Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên gia đình
1- Cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con
a) Cha, mẹ cấp dưỡng cho con
Một trong những quyền cơ bản của trẻ em là được sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách li cha mẹ, trừ trường họp vì lợi ích của trẻ em. Đồng thời, pháp luật hôn nhân và gia đình cũng quy định: Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc. Do đó, thông thường sau khi được sinh ra, con được sống chung với cha mẹ và được cha mẹ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, trong một số trường họp cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ không sống chung với con như: Cha mẹ li hôn mà một bên không trực tiếp nuôi con; cha, mẹ phải học tập, công tác xa; người được xác định là cha hoặc mẹ của con ngoài giá thú không trực tiếp nuôi con... Do không sống chung với con nên cha, mẹ không thể thực hiện được nghĩa vụ nuôi dưỡng con. Vì vậy, cha, mẹ phải cấp dưỡng cho con.
Cha, mẹ không chỉ phải cấp dưỡng cho con trong trường họp không sống chung với con mà còn có thể phải cấp dưỡng cho con ngay cả khi sống chung với con nhưng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con. Thực tế có trường hợp cha, mẹ sống chung với con nhưng không đóng góp tài sản theo khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu chung của gia đình, trong đó có việc đảm bảo nhu cầu thiết yếu của con. Để đảm bảo lợi ích của con thì người cha, người mẹ này phải cấp dưỡng cho con theo yêu cầu của con đã thành niên, người thân thích hoặc người giám hộ của con hoặc của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
b) Con cấp dưỡng cho cha, mẹ
Theo quy định của pháp luật, con có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau (như: Con đã kết hôn và được cha mẹ cho ở riêng, con đi làm ăn sinh sống xa cha mẹ...) mà con không thế nuôi dưỡng cha mẹ. Do vậy, con phải cấp dưỡng cho cha, mẹ.
Trong trường họp con sống chung với cha, mẹ nhưng đã bỏ mặc cha, mẹ, không chăm lo các nhu cầu thiết yếu của cha, mẹ thì coi là con trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng cha, mẹ. Do đó, con phải cấp dưỡng cho cha, mẹ khi có yêu cầu.
2- Cấp dưỡng giữa anh, chị, em với nhau
Theo Điều 112 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em với nhau phát sinh khi:
- Không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con.
- Anh, chị, có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc anh, chị, em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau khi có người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em với nhau được hiểu là đứng sau nghĩa vụ nuồi dưỡng hoặc nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con. Do vậy, khi không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng để nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho con thì anh, chị, em phải nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho nhau. Nếu một trong số các anh, chị, em trực tiếp nuôi dưỡng người thuộc đối tượng được nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng thì những người còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó thỏa thuận với nhau về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của anh, chị đối với em chưa thành niên có điểm khác với nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con chưa thành niên là người được cấp dưỡng phải là người không có tài sản. Nếu người chưa thành niên nhưng vẫn có tài sản để tự nuôi mình thì anh, chị cũng không có nghĩa vụ cấp dưỡng.
3- Cấp dưỡng giữa ông bà và cháu
a) Ông bà nội, ông bà ngoại cấp dưỡng cho cháu
Theo khoản 1 Điều 113 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì ông bà nội, ông bà ngoại cấp dưỡng cho cháu khi:
- Cháu chưa thành niên hoặc đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Cháu không còn cha mẹ, không có anh, chị, em hoặc tuy còn cha mẹ và có anh, chị, em nhưng những người này không có khả năng để nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho cháu.
Về nguyên tắc, ông bà nội và ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu như nhau. Do vậy, ông bà nội, ông bà ngoại thỏa thuận với nhau về mức cấp dưỡng và phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sao cho phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của ông bà và phù hợp với nhu cầu thiết yếu của cháu. Neu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
b) Cháu cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại
Theo khoản 2 Điều 113 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cháu cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại khi:
- Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Ông bà không còn con, không có anh, chị, em hoặc tuy còn con và có anh, chị, em nhưng những người này không có khả năng để nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho ông bà.
Cháu nội, cháu ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại như nhau. Do đó, khi ông bà nội, ông bà ngoại cần được cấp dưỡng thì các cháu nội, cháu ngoại thỏa thuận với nhau về mức cấp dưỡng và phưong thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sao cho phù họp với thu nhập, khả năng thực tế của mỗi người và phù họp với nhu cầu thiết yếu của ông bà nội, ông bà ngoại. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
4- Cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, bác, cậu ruột và cháu ruột
Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng.
Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng.
5- Cấp dưỡng giữa vợ và chồng
Theo pháp luật hiện hành, vợ chồng cấp dưỡng cho nhau trong các trường họp li hôn khi thỏa mãn hai điều kiện sau:
- Một bên khó khăn, túng thiếu, có yêu cầu được cấp dưỡng và có lí do chính đáng (do ốm đau, già yếu, mất sức lao động hoặc hạn chế khả năng lao động... dẫn đến không có hoặc không đủ tài sản đế sinh sống);
- Bên kia có khả năng để cấp dưỡng (có sức khỏe, có việc làm ổn định và có thu nhập để vừa bảo đảm cuộc sống, vừa thực hiện được nghĩa vụ cấp dưỡng).
Đây là hai điều kiện cần và đủ để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu thiếu một trong hai điều kiện trên thì nghĩa vụ cấp dưỡng không được đặt ra.
Trong thời kì hôn nhân, vợ chồng có nghĩa vụ chăm sóc nhau. Nhu cầu của vợ chồng được đảm bảo bằng tài sản chung của vợ chồng. Do vậy, thông thường nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng trong thời kì hôn nhân không đặt ra. Tuy nhiên, nếu một bên vợ hoặc chồng đau ốm, bệnh tật... không có khả năng lao động mà bên kia không đóng góp thu nhập để đáp ứng nhu cầu của gia đình, trong đó có việc đảm bảo cuộc sống của vợ hoặc chồng họ thì có thể bị buộc phải cấp dưỡng.
Nguồn: Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam - Đại học Luật Hà Nội, 2021
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm