Quan hệ giữa Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, khái quát chung về môn học

22/02/2023
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Lí luận chung về nhà nước và pháp luật nghiên cứu nhà nước và pháp luật một cách toàn diện nhất, khái quát nhất và cơ bản nhất nhằm tạo ra cơ sở, tiền đề tư tưởng khoa học cho các khoa học pháp lí khác nghiên cứu sâu hơn và cụ thể hơn từng vấn đề của nhà nước và pháp luật.

I- Quan hệ giữa Lí luận chung về nhà nước và pháp luật với Triết học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học và Chính trị học

Quan hệ giữa Lí luận chung về nhà nước và pháp luật với Triết học là quan hệ hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau: Triết học là thế giới quan khoa học, cơ sở phương pháp luận của Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, vì nó cung cấp cho Lí luận chung về nhà nước và pháp luật các nguyên lí triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; hệ thống các khái niệm, phạm trù, các quy luật cơ bản của tự nhiên, xã hội và tư duy con người, giúp cho Lí luận chung về nhà nước và pháp luật nhận thức đúng đắn và phân tích một cách khoa học, sâu sắc, toàn diện mọi vấn đề về nhà nước và pháp luật. Trên cơ sở các nguyên lí, khái niệm, phạm trù, quy luật mà Triết học nêu ra, Lí luận chung về nhà nước và pháp luật tiếp tục nghiên cứu những vấn đề cơ bản của nhà nước và pháp luật; bổ sung, làm phong phú thêm hệ thống tri thức triết học về nhà nước, pháp luật; cuhg cấp những tư liệu, số liệu cần thiết để triết học tiếp tục tổng kết, đánh giá, đưa ra những kết luận khoa học, làm phong phú và sâu sắc hệ thống tri thức của mình.

Đối với Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Kinh tế chính trị học cung cấp những tri thức khoa học có tính chất nền tảng. Các khái niệm của Kinh tế chính trị học như quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, chế độ sở hữu... được Lí luận chung về nhà nước và pháp luật vận dụng để nghiên cứu nguồn gốc, bản chất, chức năng, vai trò, kiểu nhà nước và pháp luật. Đen lượt mình, Lí luận chung về nhà nước và pháp luật lại làm phong phú thêm hệ thống tri thức khoa học của Kinh tế chính trị học bằng những luận điểm mới về vị trí, vai trò của nhà nước và pháp luật đối với đời sống xã hội nói chung, đối với nền kinh tế nói riêng. Trong khi thừa nhận mối quan hệ chặt chẽ, tương tác lẫn nhau giữa hai ngành khoa học này, chúng ta cũng thấy sự khác nhau giữa chúng. Nếu đối tượng nghiên cứu của Lí luận chung về nhà nước và pháp luật là nhà nước và pháp luật, hai bộ phận quan trọng nhất của thượng tầng kiến trúc thì Kinh tế chính trị học chủ yếu nghiên cứu các quy luật phát triển của hạ tầng cơ sở.

Trong quá trình nghiên cứu đối tượng của mình, Lí luận chung về nhà nước và pháp luật cũng dựa trên và vận dụng những quan điểm, tư tưởng khoa học của Chủ nghĩa xã hội khoa học và Chính trị học. Đặc biệt, những khái niệm cơ bản của Chính trị học như quyền lực chính trị, cơ chế và phương thức thực hiện quyền lực chính trị, quan hệ chính trị... được Lí luận chung về nhà nước và pháp luật sử dụng để nghiên cứu nội dung, bản chất, vai trò của nhà nước và pháp luật, cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước... trong đời sống chính trị của mỗi quốc gia.

II- Quan hệ giữa Lí luận chung về nhà nước và pháp luật với các khoa học pháp lí khác

Lí luận chung về nhà nước và pháp luật nghiên cứu nhà nước và pháp luật một cách toàn diện nhất, khái quát nhất và cơ bản nhất nhằm tạo ra cơ sở, tiền đề tư tưởng khoa học cho các khoa học pháp lí khác nghiên cứu sâu hơn và cụ thể hơn từng vấn đề của nhà nước và pháp luật.

 

Trong hệ thống các khoa học pháp lí, Lí luận chung về nhà nước và pháp luật là môn khoa học pháp lí cơ sở, nền tảng, có nhiệm vụ phân tích sâu sắc, khoa học, toàn diện thực tiễn nhà nước và pháp luật để đưa ra những kết luận, luận điểm khoa học làm cơ sở cho việc nghiên cứu của các khoa học pháp lí khác. Các khoa học pháp lí chuyên ngành khi nghiên cứu đối tượng của mình luôn dựa trên những quan điểm chung đã được Lí luận chung về nhà nước và pháp luật giải thích và kết luận. Neu không dựa trên những kết luận, luận điểm khoa học của Lí luận chung về nhà nước và pháp luật thì việc nghiên cứu của các khoa học pháp lí khác sẽ khó thành công. V. I. Lênin đã khẳng định: “Người nào tiếp cận những vấn đề riêng mà trước đó không giải quyết những vân đề chung thì trong mỗi bước đi sẽ không thế tránh khỏi những vấn đề chung đó một cách vô thức   Chẳng hạn, khoa học luật hiến pháp khi nghiên cứu những vấn đề cơ bản về ngành luật hiến pháp, về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, về mối quan hệ giữa nhà nước với công dân...; khoa học luật hình sự khi nghiên cứu vấn đề bản chất và nguyên nhân của tội phạm, mục đích của hình phạt... đều có sự đối chiếu với các quan điểm lí luận về bản chất, chức năng, nguyên tắc, quy luật phát triển của nhà nước và pháp luật và vận dụng những tri thức do Lí luận chung về nhà nước và pháp luật cung cấp. Các khái niệm do Lí luận chung về nhà nước và pháp luật xây dựng nên được các nghiên cứu các lĩnh vực khoa học pháp lí chuyên ngành sử dụng như những công cụ quan trọng để nghiên cứu đối tượng của mình. Những kiến thức mà Lí luận chung về nhà nước và pháp luật cung cấp góp phần quan trọng đảm bảo tính thống nhất về quan điểm, nguyên tắc đối với các vấn đề chung, cơ bản nhất của khoa học pháp lí. Nhờ có những kết luận, luận điểm khoa học mang tính nền tảng của Lí luận chung về nhà nước và pháp luật mà giữa các nhà khoa học pháp lí có thế thống nhất được với nhau về nhiều vấn đề lí luận và thực hiện nhiệm vụ phân tích sâu sắc, khoa học, toàn diện thực tiễn nhà nước và pháp luật để đưa ra những kết luận, luận điểm khoa học làm cơ sở cho việc nghiên cứu của các khoa học pháp lí khác. Các khoa học pháp lí chuyên ngành khi nghiên cứu đối tượng của mình luôn dựa trên những quan điểm chung đã được Lí luận chung về nhà nước và pháp luật giải thích và kết luận. Neu không dựa trên những kết luận, luận điểm khoa học của Lí luận chung về nhà nước và pháp luật thì việc nghiên cứu của các khoa học pháp lí khác sẽ khó thành công. V. I. Lênin đã khẳng định: “Người nào tiếp cận những vẩn đề riêng mà trước đó không giải quyết những vân đề chung thì trong mỗi bước đi sẽ không thế tránh khỏi những vấn đề chung đó một cách vô thức   Chẳng hạn, khoa học luật hiến pháp khi nghiên cứu những vấn đề cơ bản về ngành luật hiến pháp, về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, về mối quan hệ giữa nhà nước với công dân...; khoa học luật hình sự khi nghiên cứu vấn đề bản chất và nguyên nhân của tội phạm, mục đích của hình phạt... đều có sự đối chiếu với các quan điểm lí luận về bản chất, chức năng, nguyên tắc, quy luật phát triển của nhà nước và pháp luật và vận dụng những tri thức do Lí luận chung về nhà nước và pháp luật cung cấp. Các khái niệm do Lí luận chung về nhà nước và pháp luật xây dựng nên được các nghiên cứu các lĩnh vực khoa học pháp lí chuyên ngành sử dụng như những công cụ quan trọng để nghiên cứu đối tượng của mình. Những kiến thức mà Lí luận chung về nhà nước và pháp luật cung cấp góp phần quan trọng đảm bảo tính thống nhất về quan điểm, nguyên tắc đối với các vấn đề chung, cơ bản nhất của khoa học pháp lí. Nhờ có những kết luận, luận điểm khoa học mang tính nền tảng của Lí luận chung về nhà nước và pháp luật mà giữa các nhà khoa học pháp lí có thế thống nhất được với nhau về nhiều vấn đề lí luận và thực tiễn đang đặt ra. Bên cạnh đó, những kết luận khoa học của các khoa học pháp lí khác cũng góp phần làm phong phú thêm hệ thống tri thức khoa học của Lí luận chung về nhà nước và pháp luật. Đặc biệt, các khoa học pháp lí khác cung cấp cho Lí luận chung về nhà nước và pháp luật những số liệu, tư liệu, các kết luận, luận điểm khoa học quan trọng và cần thiết để Lí luận chung về nhà nước và pháp luật tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, phân tích, đánh giá và đưa ra những kết luận, luận điểm khoa học mới.

III- Lí Luận chung về nhà nước và pháp luật - Một môn học

1- Nội dung của môn học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật

Hệ thống tri thức của ngành khoa học có thể được biên soạn thành nội dung chương trình phù họp để truyền đạt cho đối tượng người học nhất định, từ đó làm hình thành nên những môn học tương ứng. Trong điều kiện ngày nay, mỗi môn học có thể tương ứng và quan hệ gắn bó chặt chẽ với một hoặc nhiều ngành khoa học. Với tư cách là khoa học pháp lí cơ sở, nền tảng, có ý nghĩa phương pháp luận cho các khoa học pháp lí khác, từ lâu, khoa học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật đã được đưa vào chương trình đào tạo ở các bậc học từ trung học chuyên nghiệp đến cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành luật, từ đó hình thành môn học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật.

Trong hệ thống các môn học của các cơ sở đào tạo cử nhân luật học, Lí luận chung về nhà nước và pháp luật là môn học pháp lí cơ sở, nền tảng cho các môn học khác. Nội dung chủ yếu của môn học này gồm các vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật, như: nguồn gốc, bản chất, chức năng, bộ máy, hình thức của nhà nước; nhà nước trong hệ thống chính trị; nhà nước pháp quyền; nguồn gốc, bản chất, chức năng, hình thức của pháp luật; quy phạm pháp luật; hệ thống pháp luật; quan hệ pháp luật; thực hiện pháp luật; vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí; ý thức pháp luật...

Như vậy, nội dung môn học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật không bao gồm tất cả tri thức của khoa học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, mà chỉ chứa đựng những tri thức cơ bản nhất, chủ yếu nhất và quan trọng nhất của khoa học ấy. Toàn bộ nội dung môn học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật được thể hiện trước hết trong giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, được kết cấu thành các chưong, mục cụ thể, có mối quan hệ chặt chẽ, lôgíc và thống nhất với nhau.

Ngoài giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, nội dung môn học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật còn được chứa đựng trong các tài liệu khoa học khác thuộc chuyên ngành khoa học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật ở trong nước và ngoài nước, như sách chuyên khảo, sách tham khảo, sách hướng dẫn, bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, kỉ yếu hội thảo khoa học...

2- Mục đích, yêu cầu của môn học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật

Xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của công tác đào tạo đại học luật và trên đại học luật, môn học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật có mục đích trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, chủ yếu, quan trọng nhất về nhà nước và pháp luật, giúp người học có được phương pháp tư duy đúng đắn, khoa học về tất cả các vẩn đề của nhà nước và pháp luật, trên cơ sở đó, người học có thế tiếp tục học tập các môn học khác.

Với mục đích như vậy, môn học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật đặt ra yêu cầu đối với nội dung môn học, người dạy và người học.

Đối với nội dung môn học, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống tri thức khoa học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, cần truyền bá cho người học trên cơ sở vừa tiếp thu những tri thức khoa học cũ đã được thực tế kiểm nghiệm, có tính ổn định, vừa bồi bổ thêm những tri thức khoa học mới là những thành tựu nghiên cứu mới ở trong nước và ngoài nước, mà các tri thức khoa học ấy phù họp với yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh đổi mới, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của nước ta.

Đối với người học, cần chủ động, tự giác, tích cực tìm tòi, học tập, nghiên cứu dưới các hình thức và bằng những phương pháp thích họp, khoa học; phối kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết với thực hành, giữa môi trường học tập trong nhà trường với môi trường học tập ngoài nhà trường; thường xuyên cải tiến phương pháp học tập, nghiên cứu.

Về phía người dạy, phải chủ động, tự giác, tích cực đề xuất ý kiến và thực hiện đổi mới, bổ sung, hoàn thiện, nâng cấp nội dung giảng dạy; thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy theo phương châm kết hợp hài hoà các phương pháp truyền thống với những phương pháp hiện đại; không ngừng tự học tập, nghiên cứu, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm đối với người học.

Luật sư: Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng phòng Doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Lý Luận chung về nhà nước và pháp luật - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

0 bình luận, đánh giá về Quan hệ giữa Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, khái quát chung về môn học

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.12525 sec| 979.523 kb