Quản lý cảm xúc trong nghề luật như thế nào?

24/07/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Khái quát chung về cảm xúc trong nghề luật và cảm xúc dương tính là gì

Nghề luật được xã hội biết đến với tính chất là một trong những nhóm nghề cao quý, bởi nó giải quyết những vấn đề liên quan đến những niềm vui, nỗi buồn, những góc khuất trong cuộc sống của con người theo dòng chảy đảo chiều của số phận. Chính vì lẽ đó mà những cảm xúc trong nghề luật là rất quan trọng, những người hành nghề cần phải quản lý được tốt cảm xúc của mình.

1- Cảm xúc trong nghề luật

Nghề luật được xã hội biết đến với tính chất là một trong những nhóm nghề cao quý, bởi nó giải quyết những vấn đề liên quan đến những niềm vui, nỗi buồn, những góc khuất trong cuộc sống của con người theo dòng chảy đảo chiều của số phận. Nghề luật do những người vừa có kiến thức sâu rộng, vừa thuần thục kỹ năng, có bề dày kinh nghiệm nghề nghiệp, ứng xử nhanh nhạy, có đạo đức nghề nghiệp và sự chính trực, tâm huyết với nghề đảm nhiệm. Người hành nghề luật luôn gắn với “Tâm - Dũng - Trí - Nhân".

Người hành nghề luật cũng thường phải đối diện với sự mâu thuẫn giữa tâm thể bình tĩnh, bản lĩnh, sáng suốt để không bị tác động bởi những áp lực trong khi đấu tranh bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể pháp luật, bảo vệ sự thương tồn pháp luật và trạng thái cảm xúc của một con người sống và tồn tại trong xã hội.

Cảm xúc trong nghề luật có những điểm tương đồng và khác biệt so với cảm xúc chung của con người. Dù cũng tồn tại dưới những dạng thức cơ bản (dương tính, âm tính, trung tính) nhưng cảm xúc trong nghề luật có đặc thủ là các trạng thái cảm xúc này của người hành nghề thường gắn với yếu tố nghề nghiệp cụ thể của từng chức danh.

2- Cảm xúc dương tính là gì?

Cảm xúc dương tính được biết tới trong nghề luật không chỉ là cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc, thương yêu... theo cách cảm nhận thông thưởng của con người, mà đó là những cảm xúc gắn chặt với công việc hàng ngày của nghề nghiệp, dưới sự “soi chiếu" của quy chế trách nhiệm nghề nghiệp và quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của mỏi chức danh tư pháp. Cảm xúc dương tính của người hành nghề có liên quan đến các đối tượng nghề nghiệp và thường được biết tới là những cảm xúc được tôn trọng; bình đẳng; đồng cảm; chia sẻ, mang lại quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ thể khác... Đó cũng là những cảm giác về sự an toàn, tin tưởng, được đối xử bình đẳng trước pháp luật, dưới ánh sáng của công lý.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Quản lý cảm xúc trong nghề luật như thế nào?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.48478 sec| 934.344 kb