Những điều cần biết trong quan hệ tố tụng hình sự
Luật tố tụng hình sự là một trong những ngành luật của hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong đó bao gồm các quan hệ tố tụng hình sự được hiểu là những quan hệ xã hội do các quy phạm trong pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh, quan hệ pháp luật tố tụng hình sự sẽ phát sinh trong quá trình tố tụng. Vậy quan hệ tố tụng trong pháp luật hình sự là gì? Thời điểm phát sinh và các thành phần trong quan hệ tố tụng là gì? Ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây :
-
1. Khái niệm
Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tố tụng được các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh trong đó, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện.
2. Phân tích quan hệ pháp luật tố tụng hình sự ?
Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tố tụng được các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh trong đó, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện. Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự có các đặc điểm sau:
- Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự mang tính quyền lực nhà nước, phát sinh từ khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện hoặc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Một trong các chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự luôn là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
- Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự liên quan mật thiết với quan hệ pháp luật hình sự. Khi một người thực hiện hành vi phạm tội thì xuất hiện quan hệ pháp luật hình sự giữa người đó với Nhà nước. Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự được xác lập để giải quyết quan hệ pháp luật hình sự.
- Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự liên quan chặt chẽ với các hoạt động tố tụng. Hoạt động tố tụng hình sự làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật tố tụng hình sự làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt hoạt động tố tụng.
Thành phần của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự bao gồm: khách thể, chủ thể và nội dung.
Trong một quan hệ pháp luật nhất định, việc thực hiện quyền chủ quan và nghĩa vụ pháp lí của những người tham gia quan hệ bao giờ cũng nhằm đạt được mục đích nhất định.
- Khách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích mà các bên nhằm đạt được khi thiết lập với nhau một quan hệ pháp luật cụ thể. Khách thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là việc giải quyết đúng đắn vụ án.
- Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự gồm: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng cũng như cá nhân, cơ quan, tổ chức khác góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
- Nội dung của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là quyền và nghĩa vụ pháp lí của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Luật tố tụng hình sự quy định các chủ thể có tư cách pháp lí khác nhau có quyền và nghĩa vụ tố tụng khác nhau.
3. Các thành phần của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự
- Khách thể: Trong một quan hệ pháp luật nhất định, việc thực hiện quyền chủ quan và nghĩa vụ pháp lý của những chủ thể là những người tham gia quan hệ pháp luật đó bao giờ cũng là nhằm để có thể thông qua đó đạt được một lợi ích nhất định.
- Chủ thể: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.
- Nội dung: Nội dung của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là quyền và nghĩa vụ các chủ thể: Căn cứ vào sự tham gia của các chủ thể trong từng giai đoạn khác nhau của quá trình tố tụng mà pháp luật tố tụng hình sự cũng sẽ có quy định đối với các chủ thể khác nhau thì có quyền và nghĩa vụ pháp lý khác nhau.
4. Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự được phát sinh khi nào:
Thời điểm quan hệ tố tụng phát sinh khi:
Tố tụng hình sự như chúng ta đã phân tích cụ thể ở bên trên thì đây là quá trình tiến hành giải quyết vụ hình sự bao gồm các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, chủ thể là người tiến hành tố tụng, các chủ thể là những người tham gia tố tụng, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân góp phần vào giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự được hiểu là những quan hệ xã hội do các quy phạm trong pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh, quan hệ pháp luật tố tụng hình sự sẽ phát sinh trong quá trình tố tụng.
Xem thêm: https://everest.org.vn/chuyen-muc/hinh-su/
5. Một số câu hỏi thường gặp:
Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật trong tố tụng hình sự?
Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật.
Mọi pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.
Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong tố tụng hình sự?
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.
Nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân trong tố tụng hình sự?
Mọi người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản.
Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân đều bị xử lý theo pháp luật.
Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2.Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3.Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
Tin xem nhiều
Cách phân công công việc trong làm việc nhóm
27/06/2021
Quan hệ pháp lý giữa luật sư và khách hàng
16/03/2021
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm