; lên kế hoạch; kiểm soát tiến độ hoàn thành các công việc; thực hiện các hoạt động khác để duy trì hoạt động của tổ chức. Các hoạt động này đòi hỏi sự am hiểu về mục tiểu hành nghề, phương pháp tối ưu và những tác vụ cần thiết để đạt được các mục tiêu đó. Công việc của cơ quan, tổ chức hành nghề luật vừa mang tính chuyên môn cao, vừa mang tính cấp bách, đòi hỏi các cơ quan, tổ chức hành nghề luật phải có chiến lược rõ ràng với việc quản lý và hệ thống hóa các công việc. Khi bước vào thời đại công nghệ mới, lợi ích của việc số hóa, làm việc không cần giấy từ, sử dụng các công cụ công nghệ mang tính tự động hóa là kỹ năng mới mang tỉnh quan trọng trong việc quản lý công việc ở cơ quan, tổ chức hành nghề luật, với mục đích là hoàn thiện việc quản lý quy trình công việc với nỗ lực tối thiều và hiệu quả tối đa.
Việc hoàn thiện các kỹ năng quản lý công việc sẽ giúp người hành nghề luật nói riêng và các cơ quan, tổ chức hành nghề luật nói chung tiết kiệm được thời gian, chi phi thông qua việc sắp xếp hợp lý các quy trình; cải thiện sự hợp tác và mối quan hệ với công dân, khách hàng; phân bổ nguồn lực hợp lý và giữ cho cơ quan, tổ chức hành nghề luật được bảo mật và vận hành công việc một cách hiệu quả.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

  1. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  2. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527.527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

 

 

0 bình luận, đánh giá về Những vấn đề chung về kỹ năng giải quyết công việc 

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.18967 sec| 955.094 kb