Thực hiện giải pháp trong quy trình giải quyết vấn đề
1- Thực hiện giải pháp trong quy trình giải quyết vấn đề
Giai đoạn thực hiện giải pháp là giai đoạn hiện thực hóa kết quả của 4 giai đoạn trong quy trình giải quyết vấn đề. Để có thể thực hiện được giai đoạn này, người hành nghề luật cần phải ý thức được những vấn đề phát sinh có thể ảnh hưởng đến quá trình thực hiện giải pháp. Để triển khai giải pháp được khoa học, hiệu quả và ứng biến linh hoạt, kịp thời với các tình huống có thể phát sinh, người hành nghề luật cần lập kế hoạch giải quyết vấn đề. Một kế hoạch trình bày từng bước một hoặc là trình bày các việc cần làm nhất một cách cụ thể để giải quyết vấn đề. Kế hoạch liệt kê khả năng, các nguồn lực có thể có cho việc triển khai giải pháp, thời hạn cụ thể để thực hiện từng công việc.
Một kế hoạch giải quyết vẫn để thường có những nội dung chính như sau: Xác định được mục tiêu rõ rằng của giải pháp: Mục tiêu chính là thước đo cho sự thành công của kế hoạch – đây cũng là kim chỉ nam cho toàn bộ quá trình thực hiện giải pháp để các cá nhân, tổ chức có liên quan có định hướng thực hiện giải pháp một cách nhất quản và hiệu quả. Xác định và phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu: Nguồn lực luôn luôn bị giới hạn. Không bao giờ chúng ta có đủ thời gian, tiền bạc và nhân lực cho mọi mục tiêu. Sử dụng nguồn lực hiệu quả vào những vấn để ưu tiên hợp lý sẽ mang lại kết quả cao. Khi phân bố nguồn lực, phải làm rõ những vấn đề sau:
(i) Có những nguồn lực nào cần có để thực hiện mục tiêu này;
(ii) Nguồn lực nào được dùng vào những công việc nào;
(iii) Nếu có vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến nguồn lực thì phương án xử lý sẽ ra sao.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
2- Lập chương trình hành động
Chương trình hành động sẽ gồm các thông tin như: Ai làm? Làm cái gì? Kết quả ra sao? Thời gian thực hiện và liên quan đến ai? Nguồn lực được dùng trong từng hoạt động? Nếu hoạt động này không như kỳ vọng thì có phương án bổ sung hoặc thay thế nào? Quá trình thực hiện giải pháp thường đạt ra nhiều thách thức với người hành nghề luật do những vấn đề cần phải giải quyết thường có tỉnh phức tạp cao và có nhiều yếu tố tác động có thể làm “chệch hướng” của kế hoạch hành động. Để có thể triển khai giải pháp một cách hiệu quả, người hành nghề luật cần sát sao, bám sát kế hoạch, quy trình để có thể kịp thời ứng biển với các tình huống phát sinh và đạt được kết quả như dự kiến.
Vì dụ: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng TTH (Công ty TTH) là doanh nghiệp được thành lập từ năm 2004 với các ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, xây dựng công trình công nghiệp, xây dựng công trình đường thủy, biển công, công trình trên xăng, căng du lịch của công, đáp và để kinh doanh bất động sản, phản phải vật liệu xây dựng. Ngày 155 2017, Công ty TTH ký Hợp đồng cho thuê địa điểm kinh doanh xổ 216/HD-TTH với Công ty Cổ phần Kỹ thuật KT - Công ty 100% vấn đầu tư của Nhật Bản chuyển san xuất, nhập khẩu và phản phải xe máy ở từ các loại (Hợp đồng 216). Hợp đồng 216 có một số nội dung chính như sau:
Tiền sửa chữa, nâng cấp diện tích thuê: 1.650.000.000 đồng (Có các hợp đồng và hóa đơn kèm theo). Tiền thiệt hại về việc hoạt động kinh doanh bị đình trệ: 5.000.000.000 đồng (Có bảng kê và các minh chứng kèm theo)”.
Tổng cộng: 6.650.000.000 đồng (Sáu tỷ sáu trăm năm mươi triệu đồng). Do Công ty TTH không hợp tác trong việc giải quyết vụ việc nên Công ty KT đề nghị Luật sư tư vấn giải quyết vụ việc. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ việc, Luật sư đã thực hiện các vấn đề của mình như sau: Trao đổi với Công ty KT để nắm rõ mong muốn của Công ty KT trong việc giải quyết vụ việc; Đề xuất được làm việc trực tiếp với Công ty TTH để tìm hiểu vụ việc và nắm rõ nguyên nhân dẫn đến các quyết định của Công ty TTH; Đề xuất giải pháp giải quyết vụ việc trên tinh thần thiện chí, hài hòa lợi ích của các bên. Qua quá trình trao đổi với đại diện Công ty TTH, Luật sư nhận thấy Công ty TTH hiện chưa nhất thiết phải thu hồi lại diện tích thuê vì còn đang trong giai đoạn tiến hành các thủ tục đăng ký đầu tư và các công việc khác để có thể triển khai Dự án. Mối lo ngại lớn nhất của Công ty TTH là Công ty KT sẽ không trả lại địa điểm thuê khi Công ty TTH cần nếu ký hợp đồng mới. Bên cạnh đó, lý do mà Công ty TTH từ chối ký mới còn là vì cách đặt vấn đề và trao đổi của đại diện Công ty KT quả căng thẳng và mang tỉnh dọa nạt kiện tụng nên Công ty TTH không mong muốn tiếp tục trao đổi. Từ việc xác định vấn đề, xác định nguyên nhân vấn đề, Luật sư đã lên kế hoạch chi tiết và đưa ra đề xuất cụ thể về nội dung của Hợp đồng trên cơ sở hài hòa lợi ích của các bên và giải tỏa được những quan ngại, bất bình của Công ty TTH. Kết quả là Công ty TTH đã đồng ý ký hợp đồng cho thuê địa điểm kinh doanh cho Công ty KT, trong đó ghi nhận cam kết của Công ty KT sẽ trả lại toàn bộ diện tích thuê trong vòng 01 tháng kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của Công ty TTH.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Thực hiện giải pháp trong quy trình giải quyết vấn đề được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Thực hiện giải pháp trong quy trình giải quyết vấn đề có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm