Phương pháp lập luận diễn dịch trong lập luận

22/06/2021
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Lập luận diễn dịch là một loại suy luận, trong đó lập luận được tiến hành trên cơ sở rút ra những tri thức riêng từ những tri thức chung. Lập luận diễn dịch còn chia thành diễn dịch trực tiếp và diễn dịch giản tiếp, căn cứ vào số lượng tiền đề. Lập luận diễn dịch trực tiếp là suy luận suy diễn mà kết luận được rút ra trực tiếp từ một tiến để dựa trên cơ sở biến đổi phán đoán tiền đề và quy tắc tương quan giữa tính chân thật hay giả dối của phán đoán đó.

1- Khái niệm và phân loại lập luận diễn dịch trong lập luận

(i) Khái niệm lập luận diễn dịch: Lập luận diễn dịch là một loại suy luận, trong đó lập luận được tiến hành trên cơ sở rút ra những tri thức riêng từ những tri thức chung.

(ii) Phân loại lập luận diễn dịch: Lập luận diễn dịch còn chia thành diễn dịch trực tiếp và diễn dịch gián tiếp, căn cứ vào số lượng tiền đề. Trong đó:

- Diễn dịch trực tiếp: Là suy luận suy diễn mà kết luận được rút ra trực tiếp từ một tiền đề dựa trên cơ sở biến đổi phán đoán tiền đề và quy tắc tương quan giữa tính chân thật hay giả dối của phán đoán đó.

Diễn dịch gián tiếp: Là suy luận được thực hiện trên cơ sở tiền đề có từ hai phán đoán trở lên trong mối liên hệ logic xác định. Trong đó, tam đoạn luận là dạng suy luận diễn dịch gián tiếp. Theo đó, kết luận là phán đoán đơn được rút ra từ mối liên hệ logic tất yếu giữa hai tiền để là các phân đoạn đơn.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

Ví dụ minh họa:

Lập luận diễn dịch của Luật sư trong vụ án "Hoàng Văn K cùng đồng phạm phạm tội giết người, cướp tài sản xảy ra ngày 11/8/2018 tại phường P, thành phố C, tỉnh L

Sau khi nghiên cứu hồ sơ, tài liệu vụ án, chúng tôi đã không đồng tình với quan điểm của Viện kiểm sát tỉnh L. Bởi vì, Viện kiểm sát tỉnh L đã truy tố bị cáo K phạm tội “Giết người" và "Cướp tài sản" khi chỉ căn cứ vào các lời khai, mà không xem xét đến các chứng cứ vật chất quan trọng để đổi chiếu với các lời khai đó. Việc đánh giá chứng cứ của Viện kiểm sát tỉnh L như vậy rất có thể dẫn đến oan, sai và bỏ lọt tội phạm, rơi vào tình trạng "Trọng cung hơn trọng cứ". Theo chúng tôi, để làm rõ được sự thật khách quan của vụ án, thì cần phải tiếp tục thu thập thêm các chứng cứ của vụ án, kết hợp với lời khai của bị cáo, trên cơ sở đó thì mới có thể truy tố bị can đúng với tội danh. Chúng tôi xin kinh giới đến Quý Tòa một số quan điểm của Luật sư bào chữa. Kính mong Quý Tòa lưu tâm xem xét. Cụ thể:

Thứ nhất, Viện kiểm sát chưa xem xét đề nghị thu thập chứng cứ là các dấu vân tay, vân chân của hung thủ để lại hiện trường. Tại hồ sơ vụ án thể hiện, trong quá trình khám nghiệm hiện trường, các cơ quan tiến hành tố tụng chưa xem xét, thu thập chứng cứ là các dấu vân tay, vân chân mà bị cáo K cũng như các bị cáo khác đã để lại tại hiện trường nhà ông X, gồm: Các dấu vân tay để lại ở công và hàng rào; Các dấu vân tay trên chìa khóa và khóa cổng; Dấu vân tay để lại trên thi thể ông X; Dấu vân tay trên tủ đựng quần áo: Dấu vân tay để lại trên tờ giấy gói tiền; Dấu vân tay trên xà beng. Như vậy, có thể thấy rằng, có rất nhiều chứng cứ là dấu vân tay, vân chân để lại hiện trường như đã kể trên, tuy nhiên cơ quan tiến hành tố tụng đã không thu thập được trong 3 quá trình điều tra để giám định xem có phải là của bị cáo K hay không? Đây là những chứng cứ khiến hung thủ không thể chối cãi, do vậy, việc không thu thập những chứng cứ này sẽ khó có thể kết luận được chính xác hung thủ trong vụ án.

Thứ hai, Viện kiểm sát chưa xem xét một số dấu vết tổn thương trên cơ thể ông X. Theo hồ sơ vụ án thể hiện, “K giơ xà beng lên cao bằng 02 tay vụt từ trên xuống dưới đến 03 phát nhắm vào đầu ông X, trúng vào vùng đầu phía bên trái làm ông X ngã xuống bất tỉnh". Hành vi này đã gây ra các tổn thương trên cơ thể ông X. Tại Kết luận giám định pháp y số 56/GĐPY của Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh L ngày 15/8/2018 kết luận:

“Tại vùng Đầu - Mặt - Cổ

Vùng thái dương đình trái có 02 vết thương tạo hình chữ đ đều có bờ mép nham nhở. Vết 1 hướng từ trên xuống dưới, từ trải qua phải, kích thước 6cm x 0,5cm. Vết 2 hưởng từ trên xuống dưới dọc theo cơ thể, kích thước 6cm x 0,4cm... Miệng 02 vết thương hở nhìn thấy tổ chức não; xương sự tương ứng 02 vết thương dập, luân 1 bản xương:

Vùng đỉnh chẩm trái có vết thương bờ mép nham nhở, hưởng từ trên xuống dưới, từ trước ra sau; xương sọ tương ứng lún 1 bản xương, qua miệng nhìn thấy tổ chức nữa".

Nếu với hành vi của K như mô tả ở trên thì sẽ chỉ để lại những vết thương ở vùng đầu, mặt, cổ của ông X là hợp lý. Tuy nhiên, cũng tại bản Kết luận giám định pháp y số 56/GĐPY còn thể hiện trên cơ thể ông còn những vết thương khác, cụ thể như: Trên thân: “Gãy kín cung trước xương sườn IV trên đường giữa đòn phải; Gãy kín các cung trước xương sườn VI trên đường giữa đòn trái, trật khớp ức đòn trái. Trên cánh tay: "Gãy kín phức tạp 1/3 giữa xương cánh tay trái"

Theo quan điểm của chúng tôi, để tạo ra những vết thương này thì cần phải có những ngoại lực tác động rất mạnh. Vậy ngoài 03 tổn thương vỡ sọ não trên đầu ông X tương ứng với 2 - 3 lần vụt xà beng của K, thì những tổn thương trên cơ thể ông X sẽ do cơ chế nào gây ra? Hành vi phạm tội có thực sự như lời khai của các đối tượng hay không? Tuy nhiên các cơ quan tiến hành tố tụng đã chưa làm rõ.

Thứ ba, Không xem xét đề nghị thu thập chứng cứ là các camera giao thông trên quãng đường tẩu thoát của K và D. Theo như vội dung vụ án, sau khi K và D thực hiện xong hành vi phạm tội, đã cùng nhau đi xe máy lên dốc đài truyền hình, rồi tiếp tục điều khiển xe lên khu thương mại KT và vào một căn nhà đang xây dựng dở không có người trông coi. Các đối tượng đã ngủ ở đây đến khoảng 07 giờ sáng thì tiếp tục điều khiển xe chở nhau về nhà ông bà nội của D, sau đó K về nơi trọ... Tuy nhiên, trong hồ sơ vụ án cũng không thể hiện cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp sơ thẩm xem xét, thu thập các dữ liệu này.

Xem thêm: Dịch vụ thư ký pháp lý từ xa của Công ty Luật TNHH Everest

2- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết Phương pháp lập luận diễn dịch trong lập luận được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết Phương pháp lập luận diễn dịch trong lập luận có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, cần ý kiến pháp lý hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Phương pháp lập luận diễn dịch trong lập luận

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.30886 sec| 955.281 kb