Phương thức bầu cử trên thế giới

12/03/2023
Theo nghiên cứu của Viện trợ giúp bầu cử và dân chủ (IDEA), trên thế giới hiện nay, bầu cử cơ quan đại diện được tiến hành theo rất nhiều phương thức khác nhau và mỗi phương thức khi áp dụng ở một quốc gia cụ thể lại có những đặc thù riêng. Tuy nhiên, có thế xếp các phương thức bầu cử phổ biến trên thế giới theo 4 nhóm lớn là nhóm phương thức bầu cử theo đa số, nhóm phương thức bầu cử theo tỉ lệ, nhóm phương thức bầu cử hỗn họp và nhóm các phương thức bầu cử khác.

1- Nhóm phương thức bầu cử theo đa số (Plurality/majority system). 

- Phương thức người về đích trước (First Past The Post – FPTP). Theo phương thức này, toàn bộ lãnh thổ quốc gia được chia thành số đơn vị bầu cử tương ứng với số lượng đại biểu Quốc hội. Cử tri của mỗi đơn vị bầu cử được bầu 1 đại biểu với danh nghĩa cá nhân hoặc đảng chính trị. ứng cử viên trúng cử là người/đảng có số phiếu cao nhất nhưng không bắt buộc phải đạt được hơn 50% tổng số phiếu bầu. Ví dụ trong cuộc bầu cử Nghị viện của Vương quốc Anh năm 2015, đơn vị bầu cử Lewes có 69.481 cử tri, trong đó có 72.74% đi bầu và đảng trúng cử là Đảng bảo thủ chỉ với 38% phiếu bầu; tại đơn vị bầu cử Nam Luton, Đảng lao động trúng cử chỉ với 44,2% số phiếu bầu trong số 62,79% số cử tri 67.234 người của đơn vị bầu cử này. Chính vì cách tính kết quả bầu cử như vậy nên phương thức bầu cử này còn được gọi là phương thức bầu cử đa số tương đối theo đơn vị bầu cử đơn danh. Ngoài Anh quốc, phương thức FPTP còn được sử dụng ở nhiều quốc gia khác như Malaysia, Hoa Kỳ, Canada, Botswana...

- Phương thức bỏ phiếu theo khối (Block Vote - BV): Giống với phương thức FPTP, phương pháp này áp dụng cách tính đa số tương đối. Tuy nhiên, thay vì áp dụng đơn vị bầu cử đơn danh thì phương pháp này áp dụng đơn vị bầu cử đa danh, tức là mỗi đơn vị bầu cử được bầu nhiều hơn một đại biểu. Như vậy, ứng cử viên trúng cử là người được phiếu cao nhất xếp từ trên xuống dưới cho tới khi hết số lượng đại biểu được phân bổ cho đơn vị bầu cử. Phương pháp BV được áp dụng ở Đảo Cayman, Quần đảo Falkland, Guernsey, Kuwait, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào...

- Phương thức bỏ phiếu theo khối đảng chính trị (Party Block Vote - PBV): Phương thức này chỉ khác phương thức BV ở chỗ ứng cử viên là các đảng chính trị, thay vì tư cách cá nhân. Đảng chính trị thắng cử sẽ lấy toàn bộ số ghế được phân cho đơn vị bầu cử. Cách tính đảng chính trị thắng cử cũng áp dụng phương pháp đa số tương đối. Phương pháp này được áp dụng ở Cameroon, Chad, Dj ibouti và Singapore...

- Phương thức bỏ phiếu lựa chọn (Alternative Vote -AV): Phương thức này tương tự phương thức FPTP, song khác ở điểm cơ bản là nó yêu cầu người trúng cử phải đạt trên 50% phiếu bầu. Đe đạt được điều đó, mỗi cử tri sẽ điền các con số theo thứ tự 1, 2, 3 trước tên các ứng cử viên trên lá phiếu với hàm ý là các thứ tự ưu tiên trúng cử. Trong lần kiểm phiếu thứ nhất, trong số những ứng cử viên có thứ tự ưu tiên 1 có người đạt trên 50% phiếu bầu thì người đó sẽ trúng cử. Nếu không có ai đạt trên 50% phiếu thì người ta sẽ loại ứng cử viên có thứ tự ưu tiên 1 mà có số phiếu ít nhất. Các lá phiếu của người này sẽ được tính cho người có thứ tự ưu tiên thứ 2. Cứ như vậy cho đến khi tìm được ứng cử viên đạt trên 50% số phiếu bầu. Do yêu cầu này nên phương thức AV được gọi là phương thức đa số tuyệt đối. Phương thức AV được áp dụng ở Fiji, Úc, Papua New Guinea...

- Phương thức hai vòng (Two-Round System - TRS): Phương thức này cũng là phương thức đa số tuyệt đối giống phương thức AV, song nó áp dụng các vòng bầu cử khác nhau để xác định người trúng cử. Thông thường, sau khi kiểm phiếu lần thứ nhất mà không có ai đạt trên 50% số phiếu thì người ta sẽ lấy 2 ứng cử viên có số phiếu cao nhất để bỏ phiếu lần 2 nhằm tìm ra người trúng cử. Phương thức TRS có thể áp dụng cùng với phương thức bỏ phiếu theo khối (BV) hoặc bỏ phiếu theo khối đảng chính trị (PBV). Phương thức bầu cử ở Việt Nam chính là phương thức bỏ

2- Nhóm phương thức bầu cử theo tỉ lệ (proportional system) 

- Phương thức đại diện tỉ lệ theo danh sách (List Proportional Representation - List PR): Đây là phương thức bầu cử theo tỉ lệ phổ biến nhất đang được áp dụng hiện nay đối với các đơn vị bầu cử đa danh. Theo phương thức này, ứng cử viên không tranh cử với tư cách cá nhân mà với tư cách đảng chính trị của mình. Mỗi đảng chính trị đưa ra một danh sách các ứng cử viên của đảng mình xếp theo thứ tự ưu tiên để tranh cử ở một đơn vị bầu cử nhất định, có khi cả đất nước là một đơn vị bầu cử. Khi đi bầu, cử tri sẽ chọn 1 đảng chính trị mà mình chọn. Khi xác định kết quả, người ta sẽ căn cứ trên số phiếu họp lệ để tính một định mức bầu cử, hiểu một cách đơn giản là “giá trị theo số lượng phiếu bầu” của mỗi ghế đại biểu. Công thức xác định định mức bầu cử phổ biến nhất là công thức Droop: Định mức bầu cử = (tổng số phiếu họp lệ/tổng số ghế +1) + 1

Mỗi đảng chính trị sẽ nhận được số ghế trong cơ quan đại diện tương ứng với số phiếu bầu cho đảng đó nếu số phiếu bầu vượt định mức trên đây. Theo cách thức này, mỗi đảng chính trị đều nhận được số ghế tỉ lệ với số phiếu cử tri mà mình nhận được. Các đảng có ghế sau đó sẽ cử đảng viên theo thứ tự trong danh sách đã công bố để nắm giữ chức vụ. Tuy nhiên, trên thế giới cũng có nhiều công thức tính tỉ lệ khác nhau mà tuỳ từng quốc gia sẽ áp dụng phương pháp phù hợp. Do đó, bản thân phương thức List PR cũng có thể được áp dụng theo các cách thức khác nhau. Các quốc gia áp dụng phương thức này là Estonia, E1 Salvador, Guinea Xích Đạo, Phần Lan, Guatemala, Cộng hòa Séc, Đan Mạch...

- Phương thức lá phiếu đơn danh có chuyển nhượng (Single Transferable Vote - STV): Đây cũng là phương thức bầu cử theo tỉ lệ song áp dụng với ứng cử viên là cá nhân chứ không phải đảng chính trị. Có lẽ vì vậy mà cách thức vận hành của nó khá phức tạp. Theo phương thức này, mỗi đơn vị bầu cử sẽ được bầu nhiều hơn 1 đại biếu và tất nhiên số ứng cử viên có nhiều hơn số ghế được bầu. Khi bỏ phiếu, cử tri sẽ đánh số thứ tự ưu tiên 1, 2, 3 cho các ứng cử viên mà mình chọn. Sau khi kiểm phiếu, người ta cũng sẽ căn cứ trên số phiếu hợp lệ để tính một định mức bầu cử, ví dụ công thức Droop đề cập trên đây. Khi kết thúc kiểm phiếu người ta sẽ biết được ứng cử viên nào có bao nhiêu phiếu bầu với sự ưu tiên 1, 2, 3. Sau đó người ta xác định kết quả bầu cử theo vòng. Ở một vòng nào đó có ứng cử viên trúng cử thì số phiếu dôi ra của người đó được chia cho các ứng cử viên còn lại theo tỉ lệ của phiếu bầu ưu tiên tương ứng để xét vòng sau; nếu không có ai đủ phiếu trúng cử thì người ít phiếu nhất bị loại ra và số phiếu của ứng cử viên đó được chia cho các ứng cử viên còn lại theo tỉ lệ của phiếu bầu ưu tiên tương ứng để xét vòng sau. Cứ như vậy cho đến khi tìm được hết người trúng cử. Công thức chuyển nhượng phiếu của phương thức này khá phức tạp và có nhiều biến thể, tuy nhiên có cùng một điểm chung là số phiếu vượt của người đã trúng cử và số phiếu của người thấp phiếu nhất được chuyển nhượng cho các ứng cử viên còn lại theo một cách thức nào đó để bảo đảm bầu đủ số ghế đã được ấn định cho đơn vị bầu cử. Theo số liệu thống kê năm 2004 của IDEA, phương thức này chỉ được áp dụng ở Cộng hòa Ireland và Malta.

0 bình luận, đánh giá về Phương thức bầu cử trên thế giới

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.40112 sec| 956.281 kb