Phân tích về vai trò của ý thức pháp luật

22/02/2023
Đỗ Đăng An
Đỗ Đăng An
Ý thức pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc xây dựng hệ thống pháp luật nói chung, trong việc thực hiện hệ thống pháp luật và xây dựng các mặt khác của đời sống xã hội.

1- Vai trò của ý thức pháp luật đối với hoạt động xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật

Quản lí xã hội bằng pháp luật đòi hỏi phải quan tâm công tác xây dựng pháp luật. Hoạt động xây dựng pháp luật là một trong những hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm “đưa” ý chí của lực lượng cầm quyền lên thành pháp luật. Do đó, xây dựng pháp luật là quá trình dựa trên sự nhận thức đầy đủ về nhu cầu của đời sống thực tiễn, đặc điểm của quan hệ xã hội và mục đích điều chỉnh đối với quan hệ xã hội đó. Ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng trực tiếp để hình thành, phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Neu không có ý thức pháp luật phù họp với bản chất và điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn phát triển thì không thể đem lại sự hoàn thiện đối với hệ thống pháp luật trên thực tế. Vai trò của ý thức pháp luật đối với xây dựng pháp luật thể hiện ở các góc độ:

(i) Góp phần nhận thức thấu đáo, đầy đủ đối với chính sách pháp luật và các yêu cầu của việc điều chỉnh pháp luật.

(ii) Nâng cao khả năng thực hiện việc quy phạm hoá các nội dung điều chỉnh pháp luật và xác định các chuẩn mực pháp lí phù họp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế.

(ii) Bảo đảm cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đúng quy trình kĩ thuật pháp lí, hạn chế được tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau trên thực tế.

(iii) Bảo đảm hiệu quả, chất lượng hoạt động hệ thống hoá pháp luật đặc biệt hoạt động pháp điển quy phạm pháp luật trên thực tế.

2- Vai trò của ý thức pháp luật đối với việc thực hiện pháp luật, xây dựng lối sống theo pháp luật

Việc thực hiện pháp luật một cách chủ động, đúng đắn trước hết phụ thuộc vào sự hiểu biết pháp luật và thái độ pháp lí của chủ thể. Khi chủ thể hiểu được nội dung của các quy phạm pháp luật tức là thấy được những điều mà pháp luật cho phép, bắt buộc hoặc ngăn cấm gắn liền với những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Tham gia các quan hệ pháp luật cụ thể, chủ thể nhận thức được quyền, nghĩa vụ pháp lí và trách nhiệm của mình để từ đó lựa chọn cách ứng xử cho phù họp. Như vậy, muốn thực hiện pháp luật tốt cần phải hiểu biết pháp luật. Việc thực hiện pháp luật khi kém hiểu biết pháp luật sẽ trở nên thụ động, rất khó khăn và trên thực tế, khả năng đảm bảo tính họp pháp của hành vi thấp, hiệu quả không cao. Mặt khác, tình cảm, thái độ pháp lí của chủ thể cũng rất quan trọng. Nó là yếu tố tạo ra sự gắn bó đối với pháp luật, làm tăng thêm khả năng thực thi quyền, nghĩa vụ của chủ thể. Như vậy, quá trình thực hiện pháp luật đòi hỏi các chủ thế phải tự mình tạo lập được tiền đề, nền tảng ý thức pháp luật đúng đắn, tích cực để chủ động xác lập những hành vi trong giới hạn được pháp luật quy định.

Lối sống theo pháp luật chỉ có thể được hình thành trên một nền tảng ý thức, nhận thức cao về các yêu cầu của pháp luật và một thái độ tôn trọng thực thi pháp luật của mọi chủ thế trong xã hội. Hình thành một lối sống theo pháp luật trước hết và quan trọng nhất là ý thức pháp luật của mỗi người. Vai trò của ý pháp luật trong việc xây dựng lối sống theo pháp luật thể hiện thông qua việc:

(i) Tiếp nhận chọn lọc lối sống công nghiệp, hiện đại phù họp với bản sắc dân tộc; hiểu biết, tôn trọng và sử dụng pháp luật làm thước đo khi tham gia quan hệ và các hoạt động pháp lí.

(ii) Loại trừ lối sống theo đạo đức, phong tục tập quán... Hạn chế, xoá bỏ các quan niệm, phong tục, tập quán lạc hậu cản trở, làm giảm thiểu hiệu quả thực thi pháp luật, phủ nhận các giá trị pháp lí tích cực.

(iii) Không khoan nhượng đối với hiện tượng vi phạm pháp luật; tích cực đấu tranh chống vi phạm pháp luật dựa trên nguyên tắc pháp chế thống nhất và sự công bằng, bình đẳng về trách nhiệm đối với xã hội...

Xem thêm: Phân loại và những tác động của pháp luật đối với ý thức pháp luật

3- Vai trò của ý thức pháp luật đối với hoạt động áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật mang tính cá biệt của các cơ quan nhà nước, các cá nhân có thẩm quyền. Muốn áp dụng đúng đắn các quy phạm pháp luật đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật cần phải hiểu nội dung của quy phạm, xác định rõ các đặc trưng pháp lí của sự vụ có liên quan để ban hành văn bản áp dụng pháp luật chính xác, họp pháp. Mọi sai sót trong quá trình cụ thể hoá quyền, nghĩa vụ hoặc cá biệt hoá chế tài pháp luật đều có nguy cơ phá vỡ tính đúng đắn của quá trình áp dụng pháp luật. Vì vậy, chỉ có thể đem lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động áp dụng pháp luật khi ý thức pháp luật của các cá nhân có thẩm quyền được đảm bảo.

4- Vai trò của ý thức pháp luật đối với dân chủ và quyền con người

Dân chủ, quyền con người và ý thức pháp luật là những hiện tượng có quan hệ chặt chẽ với nhau trong đời sống pháp lí và là những yếu tố hội tụ thống nhất trong đời sống cá nhân mỗi người.

Ý thức pháp luật là tiền đề cho việc ghi nhận, thực hiện nguyên tắc dân chủ và hiện thực hoá nội dung quyền con người trên thực tế. Với nghĩa đó, các giá trị của dân chủ, nhân quyền được hiện thực hoá phụ thuộc rất lớn vào nền tảng, điều kiện ý thức pháp luật, trình độ văn hoá pháp lí của công dân cũng như trách nhiệm của nhà nước.

5- Vai trò của ý thức pháp luật đối với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền

Ngày nay, quản trị xã hội theo mô hình nhà nước pháp quyền là một thực tế của sự vận động và phát triển. Theo đó, nội dung và yêu cầu của quá trình này chỉ có thể được đặt ra trên nền tảng ý thức pháp luật và môi trường văn hoá pháp lí rất cao. Theo đó, ý thức pháp luật là tiền đề thiết yếu để xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, là cơ sở để nhà nước thực thi các hoạt động quản lí xã hội theo yêu cầu pháp trị và là nền tảng để nhận thức, tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp, tính nghiêm minh, hiệu lực, hiệu quả của pháp luật.

6- Vai trò của ý thức pháp luật đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập và toàn cầu hóa

Ngày nay, kinh tế thị trường là mô hình mà mọi quốc gia lựa chọn để cùng hội nhập và phát triển với nền kinh tế thế giới. Nhìn chung, vai trò của ý thức pháp luật đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập và toàn cầu hoá thể hiện trên ba góc độ cơ bản:

(i) Ý thức pháp luật là nền tảng để xây dựng pháp luật, tạo lập khung pháp lí thiết yếu đối với nền kinh tế thị trường, hội nhập và toàn cầu hoá; pháp lí hoá các nguyên tắc, giá trị, yêu cầu, mục đích căn bản của kinh tế thị trường.

(ii) Ý thức pháp luật là tiền đề cho việc thúc đẩy sự vận động, phát triển của các quan hệ kinh tế được lành mạnh, hợp pháp, giảm thiểu các rủi ro, phòng tránh các căn bệnh của kinh tế thị trường, bảo vệ sự an toàn của đời sống kinh tế. 

(iii) Ý thức pháp luật là cơ sở nhận thức cho việc tiếp nhận các kinh nghiệm, thực tiễn pháp lí điều chỉnh quan hệ vói yêu cầu đa dạng hoá, đa phương hoá, thị trường hoá nền kinh tế thế giới.


Nguồn tham khảo: Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật (Đại học Luật Hà Nội - 2020)

0 bình luận, đánh giá về Phân tích về vai trò của ý thức pháp luật

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.17975 sec| 954.32 kb