Quy tắc cơ bản của luật sư trong quan hệ với khách hàng

18/01/2023
Lê Thị Quỳnh Anh
Lê Thị Quỳnh Anh
Luật sư có nghĩa vụ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng theo quy định của pháp luật và Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam. Vậy có bao nhiêu quy tắc trong quan hệ của luật sư đối với khách hàng? Các quy tắc đó quy định về những nội dung gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc đó.

1- Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng

Luật sư có nghĩa vụ tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng theo quy định của pháp luật và Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam. Quy tắc này có thể coi là một thông điệp truyền tải một trong những trách nhiệm pháp lý và đạo đức của NLS là phải bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Tuy nhiên, về quan niệm lẫn thực chất, “bảo vệ tốt nhất” có nội hàm khác hoàn toàn với "bảo vệ bằng mọi giá”. Hiện nay, nhu cầu của bị can, bị cáo và các đương sự cần đến sự giúp đỡ của LS trong vụ án hình sự hoặc tư vấn, cung cấp các dịch vụ pháp lý khác là rất lớn, đó là chưa kể đến việc Tòa án các cấp phải chỉ định LS cho các bị cáo trong trường hợp pháp luật quy định. Tuy nhiên, nhu cầu này bao hàm rất nhiều yếu tố khác nhau và có những nhu cầu đích thực bị “che lấp" do xuất phát từ nhận thức khác nhau của khách hàng. Ví dụ, có khách hàng đến nhờ LS với mong muốn quyền và lợi ích hợp pháp của họ được pháp luật bảo vệ và LS là người giúp chuyến tải cho họ tâm tư, nguyện vọng trước các CQTHTT. Có khách hàng, do nhận thức hạn chế, muốn nhờ LS “lo từ A tới Z", chấp nhận các biện pháp trái pháp luật, miễn là đạt yêu cầu của họ.

2- Tôn trọng khách hàng

Quy tắc cơ bản này đòi hỏi LS thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý trên cơ sở yêu cầu hợp pháp của khách hàng, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và sự lựa chọn của khách hàng. Đề nhận diện thế nào là “yêu cầu hợp pháp của khách hàng”, là cần tìm hiểu về vụ việc và yêu cầu của khách hàng trên tinh thần chia sẻ, hiểu biết thấu đáo bản chất vụ việc.

Thông thường, với những thông tin, tài liệu, hồ sơ ban đầu, khách hàng chưa nắm hoặc chưa đưa ra hết những tình tiết, diễn biến sự việc, nên có thể LS chưa đánh giá hết được những cơ sở, đường dài hướng đến kế hoạch, bước đi sau này, thậm chí ngộ nhận yêu cầu của khách hàng là có căn cứ, việc buộc tội là oan ức. Vẫn có trường hợp khách hàng “dẫn dắt" LS theo những mong muốn của mình, đôi khi LS bị đặt trong tình trạng “chạy theo” khách hàng, phục vụ cho những yêu cầu không chính đáng hoặc không hợp pháp của khách hàng.

Tôn trọng khách hàng còn được hiểu là sự tôn trọng của chính LS đối với bản thân cá nhân con người của khách hàng, hiếu thấu đáo hoàn cảnh xuất thân, nguyên nhân, bối cảnh nảy sinh vụ việc dẫn đến nhu cầu phải nhờ LS. Trong một chừng mực nhất định, LS với tư cách là người có kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm đời sống thực tiễn, biết khơi gợi, nắm bắt tâm tư, tình cảm, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn của khách hàng. Khách hàng tin cậy, gửi gắm lòng tin vào LS không chỉ về kiến thức, uy tín, kinh nghiệm nghề nghiệp, mà còn thông qua cách ứng xử của LS làm tăng thêm sự đồng cảm, thúc đẩy cho công việc cung cấp dịch vụ pháp lý đi vào thực chất và chiều sâu. Khách hàng là pháp nhân hay cả nhân đều có một quá trình hình thành, tích lũy và phát triển, khi gặp khó khăn hoặc rủi ro trong cuộc sống, trong kinh doanh mới phải nhờ LS. Vì thế, LS không nên đưa ra đánh giá, nhận xét về khách hàng một cách vội vàng. Có những trường hợp, khách hàng là bị can, bị cáo trong những vụ án về trật tự xã hội, có hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, nhưng khi nhận trách nhiệm bào chữa, với trái tim và tấm lòng trắc ẩn, LÀ nhận ra được những góc khuất của thân phận con người, nguyên nhân, hoàn cảnh, các yếu tố tác động đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Do vây, lời bào chữa của LS tại phiên tòa không chỉ đưa ra các lập luận, ý kiến pháp lý, mà còn thấm đẫm tình người, mang tính nhân văn.

3- Giữ bí mật thông tin

Quy tắc này đòi hỏi và rằng buộc trước hết trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức hành nghề và của chính LS được khách hàng lựa chọn trong việc giữ bí mật thông tin của khách hàng. Để thực hiện đúng quy tắc này, người đứng đầu TCHNLS cần xây dựng và đưa vào trong quy chế vận hành nội bộ, thường xuyên quán triệt đến các LS thành viên về nghĩa vụ giữ bí mật thông tin khách hàng, tổ chức công tác văn thư,lưu trữ, bảo quản đảm bảo tính bí mật hồ sơ của khách hàng, những người không liên quan thì không tiếp cận được hỗ sơ vụ, việc hoặc thông tin cá nhân của khách hàng. Khi đưa quy định này vào quy chế nội bộ, TCHNLS dẫn quy định chỉ biết về hình thức và chế tài xử lý nếu xảy ra vi phạm.

Đáng chú ý, theo điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực hành chính tư pháp, quy định mức xử phạt từ 30 đến 40 triệu đồng đối với hành vi “tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đông ý bling vẫn bận hoặc pháp luật có quy định khác". Như vậy, việc tuân thủ quy định về mặt đạo đức đối với việc không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết trong quá trình hành nghề đã được chuyển hóa thành quy định của pháp luật ví xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động LS.

4- Thù lao của luật sư

Theo Điều 56 LLS  năm 2006, đối với vụ án hình sự mà LS  tham gia tố tụng thì mức thù lao không được vượt quá mức trần thù lao do Chính phủ quy định. Theo Điều 18 Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều và biện pháp thi hành LL5 (Nghị định số 123/2013/NĐ-CP), mức thù lao LS  tham gia tố tụng trong vụ án hình sự do khách hàng và vấn phòng LS , công ty luật thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ quy định tại khoản l Điều 55 của LLS và được tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc, nhưng mức cao nhất cho 01 giờ làm việc của LS  không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định. Thời gian làm việc của LS do LS  và khách hàng thỏa thuận. Đồng thời, điều luật cũng khuyến khích văn phòng LS , công ty luật miễn, giảm thù lao LS  cho những người nghèo, đối tượng chính sách. Trong trường hợp dễ tính thù lao khi tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, LS  có thể trao đổi và thống nhất với khách hàng về khoản thù lao tư vấn tách bạch với khoản thù lao tham gia tổ tung và cách thức xác lập thời giờ làm việc của LS  dế thuận tiện cho việc thanh toán của khách hàng.

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực pháp …. được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Quy tắc cơ bản của luật sư trong quan hệ với khách hàng

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.91349 sec| 955.242 kb