Sản phẩm
Tin tức

Pháp luật về cho vay của tổ chức tín dụng
Giao dịch cho vay giữa tổ chức tín dụng với khách hàng, chủ thể tham gia bao gồm bên cho vay (tổ chức tín dụng) và bên đi vay (tổ chức, cá nhân có đủ những điều kiện do luật định). Các chủ thể này khi tham gia giao dịch cho vay cần phải thỏa mãn những điều kiện nhất định theo sự dự liệu của pháp luật. Việc quy định các điều kiện chủ thể đối bên vay và bên cho vay không chỉ nhằm tạo cơ sở pháp lí cho sự đánh giá hiệu lực của hợp đồng tín dụng, mà còn góp phần nâng cao kỹ năng giao kết hợp đồng tín dụng cũng như củng cố kỷ luật hợp đồng đối với các chủ thể tham gia giao dịch cho vay.

Các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng
An toàn trong kinh doanh là yêu cầu bức thiết đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng. Để bảo đảm an toàn trong kinh doanh của tổ chức tín dụng pháp luật có những quy định có tính hạn chế quyền tự do kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Do tính rủi ro cao của các hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng nên mặc dù mức độ và phạm vi có sự khác nhau nhưng ở các nước pháp luật đều có các quy định hạn chế hoạt động của các tổ chức tín dụng nhằm bảo đảm an toàn ngân hàng.

Hoạt động của tổ chức tín dụng
Về phạm vi, loại hình, nội dung hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng do Ngân hàng nhà nước quy định cụ thể trong giấy phép cấp cho từng tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ghi trong giấy phép được Ngân hàng nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng. Các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng được tiến hành Luật các tổ chức tín dụng và theo hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước.

Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý tổ chức tín dụng
Theo quy định tại Điều 30 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: “Tùy theo loại hình hoạt động, sau khi được Ngân hàng nhà nước chấp thuận bằng văn bản, tổ chức tín dụng được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước, kể cả tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chỉnh; Chi nhánh, văn phòng đại diện và các hình thức hiện diện thương mại khác ở nước ngoài. Ngân hàng nhà nước quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ và thủ tục thành lập, chấm dứt, giải thể đơn vị này đối với từng loại hình tổ chức tín dụng".

Khái niệm và các loại tổ chức tín dụng
Khi nền sản xuất hàng hoá hình thành, phát triển thì tiền tệ xuất hiện và nghề kinh doanh tiền tệ cũng ra đời. Sự phát triển của nghề kinh doanh tiền tệ dẫn đến sự xuất hiện những tổ chức chuyên thực hiện các hoạt động thu nhận các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và sử dụng để cấp tín dụng, làm các dịch vụ tiền tệ khác, người ta gọi chúng là các tổ chức tín dụng. Ngày nay, các tổ chức tín dụng với nhiều loại hình, tên gọi khác nhau, nghiệp vụ kinh doanh ngày càng đa dạng.

Chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng với khách hàng
Tổ chức tín dụng thỏa thuận mua giấy tờ có giá của khách hàng trước hạn thanh toán trong trường hợp giấy tờ có giá đã chiết khấu một lần tại tổ chức tín dụng nhưng sau đó được tổ chức tín dụng này đem chiết khấu lại tại các tổ chức tín dụng khác hoặc tại ngân hàng trung ương thì nghiệp vụ này được gọi là tái chiết khấu.

Vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực Ngân hàng
Trong lĩnh vực Ngân hàng nhà nước có các vai trò chính sau: Nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm; Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm; Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ quản lý và duy trì trật tự cho các hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế; Nhà nước thành lập và sử dụng hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân; Nhà nước kích thích sự phát triển của hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Hoạt động ngân hàng và cấu trúc hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng
Xem xét cấu trúc hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng là xem xét các bộ phận bên trong hợp thành nó. Hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng ở mỗi quốc gia bao gồm nhiều bộ phận hợp thành. Mỗi bộ phận trong hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng có vị trí và vai trò khác nhau đối với đời sống kinh tế-xã hội ở mỗi nước. Ngày nay phổ biến ở các quốc gia, hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng gồm ngân hàng trung ương và các tổ chức tín dụng.