Rải tiền thật trên đường đi đưa tang có vi phạm pháp luật không?
1- Rải tiền khi đưa tang có vi phạm pháp luật không?
Trước hết cần phải khẳng định rằng, hành động rải tiền; đang được phép lưu hành ra ngoài đường là một hành vi phản văn hóa và không văn minh; trong đời sống hiện đại. Và theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Luật Ngân hàng thì một trong những hành vi; bị nghiêm cấm là: Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào. Như vậy, hành vi rải tiền đang được phép lưu hành ra ngoài đường; là hành vi vi phạm pháp luật.
Vì đây là hành vi cố tình vứt bỏ đồng tiền đang được lưu hành. Theo đó, nếu những đồng tiền này không có người lượm hoặc bị hư hỏng do thời tiết; như mưa, nắng, gió hoặc bị các phương tiện giao thông cán qua làm rách; nát, biến dạng không thể lưu hành được.
2- Có được phép rải tiền thật trên đường đi đưa tang?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 2 Thông tư 30/2018/TT-BVHTTDL quy định tổ chức lễ tang như sau:
(I). Lễ tang được tổ chức tại nhà hoặc tại địa điểm công cộng phải thực hiện các quy định sau:
- Lễ tang phải được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, tiết kiệm, phù hợp với tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và hoàn cảnh gia đình người qua đời;
- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lễ tang chu đáo; vận động gia đình có người từ trần xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, các hành vi mê tín dị đoan trong lễ tang;
- Việc quàn ướp thi hài thực hiện theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.
- Việc mặc tang phục và treo cờ tang trong lễ tang thực hiện theo truyền thống của địa phương, dân tộc và tôn giáo; chỉ treo cờ tang tại địa điểm tổ chức lễ tang;
- Không cử nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện tại bản tiêu chuẩn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2351/1998/QĐ BKHCNMT ngày 5 tháng 12 năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ).
Trường hợp người qua đời theo một tôn giáo hoặc là đồng bào dân tộc thiểu số, trong lễ tang được sử dụng nhạc tang của tôn giáo hoặc của dân tộc thiểu số đó; không sử dụng các nhạc khúc không phù hợp trong lễ tang;
- Cấm rải tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang;
- Người qua đời phải được chôn cất trong nghĩa trang; trường hợp chưa xây dựng được nghĩa trang, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn nhân dân tổ chức chôn cất phù hợp với quy hoạch quỹ đất của địa phương;
- Việc tổ chức ăn uống trong lễ tang chỉ thực hiện trong nội bộ gia đình, dòng họ và phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm;(đã bị bãi bỏ)
- Nghiêm cấm lợi dụng việc tang để hành nghề mê tín dị đoan dưới mọi hình thức; nghiêm cấm lợi dụng việc tang để cản trở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân trước pháp luật.
(II). Lễ tang của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (quân đội nhân dân và công an nhân dân), khi tổ chức, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải thực hiện các quy định tại Nghị định số 62/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức tang lễ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần.
(III). Khuyến khích các hoạt động sau trong tổ chức việc tang:
- Các nghi thức cúng ba ngày, bảy ngày, bốn chín ngày, một trăm ngày, giỗ đầu, giỗ hết, cải táng chỉ thực hiện trong ngày và trong nội bộ gia đình, dòng họ;
- Thực hiện hình thức hoả táng, điện táng, hung táng một lần vào khu vực nghĩa trang đã được quy hoạch;
- Việc chôn cất người qua đời thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang;
- Xoá bỏ các hủ tục mê tín lạc hậu như yểm bùa, trừ tà, lăn đường, khóc mướn và những nghi thức rườm rà khác;
- Không rắc vàng mã trên đường đưa tang.
Như vậy, khi tổ chức tang lễ thì trên đường đưa tang, không được phép rải tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài. Việc rải tiền thật sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Việc rải tiền không chỉ đang vô tình gây lãng phí mà còn khiến người đi đường gặp nguy hiểm, gây mất mỹ quan đô thị vì những tờ tiền thật, tiền giả bị rải trên đường trông như rác được vứt ra. Từ chỗ rải tiền vàng mã đến rải luôn tiền thật trong các đám tang là hành động coi nhẹ đồng tiền được pháp luật bảo hộ. Không có quy định nào của pháp luật cho phép người dân rải tiền thật trong đám tang.
Xem thêm: Người dân có được đốt pháo trong dịp Tết 2023 ?
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
(I) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
(II) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời
điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
(III) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527,
E-mail: info@everest.org.vn...
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm