Nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về đầu tư ra nước ngoài

13/09/2022
Kim Thị Hồng Ngát
Kim Thị Hồng Ngát
Một trong những hình thức thúc đẩy kinh tế của một quốc gia là hình thức đầu tư ra nước ngoài, từ đó có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài về. Những nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về đầu tư ra nước ngoài mà các nhà đầu tư cần biết.

Đầu tư là những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm mang đến cho nền kinh tế xã hội những kết quả lớn hơn trong tương lai so với nguồn lực đã sử dụng. Đầu tư có rất nhiều hình thức khác nhau: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, đầu tư trong nước hay đầu tư ra nước ngoài. Một trong những hình thức thúc đẩy kinh tế của một quốc gia là hình thức đầu tư ra nước ngoài, từ đó có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài về. Những nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về đầu tư ra nước ngoài mà các nhà đầu tư cần biết.

Nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về đầu tư ra nước ngoài

Chủ thể của hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Theo Luật đầu tư, hiện nay chủ thể của quan hệ đầu tư ra nước ngoài đã được mở rộng cho tất cả các nhà đầu tư tại Việt Nam. Bao gồm và không giới hạn thuộc mọi thành phần kinh tế. Không phân biệt nhà đầu tư là doanh nghiệp hay nhà đầu tư không phải là doanh nghiệp, không phân biệt nhà đầu tư có nguồn gốc vốn đầu tư trong nước hay nhà đầu tư có nguồn gốc nước ngoài bao gồm:

-           Công ti trách nhiệm hữu hạn, công ti cổ phần, công ti hợp. danh, doanh nghiệp tư nhân được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh theo Luật doanh nghiệp;

-           Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp nhà nước chưa đãng kí lại theo Luật doanh nghiệp;

-           Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài chưa đăng kí lại theo Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư;

-           Doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị " xã hội chưa đăng kí lại theo Luật doanh nghiệp;

-           Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã;

-           Cơ sở dịch vụ ỳ tế, giáo dục, khoa học, văn hoá, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi.

Hình thức đầu tư ra nước ngoài

Luật đầu tư quy định các nhà đầu tư được đầu tư ra nước ngoài không chỉ dưới hình thức trực tiếp mà cả hình thức đầu tư gián tiếp. Nhằm mục đích thu lợi nhuận theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.

Về nguyên tắc, nhà đầu tư có thể đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp như:

-           Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế mới dưới dạng thành lập doanh nghiệp một chủ (độc doanh) hoặc thành lập công ti (liên doanh);

-           Đầu tư thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác của nước tiếp nhận đầu tư (hợp doanh);

-           Mua cổ phần, góp vốn để trực tiếp tham gia quản lí và điều hành các doanh nghiệp tại nước tiếp nhận đầu tư;

-           Thực hiện các hoạt động sáp nhập, mua lại các doanh nghiệp của nước sở tại...

Với quy định mới này, chắc chắn sẽ tạo được nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi lựa chọn hình thức đầu tư ra nước ngoài. Lựa chọn phù hợp với mục đích và chiến lược đầu tư cũng như phù hợp với các quy định của nước tiếp nhận đầu tư về hình thức đầu tư. Qua đó các nhà đầu tư cũng có thể chuyển đổi được các hình thức đầu tư một cách linh hoạt, không bị gò bó và cứng nhắc như các quy định pháp lí trước đây. Tuy nhiên, hình thức đầu tư ra nước ngoài còn phụ thuộc rất nhiều vào việc nước tiếp nhận đầu tư quy định cho các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư dưới hình thức t nào theo luật đầu tư của họ. Điểu này đòi hỏi các nhà đầu tư phải tìm hiểu kĩ các quy định về hình thức đầu tư theo quy định của nước tiếp nhận đầu tư để lựa chọn hình thức đầu tư cho phù hợp.

Lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài

Theo thông lệ quốc tế, luật đầu tư của các quốc gia đều quy định các lĩnh vực mà họ cấp phép đầu tư nước ngoài. Bao gồm các lĩnh vực đầu tư tự do, các lĩnh vực đầu tư có điều kiện, các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc khuyến khích đầu tư. Và các lĩnh vực mà họ không cấp giấy phép đầu tư nước ngoài (các lĩnh vực cấm đầu tư). Vì vậy, khi đầu tư vào quốc gia nào, nhà đầu tư phải tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề này tại luật đầu tư của nước đó. Tuy nhiên, khi đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư còn phải tuân thủ pháp luật Việt Nam về các lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài

Theo pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư được đầu tư ra nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực, các ngành, nghề của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, để thúc đẩy sự phát triển cân đối trong các lĩnh vực, các ngành, nghề của nền kinh tế quốc dân, thực hiện có hiệu quả mục đích của Luật đầu tư, Nhà nước khuyến khích đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực:

-           Xuất khẩu nhiều lao động, phát huy có hiệu quả các ngành nghề truyền thống của Việt Nam;

-           Mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư, tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

0 bình luận, đánh giá về Nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về đầu tư ra nước ngoài

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.68410 sec| 954.047 kb