Những vấn đề cơ bản về pháp luật thuế: Phân loại thuế

28/02/2023
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Nghiên cứu về thuế không chỉ có ý nghĩa về lỉ thuyết mà còn có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn. Hệ thống thuế một quốc gia thường do nhiều loại thuế hợp thành. Mỗi loại thuế có đặc điểm và chức năng riêng nhưng nếu phân tích cân nhắc theo những tiêu chí nhất định thì một số loại thuế lại có chức năng, đặc điểm tương tự, có thể gộp thành một “loại”. Việc tìm ra những loại thuế với những đặc tính chung sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà lập pháp, hành pháp; với chính những đối tượng có liên quan đến hoạt động về thuế. Điều này lí giải sự cần thiết phải tiến hành phân loại thuế theo các tiêu chí khác nhau.

Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Với cách nhìn nhận khách quan về thuế, có thể thấy bản chất của thuế là loại quan hệ phân phối gắn với nhà nước, loại quan hệ giữa nhà nước với người nộp thuế. Bản chất nàyn không thay đổi trong những xã hội có chế độ kinh tế, chính trị khác nhau. Bất kể xã hội nào cũng thể hiện quan hệ thu và nộp như nhau.

Nếu căn cứ vào mối quan hệ giữa cơ quan thuế với người chịu thuế, thuế có 2 loại cơ bản là thuế trực thu và thuế gián thu.

- Thuế trực thu bao gồm các loại thuế như thuế thu nhập, thuế đánh vào của cải, thuế đánh vào đối tượng thường trú. Chúng được gọi là thuế trực thu vì người có nghĩa vụ nộp thuế thường là người gánh chịu thuế. Nói cách khác, người nộp thuế không thể chuyển nghĩa vụ thuế sang cho các đối tượng khác.

- Thuế gián thu bao gồm các loại thuế như thuế xuất nhập khẩu, thuế gắn với sản xuất và bán hàng hoá. Gọi chúng là thuế gián thu vì người gánh chịu thuế là khách diàng nhưng người nộp thuế lại là người bán hàng, nhà nhập khẩu.(2) Nói khác 4i, đã có sự chuyển nghĩa vụ thuế từ khách hàng sang người kinh doanh.

Thuế gián thu có ưu điểm thường hạn chế sự phản ứng thuế - từ người gánh chịu thuế nhưng lại không tạo ra sự bình đẳng về đỉều tiết thu nhập của những đối tượng có thu nhập chênh lệch.

Xác định thuế trực thu và thuế gián thu có ý nghĩa phấp lí quan trọng. Đẻ đảm bảo tính công bằng trong điều tiết thu nhập, cần gia tăng (ban hành luật điều chỉnh) các loại thuế trực thu. Tuy vậy, việc tăng các loại thuế trực thu lại đứng trước nguy cơ không thu hút, khuyến khích việc công khai thu nhập và gây ra sự phản ứng từ người nộp thuế. Để đảm bảo nguồn thu cho nhà nước, cần gia tăng (ban hành luật điều chỉnh) cácloại thuế gián thu nhưng sẽ làm tăng khoảng cách thu nhập và trong chừng mực nào đó, sẽ hạn chế tiêu dùng xã hội. Cho dù vậy, thực tế ở các quốc gia (trong đó có Việt Nam), các loại thuế trực thu thường không phổ biến bằng thuế gián thu do sự dễ dàng chấp nhận hơn từ phía khách hàng đối với các loại thuế gián thu.

Nếu căn cứ vào đối tượng tính thuế, có thuế đánh vào tài sản, thuế đánh vào thu nhập và thuế tiêu dùng.

- Thuế tài sản là thuế đánh vào bản thân tài sản chứ không phải đánh vào phần thu nhập phát sinh từ tài sản đó. Các loại thuế như thuế nhà đất, thuế vốn, thuế chuyển nhượng tài sản, chuyển nhượng vốn là loại thuế tài sản. Các quốc gia có thể dựa vào đối tượng tài sản để tách hoặc gộp thuế phù hợp với điều kiện cụ thể.

- Thuế đánh vào thu nhập chỉ thực hiện đối với những đối tượng có giá trị thặng dư phát sinh từ tài sản của họ. Các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân có đối tượng tính thuế là những phần thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản của mình hay do kết quả của lao động...

- Thuế tiêu dùng, phần lớn là các loại thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Đặc điểm của các loại thuế trong nhóm thuế này đối tượng tính thuế chính là phần thu nhập của người chịu thuế được mang tiêu dùng vào thời điểm chịu thuế.

Việc phân chia thuế dựa trên đối tượng tính thuế có ý nghĩa pháp lí khi xác định mục tiêu điều chỉnh và mức độ điều chỉnh về thuế đối với từng nhóm thuế và gắn với các chính sách kinh tế-xã hội khác nhằm tối ưu hoá hiệu quả. Ví dụ, việc gia tăng thuế tiêu dùng sẽ chỉ phát huy hiệu quả khi quốc gia ban hành luật thuế áp dụng đồng thời với các biện pháp kích cầu tiêu dùng trong dân cư

Nếu căn cứ vào đối tượng nộp thuế, thuế bao gồm thuế đánh vào các chủ thể có yếu tố nước ngoài, thuế đối với các tổ chức và cá nhân trong nước. Cách phân chia này có ý nghĩa pháp lí quan trọng khi nhà nước cần thể hiện chính sách đối với các nhà đầu tư trong từng thời kì. Chẳng hạn, đối với trường hợp cần thiết phải hạn chế sự tham gia của các chủ thể có vốn đầu tư nước ngoài tại một quốc gia, chính sách thuế khoá ngặt nghèo có thể xác định là một trong những rào cản quan trọng đối với đầu tư nước ngoài. Ngược lại, chính sách mở cửa cũng đồng nghĩa với sự nới rộng đến tối đa ưu đãi về thuế đối với các đối tượng này. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng cách phân biệt thuế theo đối tượng nộp nếu không được giải quyết hợp lí, những tác động ngược chiều cùa chúng hoàn toàn không nhỏ đối với nền kinh tế, đối với tình hình xã hội.

Ngoài các tiêu chí và nội dung phân loại trên đây, còn có rất nhiều tiêu chí phân loại và nội dung phân loại thuế, tuỳ theo mục đích của người nghiên cứu đánh giá.

Luật sư: Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng phòng Doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Luật Thuế Việt Nam  - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

0 bình luận, đánh giá về Những vấn đề cơ bản về pháp luật thuế: Phân loại thuế

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.49420 sec| 950.219 kb