Thiết kế, tổ chức, phác thảo dàn ý bài viết pháp lý

26/06/2021
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Khi đã xác định được mục đích, chủ để viết cũng như chuẩn bị “chất liệu chính cho bài viết là các quy định pháp luật, các tài liệu tham khảo liên quan, người viết tiến hành xây dựng dàn ý bài viết. Người viết lập phác thảo dàn ý, liệt kê các tài liệu có thể dùng đến để phục vụ nội dung viết.

1- Thiết kế, tổ chức, phác thảo dàn ý bài viết pháp lý

Sau khi đã xác định được mục đích, chủ để viết cũng như chuẩn bị “chất liệu chính cho bài viết là các quy định pháp luật, các tài liệu tham khảo liên quan, người viết tiến hành xây dựng dàn ý bài viết. Người viết lập phác thảo dàn ý, liệt kê các tài liệu có thể dùng đến để phục vụ nội dung viết với những yêu cầu cơ bản sau:

- Lập danh sách các ý, từ quan trọng, đặc biệt là những từ, cụm từ là nền tảng giúp người viết phát triển các ý tưởng, nội dung viết. Nên giữ danh sách các cụm từ, ý, sự kiện để sau này có thể dùng tới. Lưu ý, tùy theo đối tượng độc giả, một số thuật ngữ có thể cần được định nghĩa trong bài viết. Thu thập thông tin và ghi chép những nội dung liên quan từ tài liệu tham khảo, bài phỏng vấn, bài đọc, thí nghiệm, thông số, trang web, sách giáo khoa, tài liệu nghiên cứu, các bản báo cáo thống kê

Xác định những người có thể giúp đỡ về nội dung viết, như: đồng nghiệp, những người tham gia công tác tư pháp và đảm nhiệm các chức danh tư pháp, thủ thư tìm tài liệu, chuyên gia hoặc người có nhiều kiến thức trong lĩnh vực đang viết. Sắp xếp dàn ý theo mạch dẫn của ý tưởng.

2- Xây dựng, viết, gọt giũa để phác thảo dàn ý văn bản

Khi viết, người viết cần kiểm soát và tuân thủ kỷ luật thời gian, cần đặt ra các mốc thời gian để hoàn thành bài viết, có tính đến cả công đoạn biên tập, chỉnh sửa và thời gian phát sinh khác.

Trước khi viết, cần cân nhắc lựa chọn cho bài viết một văn phong có hiệu quả nhất để tiếp cận độc giả và phù hợp nhất cho việc diễn đạt ý của bài viết đó. Khi bắt tay vào viết, nên dành một thời gian lấy cảm hứng viết, cảm hứng viết sẽ giúp người viết viết một cách hiệu quả và bài viết sẽ dễ đạt được chất lượng tốt hơn; không nên viết khi tinh thần không tập trung, tâm trạng không thoải mái. Tất nhiên, để đảm bảo thời hạn, yêu cầu của công việc, người viết không thể ngồi chờ cảm hứng để bắt đầu; bắt tay vào viết theo kế hoạch, sau khi đã có sự chuẩn bị chu đáo, là kỷ luật làm việc cần có của một người hành nghề chuyên nghiệp.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

3- Kiểm tra lại, biên tập, kiểm soát chất lượng văn bản

Sau khi viết nháp, người viết cần thực hiện công đoạn chỉnh sửa bài viết. Trước khi xem và chỉnh sửa, cần lưu thêm một bản và tiến hành các công việc cần thiết, như:

Dọc to bài viết, phát hiện nhanh những điểm gọn trong bài viết. Đọc kỹ lại những đoạn có điểm gợn và đánh dấu cụ thể những điểm đó, phác thảo ý dự kiến chỉnh sửa. Thực tế, chúng ta sẽ tìm thấy nhiều chỗ trong bài viết muốn thay đổi, nhưng chưa nên chỉnh sửa ngay, mà cần soát lại và ghi hết những nội dung dự kiến chỉnh sửa, sau đó đọc lại một lượt để đánh giá sự phù hợp rồi mới tiến hành chỉnh sửa.

Thực hiện việc chỉnh sửa một cách kỹ cảng, viết lại đoạn đó nếu cần thiết. Nên đối chiếu với bản đầu tiên để xem xét lại các chỉnh sửa vừa làm. Đối chiêu cụ thể những điều luật được dẫn chiều trong bài viết, đảm bảo sự chính xác về văn bản pháp luật, điều khoản và nội dung của điều luật; đồng thời kiểm tra sự phù hợp của nội dung viết dẫn chiếu, áp dụng luật. Sau khi chỉnh sửa, đọc lại và rà soát để hoàn thiện bài viết.

Ngoài việc chỉnh sửa về nội dung, người viết cần chú trọng đánh giá về văn phong của bài viết, phát hiện những điểm chưa phù hợp để điều chỉnh tạo nên sự hợp lý của bài viết từ nội dung đến cách viết. Phát hiện và chỉnh sửa các lỗi chính tả hoặc lỗi ngữ pháp. Chỉnh sửa về hình thức trình bày bài viết như căn chính lể, việc đánh số, ký hiệu đầu dòng, phông chữ, cỡ chữ, độ đậm nhạt, độ giãn cách, cách trình bày tài liệu tham khảo, viện dẫn, logo, bảng biểu, chữ ký, chức danh.

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Thiết kế, tổ chức, phác thảo dàn ý bài viết pháp lý được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Thiết kế, tổ chức, phác thảo dàn ý bài viết pháp lý có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024).66.527.527, E-mail: info@everest.org.vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Thiết kế, tổ chức, phác thảo dàn ý bài viết pháp lý

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.16774 sec| 953.719 kb